Quy chế Hội đồng trường tiểu học

Ngày hỏi:22/04/2017

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về Điều lệ trong trường tiểu học, nhưng có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thùy Linh [linh***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập được quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 23 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:

a] Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học;

b] Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c] Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d] Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

...

6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đối với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT.

Trân trọng!

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Hội đồng trường tiểu học của trường công lập được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Thành phần của hội đồng trường công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.

Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường công lập: Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

- Hoạt động của hội đồng trường tiểu học công lập

Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.

Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên [trong đó có chủ tịch hội đồng]. Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của hội đồng trường được công bố công khai.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

- Thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập

Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Hội đồng trường tiểu học của trường tư thục được quy định ra sao?

Hội đồng trường tiểu học của trường tư thục được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.

- Thành phần của hội đồng trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

- Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường của trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

Trân trọng.

QUY CHẾ HỘI ĐỒNG TRƯỜNG:

08-Quy chế Hội đồng trường 2021.docx

TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

   HỘI ĐỒNG TRƯỜNG                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     Số:     /QyC-HĐTTHCSTC                   Tân Châu, ngày 15 tháng 10 năm 2021

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

          Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD - ĐT  về việc ban hành Điều lệ trường THCS , trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

         Căn cứ Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Chủ tịch UBND huyện Di Linh về việc công nhận Hội đồng trường THCS Tân Châu.

         Căn cứ vào nội dung cuộc họp ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng trường THCS Tân Châu.

        Hội đồng trường THCS Tân Châu xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng trường như sau:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nguyên tắc làm việc của Hội đồng trư­ờng.

      Hội đồng tr­ường làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, thiếu số phục tùng đa số.

      Nghị quyết Hội đồng trường thông qua có hiệu lực khi đ­ược hai phần ba số thành viên dự họp nhất trí.

        Hiệu trư­ởng nhà trư­ờng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng tr­ường. Khi Hiệu trư­ởng không nhất trí với Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường, phải báo cáo kịp thời xin ý kiến của Phòng GD - ĐT. Trong khi chờ ý kiến của cấp trên vẫn phải thực hiện theo Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng tr­ường.

     Các thành viên Hội đồng trư­ờng đ­ược quyền bàn bạc, thảo luận biểu quyết, chất vấn các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của hội đồng trường.

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường.

            Hội đồng trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1. Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học;

    2. Quyết định về Quy chế hoặc các sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

     3. Quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

     4. Phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường;

      5. Giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục nhà trường;

      6. Giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;

      7. Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Cơ cấu của Hội đồng trường.

      1. Hội đồng trường gồm có Chủ tịch và các thành viên Hội đồng do Chủ tịch UBND Huyện Di Linh ra quyết định công nhận trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường THCS Tân Châu và Phòng GD-ĐT Di Linh.  

      2. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng trường bầu .

        Chủ tịch Hội đồng trường có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, chủ trì, lãnh đạo việc thảo luận và thông qua quyết nghị các phiên họp của Hội đồng trường.

       3. Thư ký Hội đồng trường do chủ tịch Hội đồng trường chỉ định.

        Thư ký Hội đồng trường có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng trường trong các lĩnh vực: tổng hợp tình hình hoạt động của Nhà trường và của Hội đồng trường; chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các phiên họp của Hội đồng trường; tiếp nhận và xử lý văn bản đi, đến của Hội đồng trường theo quy định của Nhà nước; đảm bảo các hoạt động của Hội đồng trường.

      4. Các thành viên khác của Hội đồng trường.

       Các thành viên có nhiệm vụ đóng góp vào các quyết nghị của Hội đồng trường trong các phiên họp của Hội đồng trường. Trong thời gian giữa hai phiên họp, mỗi thành viên đều có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trường và có thể đề xuất những ý kiến về hoạt động của nhà trường.  

Điều 4: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng.

1. Nguyễn Thị Thành  - Hiệu trưởng, bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội đồng trư­ờng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch hoạt động Hội đồng trư­ờng, chủ trì các hội nghị của Hội đồng trư­ờng, đại diện cho Hội đồng trư­ờng thảo luận với các tổ chức, đoàn thể  những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trư­ờng.

2. Bà Đặng Thị Hiền - TT tổ Văn phòng - Th­ư ký Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm ghi chép diễn biến các kỳ họp, dự thảo Nghị quyết trình Hội đồng trường phê duyệt. Chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường về những vấn đề liên quan dến hoạt động của tổ Văn phòng và những vấn đề liên quan khác.

3. Ông Trần Đình Đức - PCT UBND xã Tân Châu, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng trường trong công tác phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thực hiện kế hoạch giáo dục.

4. Ông Phạm Phú Bổn - Giáo viên, CT công đoàn, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm động viên CB-GV-NV thực hiện, tham mư­u cho Hội đồng trường những vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công đoàn và hoạt động phong trào.

5. Bà Nguyễn Thị Loan Giáo viên, Tổ trưởng tổ Sử - Địa – Công dân. Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn Sử - Địa – Công dân và những vấn đề liên quan khác.

6. Bà Hoàng Thị Thu Hương - Giáo viên, Tổ trưởng tổ Toán - Tin, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn Toán - Tin và những vấn đề liên quan khác.

7. Bà Phan Thị Kim Huê - Giáo viên, Tổ trưởng tổ TD - Nhạc – Họa, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn TD-Nhạc- Họa và hoạt động TDTT trong nhà trường.

