Luộc bình sữa bao lâu

Khử trùng bình sữa là việc cần phải làm thường xuyên khi mẹ nuôi con bằng sữa công thức. Mẹ nên tiệt trùng bình sữa bao nhiêu lần? Cách tiệt trùng bình sữa đơn giản, hiệu quả là gì? Mẹ có thể khử trùng bình sữa bằng máy khử trùng, lò vi sóng thậm chí là nước đun sôi không? Mời mẹ cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin về khử trùng bình sữa để có câu trả lời!

Tại sao mẹ cần phải khử trùng bình sữa của bé?

Từ 0-1 tuổi, bé rất dễ bị mắc bệnh. Nếu bình sữa không được tiệt trùng, vi-rút, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể kết hợp lại với nhau gây ra bệnh cho bé và khiến bé mắc bệnh. Em bé có thể bị bất cứ loại bệnh nào, từ bệnh tưa miệng nhẹ đến nôn và tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Thực tế là không thể tạo ra một môi trường hoàn toàn không có mầm bệnh cho bé. Nhưng bằng cách khử trùng thiết bị cho ăn của bé, mẹ có thể giúp bé khỏe mạnh hơn.

Mẹ cần làm gì trước khi khử trùng bình sữa?

Trước khi khử trùng, mẹ cần phải làm sạch các bình đã sử dụng một cách kỹ lưỡng. Rửa chai, nắp của bình và muỗng của nhà sản xuất đi kèm với hộp sữa công thức bằng nước xà phòng sạch cùng với nước ấm. Bằng cách này, các vết sữa thừa sẽ được loại bỏ.

Dùng nước xà phòng ấm rửa sạch trước khi khử trùng bình sữa

Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết về sữa công thức cho trẻ:

Tốt nhất là hãy vệ sinh các dụng cụ càng sớm càng tốt ngay sau khi cho bé ăn, trước khi sữa bị khô lại. Sử dụng nước sạch, nóng, xà phòng và bàn chải bình sạch.

Hãy cẩn thận hơn khi rửa bình để đảm bảo các vết sữa bám vào bình đều bị bong ra vì những vết như thế có thể không được làm sạch hoàn toàn trong quá trình khử trùng.

Để làm sạch hoàn toàn đầu núm, hãy rửa bên trong núm vú bằng cách xoay từ trong ra ngoài. Khi mẹ rửa sạch mọi thứ, cũng nên cẩn thận rửa sạch bình đựng tất cả các chất tẩy rửa.

Mẹ cũng có thể sử dụng máy rửa chén để rửa bình sữa của bé, miễn là bình an toàn khi sử dụng máy rửa chén. Tuy nhiên, mẹ nên rửa riêng các đầu núm vú để đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ.

Kiểm tra đầu núm và bình sữa cẩn thận, vứt bỏ ngay nếu thấy các vết trầy xước, vỡ hoặc nứt. Vi khuẩn có thể ở trong các bề mặt các vết nứt đó, tồn tại trong quá trình làm sạch và khử trùng và tiếp xúc với bé trong những bữa ăn sau.

Cách khử trùng các dụng cụ cho bé ăn

Có một số cách để khử trùng dụng cụ cho bé ăn. Khử trùng bằng máy hơi nước điện và khử trùng lò vi sóng là phổ biến nhất.

Tuy nhiên, đối với những lần mất điện, mẹ hãy sử dụng các phương pháp truyền thống, như đun sôi và khử trùng bằng nước lạnh.

Khử trùng bằng máy hơi nước chạy bằng điện

Tiệt trùng bằng máy tiệt trùng hơi nước bằng điện rất nhanh và hiệu quả, chỉ mất từ ​​8 phút đến 12 phút, cộng với thời gian làm mát.

Máy có thể giữ bình được khử trùng đến 6 giờ nếu mẹ để trong máy tiệt trùng và đóng nắp đóng lại. Nhiều máy tiệt trùng hơi nước có thể chứa tới 6 chai cùng một lúc và có giá để các vật dụng nhỏ hơn như đầu núm vú và vú giả.

Mẹ hãy để bình sữa, đầu núm, và các thiết bị khác được đặt ngược xuống để chắc chắn rằng các dụng cụ đã được khử trùng hoàn toàn.

