Luật đi xe máy chính chủ

- Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6, Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có quy định như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.

2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.

Theo đó, có nghĩa là khi bạn có mua bán xe với cá nhân, tổ chức khác thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, bạn phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên. Sau thời gian 30 ngày bạn không làm thủ tục đăng ký sang tên, bạn sẽ bị xử lý vi phạm về việc đi xe không chính chủ.

- Thứ hai là đối với hành vi này của bạn thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 Nghị định số:100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b] Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c] Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe [đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo].

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

b] Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;

c] Không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5 Điều này.

15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;

h] Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; điểm e, điểm g khoản 5; điểm c, điểm d, điểm l, điểm m khoản 7 Điều này buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định [trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện].

Như vậy: Khi bạn không làm thủ tục sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, thì bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Cho đến hiện tại, không có quy định về việc giữ xe khi chưa làm thủ tục sang tên trừ trường hợp bạn không chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe. Vì vậy, để chứng minh quyền sở hữu của chiếc xe, bạn cần xuất trình các giấy tờ sau:

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu chiếc xe [hợp đồng mua bán]

– Đăng ký xe

– Các giấy tờ khác có liên quan

Nếu trường hợp bạn không xuất trình được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, xe của bạn sẽ bị tạm giữ để điều tra đối với các trường hợp có dấu hiệu của hành vi phạm tội.

 

2. Mức xử phạt khi không tiến hành làm thủ tục sang tên xe

Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA, tại Khoản 3 Điều 6 quy định:

"Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".

Theo Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định về việc xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi không sang tên, đổi chủ xe ô tô như sau:

"Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô."

Như vậy theo quy định này, nếu sau 30 ngày mà bạn vẫn chưa tiến hành đi làm thủ tục sang tên đăng ký xe thì bạn sẽ bị phạt mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng,

Lưu ý rằng, theo quy định pháp luật, cán bộ, chiến sĩ công an trong việc tuần tra, kiểm soát không được thực hiện việc dừng xe để kiểm tra lỗi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe vi phạm lỗi khác, khi kiểm tra có thể sẽ bị xem xét, xử lý thêm lỗi không sang tên xe của chủ xe - người điều khiển xe sẽ nộp phạt thay.

* Thủ tục mua bán xe giữa bạn và bạn của bạn [đang sống và làm việc tại Hà Nội] thuộc vào trường hợp mua bán xe thuộc trong cùng tỉnh được quy định tại Điều 11- Thông tư 14/2014/TT-BCA như sau:

"Điều 11. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

a] Giấy khai đăng ký xe [mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này].

b] Giấy chứng nhận đăng ký xe.

c] Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

d] Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

2. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ [trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định] và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới."

Các trình tự thủ tục tiếp theo được thực hiện tương tự với trường hợp mua bán xe khác tỉnh được nêu ở trên.

* Thủ tục mua bán xe giữa bạn của bạn và chị gái của bạn ấy [sau đây gọi là người bán và người mua] thuộc vào trường hợp mua bán xe khác tỉnh được quy định tại Điều 12, Thông tư 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe như sau:

"Điều 12. Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

a] Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe [mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này].

b] Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

c] Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là tỉnh] khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe."

Trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày mua bán, người bán và người mua nên đi làm thủ tục đăng kí sang tên xe môtô 2 bánh theo quy định tại khoản 3 điều 6 thông tư số 15/2014/TT-BCA:

"3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".

Sau khi có quyết định bán xe thì người bán và người mua xe phải có thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng kí xe theo quy định tại khoản 2, điều 6 thông tư số 15/2014/TT-BCA về trách nhiệm của chủ sở hữu xe:

"2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".

Vì vậy, việc thông báo sau khi tiến hành thủ tục sang tên xe là cần thiết. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì quyền sở hữu của người bán sẽ được chuyển giao cho người mua xe và trách nhiệm của người bán đối với chiếc xe sẽ chấm dứt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Chủ Đề