Lớp phó đời sống ở Đại học la gì

Viết bởi Trường Phổ thông dan tộc bán trú - trung học cơ sở mường mùn   
Thứ năm, 01 Tháng 5 2014 01:00

NHIỆM VỤ CỦA BAN CÁN SỰ LỚP

1. Lớp trưởng.- Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp.- Theo dõi sĩ số các buổi học, chấm công cho các thành viên trong lớp [vào Sổ điểm], tổng hợp số ngày nghỉ của các thành viên vào cuối mỗi tháng.- Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần.- Viết biên bản sinh hoạt lớp và nộp cho Lớp Trực tuần [Lưu lại một bản].

2. Lớp phó Học tập.

- Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm:+ Theo dõi việc thực hiện các giờ Tự học [Buổi chiều và Buổi tối].+ Theo dõi những trường hợp đi học muộn.+ Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép.+ Theo dõi những trường hợp bỏ tiết.+ Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập.- Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.

3. Lớp phó Văn - Thể.

- Làm công tác về Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao.- Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục [Buổi sáng và Giữa giờ].- Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho những giờ Truy bài, các buổi Sinh hoạt đầu tuần [khi lớp trực tuần], các đợt Thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết.

- Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần.
4. Lớp phó Lao động.

- Theo dõi việc thực hiện các buổi Vệ sinh khu vực [được phân công] vào các buổi sáng.- Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng bàn, báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm những bàn bàn quét lớp không sạch.- Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp.- Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần.

5. Lớp phó Đời sống.

- Theo dõi và kịp thời báo cáo cho Giáo viên Chủ nhiệm những bạn ốm đau.- Hằng ngày theo dõi và báo cáo với Tổ Hành chính [..] cắt cơm đối với những bạn ốm đau không ăn được, những bạn xin nghỉ về nhà hoặc những bạn không ăn.

6. Các Tổ trưởng.

- Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong tổ.- Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.

7. Đội Cờ đỏ.

- Theo dõi những trường hợp đánh nhau, nói tục, chửi bậy và báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội.- Theo dõi việc thực hiện Điều lệ Đội TNTP của các thành viên trong lớp.- Theo dõi việc đeo khăn quàng đỏ của các thành viên trong lớp.

- Tổng hợp kết quả theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần


 

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:11/01/2017

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Lam, địa chỉ mail ngoc_lam****@gmail.com thắc mắc: Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy được quy định như thế nào? Tôi hiện đang làm việc tại một trường đại học công lập, công tác của tôi liên quan chủ yếu tới việc tiếp xúc, giúp đỡ sinh viên nên tôi rất quan tâm tới nội dung này. Mong các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Cho tôi hỏi văn bản nào hướng dẫn nội dung này? Tôi rất cảm ơn, chúc Ban biên tập Thư Ký Luật ngày càng phát triển.

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 20 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT.

    Theo đó, Ban cán sự lớp sinh viên gồm:

    a] Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể sinh viên trong lớp bầu, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học [hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên theo phân cấp của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học] công nhận. Nhiệm kỳ ban cán sự Lớp sinh viên theo năm học.

    b] Nhiệm vụ của ban cán sự lớp sinh viên:

    - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phòng, ban;

    - Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nền nếp tự quản trong lớp;

    - Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với chủ nhiệm lớp và các giảng viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong lớp;

    - Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;

    - Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

    c] Quyền lợi của ban cán sự lớp sinh viên:

    Được ưu tiên cộng Điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của trường.

    Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy, được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

    Trân trọng!


Tác giảThông điệp
 
 
Admin

Administrator



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 30/10/2009
Age : 37


Tiêu đề: Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp   
7/9/2010, 19:49

Theo hướng dẫn của BCH Đoàn trường, BCH Hội sinh viên trường, cơ cấu Ban cán sự các Chi đoàn gồm có:1. Lớp trưởng [kiêm Phó bí thư và Chi hội trưởng]2. Lớp phó học tập3. Lớp phó đời sống4. Bí thư Chi đoàn5. UV Chi đoàn6. Chi hội phó 17. Chi hội phó 2Trên cơ sở đó, nhiệm vụ cụ thể của các chức danh trên là:

1. Lớp trưởng

Phụ trách quản lý chung lớp, là người chịu trách nhiệm trước GVCN và Khoa về tinh hình lớp.Công việc chủ yếu: liên quan đến việc "ngoại giao" như: Liên hệ khoa để nắm các thông báo, liên hệ giáo viên giảng dạy để sắp xếp lịch học, một số công việc liên quan đến mối quan hệ giữa lớp và các phòng ban của trường.Tiêu chuẩn: Là người nhanh nhạy, có trách nhiệm với công việc, có thể thu xếp được thời gian.

2. Lớp phó học tập [LPHT]

Phụ trách việc học tập của lớpĐây là một chức vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của lớp và sự đoàn kết của tập thể.Công việc chủ yếu: Theo dõi và đôn đốc việc học nhóm, tự học của các thành viên trong lớp, nhắc nhở và giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.Vì đây là chức vụ xử lý nội bộ, nên biểu hiện và các làm của LPHT sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của lớp, từ đó ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong lớp [Nếu LPHT chỉ chơi với 1 nhóm, nhóm đó học tốt hơn các nhóm khác sẽ dần làm cho lớp bị chia rẽ].Tiêu chuẩn: Là người có lực học tốt, có uy tín với lớp và hòa đồng. Đây là chức vụ quan trọng nên không được chỉ chọn 1 người chỉ biết học cho mình mà không biết giúp bạn khác. LPHT có thể chọn 1 nhóm các bạn học khá để hình thành cán sự môn học, giúp các bạn khác học tập.