Kiểm tra xem và chắc chắn mẹ chỉ đặt các thiết bị an toàn cho việc xông hơi. Ví dụ một số bộ phận của máy hút sữa có thể không phù hợp với việc khử trùng bằng hơi nước này.

Khử trùng bằng lò vi sóng

Nhiều bình sữa có thể được tiệt trùng trong lò vi sóng. Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để khử trùng riêng từng bình mà chỉ trong thời gian ngắn khoảng 90 giây. Nếu mẹ sử dụng phương pháp này, mẹ phải lưu ý không đóng nắp chai để không xảy ra tình trạng chênh lệch áp suất trong vào ngoài chai.

Mẹ có thể mua nồi tiệt trùng bằng hơi nước dùng cho cho lò vi sóng, nhưng mẹ sẽ không được đặt bất cứ thứ gì bằng kim loại vào bên trong. Tùy thuộc vào loại máy và công suất mà thời gian xử lý của nồi hấp sẽ khác nhau. Thường sẽ mất từ 3 đến 8 phút cộng với thời gian làm mát.

Ưu điểm chính của các máy tiệt trùng sử dụng cho lò vi sóng này là  là không có mùi hoặc vị còn sót lại sau đó. Mọi thứ cũng được tiệt trùng trong ba giờ nếu mẹ đóng nắp máy tiệt trùng.

Mẹ hãy cẩn thận khi tháo nắp máy tiệt trùng hơi nước vi sóng, vì bên trong rất nóng.

Khử trùng bằng cách đun sôi

Nếu bình sữa của bé có thể cho vào trong nước sôi, mẹ có thể khử trùng bằng phương pháp này. Mẹ sẽ cần một cái nồi lớn có nắp, tốt nhất là nên dùng nồi mới. Mẹ hãy cố gắng chỉ sử dụng nồi cho việc khử trùng dụng cụ ăn cho bé mà không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. 

Đổ đầy nước vào nồi và thả chìm hoàn toàn tất cả các dụng cụ cho ăn. Mẹ phải kiểm tra để chắc chắn không có bọt khí bị kẹt bên trong bình và đầu núm, sau đó đậy nắp nồi lại và đun sôi trong ít nhất 10 phút.

Đậy nắp nồi cho đến khi mẹ cần sử dụng dụng cụ đó. Nếu mẹ thường xuyên sử dụng phương pháp này để khử trùng thiết bị cho ăn thì phải kiểm tra núm vú thường xuyên. Đun sôi có thể làm hỏng núm nhanh hơn các phương pháp khử trùng khác.

Khử trùng bằng nước lạnh

Để khử trùng thiết bị cho bé bú bình bằng nước lạnh, hãy sử dụng dung dịch khử trùng hòa tan trong nước lạnh. Một số dung dịch còn có ở dạng viên nén. Các dung dịch khử trùng này giết chết vi khuẩn rất hiệu quả. Mẹ cần phải thay đổi dung dịch khử trùng sau 24 giờ.

Mẹ có thể mua các thiết bị khử trùng đặc biệt để thực hiện phương pháp khử trùng bằng nước lạnh. Hoặc mẹ có thể sử dụng xô sạch hay hộp nhựa có nắp. Tuy nhiên nếu mẹ không mua thiết bị chuyên dụng, cố gắng không sử dụng lại một hộp nhựa khi khử trùng.

Chẳng hạn như việc sử dụng lại hộp đựng kem để khử trùng là điều mẹ không nên làm. Đôi khi dung dịch khử trùng có thể có tác động đến nhựa và làm nhiễm bẩn dung dịch.

Nếu mẹ sử dụng xô hoặc thùng chứa, hãy sử dụng một cái gì đó nặng, chẳng hạn như một chiếc đĩa để giữ cho các chai và các thiết bị khác hoàn toàn chìm trong dung dịch.

Mẹ cần kiểm tra để chắc chắn không còn bọt khí ở trong chai, và giữ các dụng cụ này chìm trong dung dịch ít nhất 30 phút để khử trùng tất cả.

Ngoài ra, luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về tỷ lệ sử dụng lượng nước và dung dịch khử trùng. Dung dịch quá đậm đặc hoặc quá loãng có thể ảnh hưởng đến mức độ khử trùng của thiết bị cho bé.

