Luật bảo hiểm y tế mới nhất 2023

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo phương thức quản lý của nhà nước, có 2 loại hình Bảo hiểm y tế là Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.

Khoản 1 Điều 16 của Luật này cũng đề cập:

Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

Như vậy có thể hiểu Thẻ bảo hiểm y tế là giấy tờ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp để chứng minh một người tham gia bảo hiểm y tế và là phương tiện để người này được hưởng các lợi ích đáng có của mình.

2. Trường hợp nào được đổi thẻ BHYT?

Để được cấp đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thẻ Bảo hiểm y tế bị rách, nát hoặc hỏng;

– Cần thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

– Thông tin ghi trong thẻ BHYT không đúng.

3. Hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm những gì?

Để được đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

– Thẻ bảo hiểm y tế cũ.

4. Thời gian đổi thẻ BHYT bao lâu?

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

5. Đổi thẻ BHYT ở đâu?

Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để nộp hồ sơ xin được đổi thẻ BHYT.

Mức lương cơ sở năm 2023 đã được điều chỉnh tăng. Điều này ảnh hưởng đến mức đóng BHYT hộ gia đình trong năm 2023 như thế nào?

Mục lục bài viết

  • 1. Ai được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?
  • 2. Mức đóng BHYT hộ gia đình 2023 là bao nhiêu?
  • 3. Quyền lợi khi tham gia BHYT hộ gia đình năm 2023
  • 4. Được tham gia BHYT hộ gia đình nếu cùng nơi tạm trú
  • 5. Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo phương thức nào?

1. Ai được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Câu hỏi: Tôi muốn biết theo quy định hiện nay, những ai được và không được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Chào bạn, tại Điều 5, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình bao gồm:

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế

Ngoài ra, các đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình còn bao gồm:

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trừ đối tượng quy định.

Các đối tượng loại trừ khi tham gia BHYT hộ gia đình [theo Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 6 Nghị định 146/2018]

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

-  Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng


Tham gia BHYT góp phần chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình. Ảnh minh họa
 

2. Mức đóng BHYT hộ gia đình 2023 là bao nhiêu?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, lương cơ sở năm 2022 không tăng thì mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình hằng tháng được tính như thế nào?

Thông tin đến bạn như sau:

Căn cứ điểm e khoản 1 điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình hằng tháng như sau:

“Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Năm 2023, áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng [từ 01/01/2023 - 30/6/2023] và từ 01/7/2023 - 31/12/2023 sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
                 

Thứ tự người đóng trong hộ gia đình

Mức đóng hàng tháng
trước 01/7/2023

Mức đóng hàng tháng
sau 01/7/2023

Người thứ nhất

67.050 đồng

81.000 đồng

Người thứ hai

46.935 đồng

56.700 đồng

Người thứ ba

40.230 đồng

48.600 đồng

Người thứ tư

33.525 đồng

40.500 đồng

Người thứ 5 trở đi

26.820 đồng

32.400 đồng

3. Quyền lợi khi tham gia BHYT hộ gia đình năm 2023

Câu hỏi: Tôi muôn biết, có phải quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình giống tham gia bảo hiểm y tế tại công ty đúng không?

Chào bạn, việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được Nhà nước thực hiện chính sách giảm trừ khi nhiều người tham gia, có nghĩa số tiền đóng thấp hơn, tuy nhiên quyền lợi về bảo hiểm y tế vẫn như người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại công ty.

Về mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, cụ thể như sau:

- Được hưởng 100% chi phí khi khám, chữa bệnh tại tuyến xã

- Được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở [tương đương 223.500 đồng/lần]

- Được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở [tương đương 8,94 triệu đồng]

- Được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh trong các trường hợp còn lại.

Trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến được thanh toán theo tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước [hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT].

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.


Quyền lợi khi tham gia BHYT gia đình và tham gia BHYT tại công ty là như nhau. Ảnh minh họa.

4. Được tham gia BHYT hộ gia đình nếu cùng nơi tạm trú

Câu hỏi: Nếu tôi và một số người khác cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở thì được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?

Thông tin đến bạn: Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người có tên trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú hoặc cùng đăng ký thường trú/tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật thì được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Trừ trường hợp thuộc một trong các nhóm: do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; do người sử dụng lao động đóng.

5. Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo phương thức nào?

Câu hỏi: Tôi có thể đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình ở đâu, phương thức đóng thế nào?

Căn cứ khoản 7 điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, với người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.

Hiện nay, người dân đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, tỉnh; đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như UBND cấp xã, Bưu điện…

Chủ Đề