Lươn để tủ lạnh được bao lâu

gfhfghgg

Trả lời 7 năm trước

Bạn đã thực sự quan tâm xem những thực phẩm trong bếp nhà bạn, từ hoa quả cho đến các sản phẩm từ sữa có thể trữ lạnh được bao lâu. Sau đây là 3 mẹo nhỏ:

1. Khi cho thức ăn vào tủ lạnh hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp và nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

2. Nếu bạn muốn có thể sử dụng thức ăn thật nhanh thì hãy nấu chín chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn bạn chỉ việc cho vào lò vi sóng dã đông, mất vài phút.

3. Nếu bạn vẫn muốn giữ thức ăn tươi sống trong tủ thì hãy cố gắng dùng chúng càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng.

Các loại hoa quả

Nước quả

Để tủ lạnh: từ 7 đến 10 ngày với hộp đã mở, 3 tuần với hộp chưa mở

Nếu bạn định để đóng đá thì nên rót bớt nước trong hộp để còn chừa chỗ vì khi nước đông lại sẽ nở ra. Sau khi rót bớt ra thì hãy dán hộp thật kỹ bằng băng dính. Và khi dùng thì làm tan nước quả ra rồi lắc kỹ.

Chuối chín

Để tủ lạnh: 2 tuần. Nếu để trong tủ đá và chuối đã bóc vỏ thì nên cho vào túi đông lạnh để tránh bị thâm.

Các loại dâu

Để tủ lạnh: 2 -3 ngày. Để tủ đá: 8 – 12 tháng. Trong trường hợp này bạn dàn đều dâu lên khay, để cho dâu đông cứng lại rồi cho vào hộp hoặc túi nilon

Bảo quản hoa quả và thực phẩm trong tủ lạnh cũng có thời hạn của nó

Quả nho

Để tủ lạnh: 1 đến 2 tuần

Các loại ngũ cốc

Bánh mỳ, bánh cuộn, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy: Để tủ lạnh: Không nên để tủ lạnh, ướp lạnh sẽ càng làm bánh mỳ chóng hỏng

Các loại rau

Bông cải và súp lơ [đã thái miếng và chần qua nước sôi]: Để tủ lạnh: 3 - 5 ngày

Bắp cải cắt làm tư: Để tủ lạnh: 1 tuần

Cà rốt: Để tủ lạnh: 2 tuần. Để tủ đá: chần tái trong 2 phút rồi cho vào túi nilon kín trước khi cho vào tủ đá thì bạn có thể trữ cà rốt trong 8 - 12 tháng.

Ngô tách hạt: Để tủ lạnh: 1 - 2 ngày. Để tủ đá: chần tái trong 3 phút rồi cho vào túi nilon kín để được 8 - 12 tháng

Quả đỗ xanh [chần qua]: Để tủ lạnh: 1 tuần. Để tủ đá: chần qua trong 3 phút, cho vào túi nilon kín để được từ 8 - 12 tháng.

Khoai tây loại nhỏ, đã bóc vỏ: Để tủ lạnh: không nên để tủ lạnh vì chúng sẽ bị biến màu và không giữ được hương vị. Để tủ đá: chần tái 3 - 5 phút, cho vào túi nilon kín để được 8 - 12 tháng.

Cách chần rau củ: Đun nước thật sô, chần nhanh rau củ qua nước sôi đó. Vớt rau củ ra cho vào nước lạnh và để ráo. Làm như vậy sẽ làm chậm quá trình phân hủy và mất màu, mất mùi vị của rau củ.

Khi để đồ ăn chín cần được bọc nilon hoặc cho vào hộp kín

Các loại thịt

Bò bít tết, thịt quay: Để tủ lạnh: 3 – 5 ngày

Thịt xay, xúc xích tươi: Để tủ lạnh: 1 - 2 ngày

Hotdog và xúc xích chín: Để tủ lạnh, đã mở gói: 1 tuần, chưa mở gói: 2 tuần

Thịt muối: Để tủ lạnh: 7 ngày

Cá lọc xương, cá da trơn [cá hồi], các loại ngao, sò, ốc, tôm, sò điệp: Để tủ lạnh 1 - 2 ngày