Chỉ lấy bình và núm khi mẹ cần sử dụng những dụng cụ đó. Lắc từng thứ khi mẹ lấy ra và rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội

Các bước sau khử trùng

Mẹ không cần lấy dụng cụ cho bé ăn đã được tiệt trùng ra khỏi máy ngay, cho đến khi mẹ cần sử dụng. Để bình sữa trong máy tiệt trùng đóng nắp sẽ giữ cho những dụng cụ này không bị nhiễm khuẩn lại..

Khi mẹ cần pha sữa, hãy làm sạch và khử trùng bề mặt máy mà mẹ sẽ pha sữa ở đấy. Sau đó rửa và lau khô tay. Lấy một bình sữa đã tiệt trùng từ máy và đặt nó trên bề mặt đã làm sạch. Sử dụng kẹp tiệt trùng để đặt núm vú, nắp, vòng giữ và nắp đậy lên, tốt nhất là trên mặt lật phía trong của máy tiệt trùng.

Hãy chắc chắn rằng mẹ không để các bình đã được khử trùng lâu không sử dụng vì chúng sẽ nhanh chóng mất đi tính vô trùng.

Điều này thường không xảy ra thường xuyên vì máy tiệt trùng có thiết bị lưu trữ tích hợp và bình có thể được bỏ khi cần thiết. Nếu mẹ không chắc chắn hãy khử trùng lại các thiết bị mà mẹ đã lấy ra mà không được sử dụng ngay lập tức.

Mẹ có cần khử trùng bình chân không khi mẹ đi ra ngoài trong ngày không?

Mẹ không cần khử trùng bình chân không nếu đang sử dụng để trữ nước nóng pha sữa cho bé khi ra ngoài. Mẹ chỉ cần rửa kỹ bình bằng nước xà phòng và rửa sạch bằng nước sôi. Tốt nhất là sử dụng một bình riêng cho em bé.

Nên khử trùng bình sữa của trẻ bao lâu?

Tiếp tục khử trùng thiết bị cho bé bú trong ít nhất một năm đầu tiên. Mẹ có thể nghĩ rằng khử trùng là không cần thiết khi bé đưa tất cả mọi thứ vào miệng.

Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển và bé rất dễ bị nhiễm trùng trong năm đầu tiên.

Nếu bình sữa chỉ được làm sạch một phần, sữa đông vẫn dính trong bình và điều này sẽ thu hút các con bọ, vi khuẩn bám vào đó, và mẹ chắc chắn sẽ khó chịu vì điều này.

Khi bé được một tuổi, cơ thể bé sẽ bắt đầu tự sản xuất kháng thể và có khả năng kháng lại các vi trùng gây hại tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tiếp tục khử trùng bình sữa, núm vú giả và đầu núm cho đến khi em bé ngừng sử dụng các dụng cụ này.

Nguồn: Babycenter

Tiệt trùng bình sữa là việc làm quan trọng mà các mẹ phải hết sức lưu ý, việc tiệt trùng bình sữa đúng cách sẽ giúp giải quyết được những vấn đề sau đây: 

  • Loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn bám trên bình: Bình sữa nếu khôang được tiệt trùng kỹ lưỡng, lâu ngày sẽ khiến các vi khuẩn, nấm mốc tích tụ trong bình và xâm nhập vào cơ thể của bé, sau đó gây ra các bệnh như tiêu chảy, nhiễm nấm,...
  • Bảo vệ sức khỏe của trẻ: Một bình sữa được tiệt trùng sạch và vô trùng sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ và tránh mắc phải các bệnh về tiêu hóa.

Tiệt trùng bình sữa kỹ lưỡng giúp bảo vệ sức khỏe cho bé

2Bao lâu thì nên khử trùng bình sữa cho bé?

Bạn cần tiệt trùng các bộ phận của bình sữa trước khi sử dụng lần đầu tiên và tốt nhất là ngay lập tức sau khi sử dụng để loại bỏ và ngăn ngừa các loại vi khuẩn xâm nhập. 

Nếu không có thời gian để tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng, bạn có thể vệ sinh sạch bình sữa và tiệt trùng bình vào mỗi tuần 2 - 3 lần để đảm bảo an toàn.

Tiệt trùng bình sữa ngay sau khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho bé

3Cách tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng

Bước 1: Trước khi tiệt trùng bình sữa, bạn hãy tiến hành vệ sinh bình sữa, sau đó bắt đầu tháo rời các bộ phận của bình sữa.   

Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc sử dụng các loại nước và cọ rửa bình sữa để cọ sạch mọi vết bám trên thành bình. Bạn nên chọn loại chổi rửa bình sữa bằng mút, lông nhựa mềm và không dùng nước rửa chén hằng ngày để vệ sinh bình sữa.

Chú ý vệ sinh thật kỹ núm ti, sau đó thì tráng lại thật sạch bằng nước sạch. 

Vệ sinh bình sữa trước khi tiệt trùng

Bước 2: Đổ khoảng 150ml nước vào khoang của máy tiệt trùng.

Đổ nước vào khoang của máy tiệt trùng

Bước 3: Đặt bình sữa và các bộ phận của bình vào máy.

Các bước tiến hành sẽ diễn ra theo trình tự sau: Đặt bình sữa vào giá đỡ [úp ngược bình sữa xuống], cho vào máy tiệt trùng, cuối cùng đặt khay phụ kiện [núm ti, núm ti giả,...] ở phía trên.

Đặt bình sữa và các bộ phận khác úp ngược vào máy tiệt trùng

Bước 4: Đậy nắp lại, cắm điện và bật nút công tắc nguồn.

Bật công tắc nguồn của máy tiệt trùng

Bước 5: Sau khi tiệt trùng xong [khoảng 5 - 6 phút], máy sẽ tự động ngắt. Khi bạn đậy nắp của máy tiệt trùng, các vật dụng trong máy sẽ được giữ vô trùng, không bị vi khuẩn xâm nhập trong vòng 3 giờ.

Ngoài ra, khi cần dùng bình sữa ngay, bạn nên sử dụng kẹp gắp chuyên dụng để tránh vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào bình sữa.

Sử dụng cặp gắp chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập

4Cách tiệt trùng, vệ sinh bình sữa không cần máy tiệt trùng

Tiệt trùng bình sữa bằng hương pháp đun sôi

Ưu điểm: Đun sôi là phương pháp tiệt trùng bình sữa truyền thống, vừa tiết kiệm, vừa dễ thực hiện.

Nhược điểm: Hiệu quả tiệt trùng không cao và mất khá nhiều thời gian để thực hiện.

Cách thực hiện:

  • Cho nước lạnh vào ngập 2/3 nồi và đun sôi.
  • Đối với bình thủy tinh, khi nước đã sôi, hãy cho bình sữa vào và để 5 - 10 phút, sau đó thì cho thêm núm ti, nắp bình và đun thêm 3 - 5 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đối với bình nhựa, bạn chỉ cần cho vào và để từ 3 - 5 phút là được.
  • Sau đó, dùng kẹp gắp bình và núm ti ra, đặt tất cả những vật dụng đó nằm úp và để ở nơi thông thoáng.

Tuy nhiên, các mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội tráng lại bình ít nhất ba lần thay vì dùng nước đun sôi.

Lưu ý:

  • Với những bình bằng nhựa, đun nước sôi lâu ngày sẽ làm hỏng chất nhựa của bình. Bạn có thể xem phần nhiệt độ cho phép được ghi trên vỏ bình sữa để canh chỉnh sao cho phù hợp.
  • Ngoài ra, cần dùng nồi inox chuyên dùng để đun sôi và không được dùng nồi nấu thức ăn với mục đích tiệt trùng bình sữa.

Phương pháp tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi

Tiệt trùng bằng hơi nước từ nồi hấp

Ưu điểm: Phương pháp khá đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm: Đây là cách làm thủ công, mất tương đối nhiều thời gian.

Cách thực hiện:

  • Cho nước lạnh vào nồi khoảng 2/3 dung tích nồi [lượng nước tương tự phương pháp tiệt trùng bằng nước sôi]. 
  • Chuẩn bị một vỉ sắt đặt lên trên miệng nồi hấp.
  • Úp ngược bình sữa và các bộ phận khác lên vỉ.
  • Bắt đầu đun sôi và duy trì trong khoảng từ 20 – 30 phút. Sau đó tắt bếp và lấy bình sữa và các bộ phận còn lại ra.