8. Ông Đỗ Đình Quốc Bảo - Giáo viên, Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn Khoa học tự nhiên, Hóa, Sinh, Lý, CN và những vấn đề liên quan khác.

9. Bà Huỳnh Lê Tuyết Thanh - Giáo viên, Tổ trưởng tổ Anh văn, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn Anh văn và những vấn đề liên quan khác.

10. Bà Nguyễn Trương Ngọc Huyền - Giáo viên, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến thực hiện KHGD, chất lượng GD bộ môn Ngữ văn và những vấn đề liên quan khác

11. Bà Văn Hồng Thịnh - Giáo viên, Bí thư chi đoàn, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường về công tác Đoàn- Đội và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

12. Ông Phạm Thanh Sơn - Trưởng Ban đại diện CMHS, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng trường trong công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để thực hiện kế hoạch giáo dục.

13. Em Bùi Ngọc Bảo Trân – Học sinh, Thành viên Hội đồng trường: Chịu trách nhiệm tham mư­u cho Hội đồng trường những vấn đề liên quan đến Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường.

CHƯƠNG II

 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

Điều 5: Chế độ hội họp.

            Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất 3 lần /năm . Khi cần thiết, theo đề nghị của Hiệu trưởng, hoặc khi có ít nhất 1/3  tổng số thành viên Hội đồng trường đề nghị, chủ tịch Hội đồng trường có thể triệu tập cuộc họp Hội đồng trường bất thường.

            Các cuộc họp của Hội đồng trường phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự [trong đó có chủ tịch] mới hợp lệ.

            Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời thêm đại diện của các cơ quan, đơn vị liên quan dự họp. Các đại diện này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.

Điều 6: Quyết nghị của Hội đồng.

            Mỗi kỳ họp của Hội đồng trường đều phải thông qua Quyết nghị về những vấn đề mà Hội đồng trường đã thảo luận. Quyết nghị của Hội đồng trường chỉ có giá trị thực hiện khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng trường có mặt nhất trí thông qua.

           Việc thông qua Quyết nghị của Hội đồng trường được thực hiện bằng biểu quyết.

            Các thành viên của Hội đồng trường nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thảo luận và thông qua các quyết nghị của Hội đồng trường. Những thành viên có ý kiến khác với quyết nghị của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến nhưng không được làm trái với những quyết nghị của Hội đồng trường đã thông qua.

            Quyết nghị của Hội đồng trường sau khi được thông qua được thông tin đến các đơn vị và tổ chức đoàn thể, bộ phận, cá nhân liên quan trong trường.

Điều 7: Chế độ giải quyết công văn giấy tờ.

            Công văn giấy tờ do cơ quan ngoài gửi đến cho Hội đồng trường được Thư ký tập hợp, đề xuất và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng trường cho ý kiến giải quyết.

            Công văn, giấy tờ của Hội đồng trường gửi đến các cơ quan bên ngoài do Thư ký dự thảo; quyết nghị, kết luận của Hội đồng trường hoặc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng trường, trình Chủ tịch Hội đồng ký thay mặt Hội đồng trường.

Điều 8: Chế độ thông tin, báo cáo.

            Các thành viên của Hội đồng trường được các bộ phận chức năng của trường thông báo tình hình hoạt động của nhà trường và các thông tin cần thiết. Nếu trong các phiên họp cần thảo luận những vấn đề quan trọng, thành viên Hội đồng trường có thể nhận được tài liệu, thông tin trước khi họp ít nhất 05 ngày để có thời gian nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

            Các bộ phận chức năng của trường có trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Hội đồng trường để các thành viên Hội đồng trường có căn cứ thảo luận, quyết nghị.

Điều 9: Kinh phí hoạt động.

           Kinh phí hoạt động của Hội đồng trường thuộc kinh phí hoạt động của trường THCS Tân Châu.

CHƯƠNG III

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 10: Quan hệ giữa Hội đồng trường  với địa phương và Chi bộ trường.

          Chính quyền địa phương các cấp và Chi bộ trường THCS Tân Châu lãnh đạo Hội đồng trường thông qua các chủ trương, nghị quyết.

Điều 11: Quan hệ giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng.

            Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường trong phạm vi nhiệm vụ của Hội đồng trường. Nếu không nhất trí với quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT. Trong thời gian chờ ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng trường.

            Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trường thực hiện nhiệm vụ của mình, báo cáo tình hình và kế hoạch hoạt động của nhà trường tại các phiên họp của Hội đồng trường; chỉ đạo các bộ phận chức năng cung cấp thông tin đầy đủ khi có yêu cầu; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí và bộ máy để Hội đồng trường hoạt động bình thường.

            Quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng là quan hệ phối hợp công tác, thực hiện theo các quy định của pháp luật và Điều lệ trường phổ thông.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Điều khoản thi hành.

          Quy chế này được Hội đồng trường THCS Tân Châu nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 10 năm 2021. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc sẽ được sửa đổi, bổ sung và trình Hội đồng trường xem xét, quyết định ở kỳ họp gần nhất.

Điều 13: Hiệu lực thi hành

        Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Nơi nhận:                                                        TM. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

     -  Chi bộ trường [b/c]                                                            CHỦ TỊCH

      - Các tổ chức, đoàn thể[t/h]                                                HIỆU TRƯỞNG

- Các tổ CM,tổ VP[t/h]

- Các thành viên HĐT[t/h]

- Lưu VT.

                                                                                Nguyễn Thị Thành

Video liên quan

Chủ Đề