Gia cầm

Gia cầm cắt miếng, gia cầm nguyên con, thịt gia cầm xay: để tủ lạnh: 1 - 2 ngày

Chúc bạn luôn có những bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng

Sản phẩm từ sữa

Các loại pho mát bào nhỏ để tủ lạnh được 1 tháng

Các loại pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được 2 tuần

Các loại pho mát mềm: Để tủ lạnh: đã mở gói từ 3 - 4 tuần, chưa mở gói: 6 tháng

Bơ: Để tủ lạnh được 2 - 3 tháng. Để đóng đá: 6 - 9 tháng

Sữa để tủ lạnh được 7 ngày

Lưu ý: chế độ tủ lạnh phải dưới 4 độ C và tủ đá phải dưới - 18 độ C

Dinh dưỡng có trong thịt lươn:

Theo nghiên cứu, cứ trong 100 gram thịt lươn có 18,7g chất đạm; 0,9g chất béo; 150mg phospho; 39mg canxi; 1,6mg sắt; vitamin [A, D, B1, B2, B6]. So với các loại thực phẩm như hến, tôm đồng, cua đồng,... thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Những sai lầm khi ăn lươn dễ bị ngộ độc:

Lươn chết hoặc ươn dễ nhiễm độc

Chúng ta thường nghĩ lươn chết hoặc ươn chỉ kém ngon một chút so với con còn sống. Tuy nhiên, những con lươn ươn và chết tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, lươn dồi dào hàm lượng axit histidine. Axit histidine trong lươn tươi rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Với những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc.

Do đó, để an toàn, bạn nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng. Đồng thời, đừng quên nấu lươn chín kỹ để mang đến bữa ăn giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

Lươn dễ bị nhiễm ký sinh trùng

Lươn sống ở tầng đáy và thường chui rúc vào bùn, sình lầy, vùng nước đục,... nên rất dễ bị nhiễm độc bởi môi trường sống. Đồng thời, lươn ăn tạp nên thịt và hệ tiêu hóa của chúng có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lươn nuôi và lươn hoang ngoài đồng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum là 0,8 đến 29,6%. Tỉ lệ này cao hơn vào mùa khô. Khi đi vào cơ thể, ấu trùng này thường ký sinh ở da, hạch, mắt, thậm chí là ở não bộ. Đặc biệt, loài ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao.

Do đó, để lươn trở thành món ăn bổ dưỡng, bạn phải hầm chín kỹ để diệt toàn ấu trùng này. Các món gỏi, lươn xào tái thường gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa và cơ thể.

Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Ăn lươn chưa chín

Bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo lươn được chín. Bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
 

Ăn ngon

Cuối tuần bồi bổ cho cả nhà với món lươn om đậm đà

Theo Khoevadep

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

 Mình muốn gửi ít lươn tươi cho ông anh mình cho bé ăn dặm vì chỗ đó vùng biển nên không có lươn đồng ngon được ấy ạ. Khổ cái mình không có kinh nghiệm làm lươn lắm, với cả cũng chả biết làm cách nào để lươn tươi ngon nhất khi đến tay anh mình cả nên đã hỏi bạn mình về quy trình bảo quản lươn đông lạnh và được bạn chỉ chi cách như thế này :

Lươn sau khi mua về thì kiếm một cái thau, bỏ tro nấu bếp củi vào trong đó, xong bỏ con lươn vào đó để nó lăn qua lăn lại cho sạch bớt chất nhờn.

Sau đó lại lấy tro bếp vuốt lên thân con lươn. Vuốt hết từ đầu đến đuôi để cho nó hết cái nhớt trên người luôn. Sau đó lấy muối với chanh nặn lên, vuốt vài lần nữa để sạch cái nhớt với tro bếp, rửa lại với nước sạch. Sau đó cắt đầu, cắt đuôi, mổ bụng, loại bỏ nội tạng. Mò cái chỗ sống lưng của nó á rút cái sợi dây máu trên đó ra.

Tiếp tục lấy giấy báo lau sạch, gói lại, cất tủ lạnh. Sau khi đã loại bỏ nội tạng và rút dây máu thì tránh để lươn tiếp xúc với nước lạnh bằng không sẽ bị tanh. Mình làm như vậy lươn để được rất lâu, không mất vị, không bị tanh, thịt cũng không bị nhũn ra. Mình đã làm theo cách đó và nó rất tốt khi đến tay của anh mình con lươn vẫn còn thơm ngon nên mình muốn chia sẻ với mọi người . Hi vọng những điều trên có thể giúp được cho các bạn .

Video liên quan

Chủ Đề