Lưu ý: Với phương pháp này, bạn cần hấp bình sữa và các bộ phận trong khoảng 20 - 30 phút. Nếu lấy ra sớm hơn, vi khuẩn sẽ không được tiêu diệt hoàn toàn, quá trình tiệt trùng sẽ không hiệu quả.

 

Tiệt trùng bình sữa bằng hơi nước

Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và cọ rửa chuyên dụng

Ưu điểm: Nước rửa bình sữa và cọ rửa chuyên dụng là sản phẩm dịu nhẹ và có khả năng làm sạch sâu, hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.   

Nhược điểm: Tuy là phương pháp tiện lợi nhưng lại không được sử dụng phổ biến vì điều này có thể làm mất vị ngon của sữa.

Cách thực hiện:

  • Pha một ít nước rửa chuyên dụng với nước lọc [xem hướng dẫn sử dụng để có tỉ lệ pha thích hợp].
  • Rửa bình sữa và các bộ phận bằng cọ, sau đó tráng lại với nước sạch và để bình ở nơi thông thoáng.

Lưu ý: Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng vì tùy vào từng loại chất tẩy rửa mà chúng có cách sử dụng khác nhau.

  

Sử dụng chất tẩy rửa và cọ rửa chuyên dụng để làm sạch bình sữa

Tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng

Ưu điểm: Là phương pháp tiệt trùng nhanh chóng và rất hiệu quả.

Nhược điểm: Không thích hợp để sử dụng cho các loại bình kim loại và nhựa dẻo vì có thể sinh ra tia lửa điện hoặc làm biến dạng bình sữa.

Cách thực hiện:

  • Đổ nước vào mỗi bình sữa. Cho nước vào khoảng 1/2 dung tích bình.
  • Cho bình sữa vào lò vi sóng.
  • Đặt núm ti và một số vật dụng khác vào một cái tô được đổ đầy nước.
  • Để trong lò vi sóng từ 1 - 2 phút.

Lưu ý: Sau khi tiệt trùng bằng lò vi sóng, nên đợi bình sữa và núm ti nguội hẳn rồi mới lấy ra, để tránh gây bỏng cho bạn.

 

Tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng nhanh chóng, hiệu quả

Tiệt trùng bằng nước cốt chanh 

Ưu điểm: Phương pháp tiệt trùng bằng nước cốt chanh vô cùng tiện dụng và an toàn.

Nhược điểm: Không đạt được hiệu quả tiệt trùng cao, cần phải sử dụng liên tục thì mới đạt kết quả tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Pha hỗn hợp nước cốt chanh và nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Ví dụ: 100 ml nước cốt chanh sẽ pha với 100ml nước ấm.
  • Đậy nắp bình và lắc mạnh, sau đó đổ nước ra ngoài. 
  • Tháo hết các bộ phận của bình sữa và ngâm từ 6 - 8 tiếng trong nước. 
  • Sau khi ngâm xong, tráng lại bằng nước sạch để loại bỏ hết hỗn hợp chanh còn sót lại trên bình. 

Lưu ý: Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp này để tiệt trùng các đồ dùng khác cho trẻ.

Tiệt trùng bằng nước cốt chanh an toàn và tiện dụng

5Một số lưu ý khi tiệt trùng bình sữa

Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ trong quá trình tiệt trùng bình sữa cho bé:

  • Luôn vệ sinh bình sau khi sử dụng.
  • Nên tiệt trùng bình mỗi ngày theo số lần trẻ bú.
  • Không cất bình sữa khi bình còn ẩm, vì sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn có hại.
  • Bình sữa sau khi tiệt trùng phải để nơi sạch sẽ, thoáng mát và bảo quản kỹ để đảm bảo vệ sinh.
  • Với phương pháp đun sôi, không tiệt trùng bình sữa ở nhiệt độ cao quá nhiều lần.
  • Tiệt trùng lại sau 24 tiếng không sử dụng bình.

Cần lưu ý khi tiệt trùng bình sữa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé

Xem thêm:

Với bài viết chia sẻ về cách tiệt trùng bình sữa trên đây, hy vọng các mẹ có thể nhanh chóng tìm ra được phương pháp tiệt trùng bình sữa cho bé đúng cách, để đảm bảo an toàn sức khỏe của bé nhé!

Video liên quan

Chủ Đề