3. Lớp phó đời sống [LPĐS]

Phụ trách các khoản kinh phí của lớpĐây là chức vụ quan trọng, bên cạnh LPHT, có ảnh hưởng lớn đến sự đoàn kết của tập thể.Công việc chủ yếu: Phụ trách thu, chi các khoản phí, đóng góp và quản lý tiền quỹ [nên còn được gọi là Thủ quỹ].Việc minh bạch trong thu - chi và quản lý các khoản quỹ sẽ làm cho tập thể an tâm hơn trong các hoạt động, làm cho lớp đoàn kết hơn. Nếu thu - chi không minh bạch, không công bố đầy đủ cho tập thể biết, quản lý quỹ không an toàn, cẩn thận sẽ dễ làm nảy sinh các nghi vấn về tiền bạc. Đây là một điều rất khó xử lý vì nó còn liên quan đến gia đình, đến công việc, và cả việc sinh sống xa nhà của các thành viên, nên sẽ rất dễ làm mất đoàn kết trong lớp. Nếu LPĐS chơi với 1 nhóm nào đó và không minh bạch thu chi, các thành viên khác sẽ rất dễ nghi ngờ số tiền đóng góp của mình được dùng để chi cho người khác. Điều này rất nguy hiểm trong tập thể.Tiêu chuẩn: Là người cẩn thận, kỹ lưỡng, có uy tín trong tập thể, hòa đồng với mọi thành viên trong tập thể.

4. Bí thư

Đây là chức vụ có thể gọi là cao nhất trong tập thể, vừa làm công tác ngoại giao, vừa làm công tác tư tưởng. Là người chịu trách nhiệm trước Đoàn cấp trên về các hoạt động của Chi đoàn.Công việc cụ thể: Quản lý các mặt của Chi đoàn từ tổ chức đến từng thành viên trong Chi đoàn, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các thanh viên. Nắm các thông báo của Đoàn trường, đoàn cấp trên, hiểu và triển khai một cách có hiệu quả tại Chi đoàn. Làm công tác tư tưởng để vận động Đoàn viên thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, hoạt động, phong trào của Đoàn trường và Đoàn cấp trên một cách nhiệt tình, tự giác trên tinh thần tình nguyện.Tiêu chuẩn: Là người có lập trường vững vàng, quyết đoán trong công việc, có uy tín với tập thể, là người có khả năng thuyết phục và vận động [bằng lời nói và bằng hành động], nên phải là người công - tư phân minh. Tiêu chuẩn của 1 Bí thư là rất cao vì nó có thể tác động lâu dài đến 1 thành viên trong Chi đoàn, không chỉ trong thời gian học mà cả sau khi ra trường, nên khi lựa chọn phải thật kỹ lưỡng. Người ứng cử phải có nhiều các tiêu chí trên.

5. Ủy viên Chi đoàn

Là người giúp cho Bí thư quản lý các hoạt động, phong trào của Chi đoànCông việc cụ thể: Cùng với Chi hội phó 2 quản lý các phong trào. Có thể quản lý mảng Thể thao hoặc Văn nghệ. Thông qua Bí thư, liên hệ với các Chi đoàn khác để tổ chức các phong trào cho lớp.Tiêu chuẩn: Là người có năng khiếu về mặt thể thao hoặc văn nghệ, biết cách tổ chức cho tập thể các hoạt động đó.

6. Chi hội phó 1

Làm công tác tổ chức, quản lý của Chi hộiCông việc cụ thể: Quản lý sinh viên trong các hoạt động sinh viên như tham gia các buổi huy động, các buổi học tập chính trị [làm việc điểm danh].Tiêu chuẩn: Là người có uy tín với tập thể, kỹ lưỡng.

7. Chi hội phó 2

Cùng với UV Chi đoàn, quản lý các phong trào, hoạt động của tập thể.Công việc cụ thể: Cùng với UV Chi đoàn, chia ra quản lý các phong trào, hoạt động.Tiêu chuẩn: Là người có năng khiếu về mặt thể thao hoặc văn nghệ, biết cách tổ chức cho tập thể các hoạt động đó.Do UV Chi đoàn và Chi hội phó 2 đều chung một công việc nên cố gắng chia ra để quản lý, do vậy, khi chọn người ứng cử cũng nên phân chia trước để tránh chồng chéo và để chia ra các ban để ứng cử.Việc phân chia công việc cho các chức danh là để công việc được trôi chảy hơn, tránh việc chồng chéo nhiệm vụ hay không làm nhiệm vụ. Cũng là để có người chịu trách nhiệm trước tập thể về một hoạt động, công việc nào đó.

Ngoài ra, nên lưu ý một điều: Lớp - Chi đoàn - Chi hội thực chất cũng chỉ là 1 tập thể sinh viên, việc tham gia BCS và chia các công việc cụ thể là để giúp cho lớp tiến bộ hơn chứ không vì một lợi ích cá nhân nào. Một người cũng như 1 nhóm người không thể làm hết công việc cho cả một tập thể, nên tất cả thành viên trong Lớp - Chi đoàn - Chi hội cùng đoàn kết, giúp BCS làm tốt nhiệm vụ của mình cũng là giúp cho tập thể mình học tốt hơn, tiến bộ hơn. Nên gạt bỏ các thành kiến để đoàn kết với nhau trong học tập và phong trào vì một tương lai chung.

 
 

Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp

 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề