Lương của bác sĩ da liễu bao nhiêu?

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ diễn ra hôm 21-8, bà Đào Hồng Lan - quyền bộ trưởng Bộ Y tế - cho biết thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất cập, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc dẫn đến đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định sửa đổi nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011, trong đó tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%. Đề nghị Chính phủ sớm xem xét và ban hành nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản.

Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh, do thời gian học tập và thực hành kéo dài hơn so các ngành nghề khác.

Tuổi Trẻ Online ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia y tế về vấn đề này.

Học 6 năm trở lên

Ông Lê Thanh Chiến - khoa y, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7,5 năm, trong đó mất 6 năm đi học tại nhà trường và 18 tháng thực hành.

Với đề xuất của Bộ Y tế là sẽ xếp lương bậc 2 với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau tuyển dụng, ông Chiến đồng tình và mong muốn đề xuất này sớm đưa vào quy định.

“Điều này rất tốt, cho thấy có một sự quan tâm, ưu đãi đến lực lượng y bác sĩ khi môi trường làm việc rất vất vả, nguy hiểm, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 vừa qua”, ông Chiến nói.

Chia sẻ về lương khởi điểm cũng như đề xuất lương bậc 2 hiện nay cho các y bác sĩ sau tuyển dụng, ông Chiến nói: “Trong bối cảnh Nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm này làm lực lượng y bác sĩ ấm lòng hơn, có thêm động lực hơn”.

Theo ông Chiến, có nhiều lý do khiến y bác sĩ tại các bệnh viện công nghỉ việc hay chuyển sang bệnh viện tư nhân, trong đó có một phần nguyên nhân là thu nhập, phụ cấp.

Đặc biệt với cơ chế tự chủ khiến nhiều bệnh viện công lập gặp nhiều khó khăn về nguồn thu. Khi nguồn thu giảm, bệnh viện sẽ không đảm bảo các hoạt động chi trả thường xuyên theo cơ chế tự chủ.

Các bác sĩ, điều dưỡng trên xe cứu thương cấp cứu cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN

Bác sĩ mới ra trường lương "chưa nổi 3 triệu"

Giám đốc 1 bệnh viện hạng 2 tại TP.HCM cho biết việc xếp lương bậc 2 đối với các bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau tuyển dụng vào thời điểm này sẽ giúp cho họ có động lực hơn.

Bậc lương của các bác sĩ mới ra trường phải khác với bậc lương của cử nhân vì bác sĩ học 6 năm, cử nhân 4 năm, nếu lương bằng nhau thì sẽ không phù hợp. 

"Hiện bác sĩ mới ra trường nếu tính lương trừ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội lãnh lương cuối tháng chưa được nổi 3 triệu đồng", vị này nói.

"Lương chỉ là một phần là vấn đề không thể thiếu nhưng không phải là tất cả, một môi trường làm việc tốt cũng sẽ giúp họ có động lực làm việc, để cho các y bác sĩ cống hiến cho người bệnh", vị này phân tích.

Nâng lương bậc 2 y bác sĩ sẽ được bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của bác sĩ hiện tại cũng giống như lương của các ngành nghề khác. Với mức lương cơ bản [cơ sở] hiện là 1.490.000 đồng/tháng.

Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân [trình độ đại học nói chung], có hệ số 1 là 2,34 tức là 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng [chưa trừ bảo hiểm], cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 [2,67], rồi hệ số 3 [3,00]... Tối đa có 9 bậc lương [hệ số 9 là 4,98].

Ở cấp học thạc sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00. Như vậy, nếu mức lương khởi điểm của bác sĩ được nâng lên bậc 2 [2,67], số lương [chưa tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật] sẽ là 3.978.300 đồng, tăng 491.700 đồng/tháng so với hiện nay.

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông tin về việc nợ lương y bác sĩ

TTO - Sau khi cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh “xuống đường” đòi quyền lợi vào chiều 21-3, tối cùng ngày, ban giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có văn bản báo cáo về sự việc này.

Năm 2023 có khá nhiều biến động trong lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các ngành, nghề trong đó có ngành y. Vậy lương bác sĩ 2023 như thế nào?

1. Lương bác sĩ 2023

Cũng giống như các ngành nghề khác, bác sĩ cũng gồm: Bác sĩ là viên chức và bác sĩ là người lao động ký hợp đồng với các bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài công lập.

Với từng hình thức hợp đồng khác nhau [hợp đồng làm việc - viên chức và hợp đồng lao động - người lao động], lương của các đối tượng cũng sẽ khác nhau.

1.1 Bác sĩ là viên chức

Bác sĩ là viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 10 năm 2015 gồm hai nhóm chức danh:

- Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp, bác sĩ chính và bác sĩ.

- Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp, bác sĩ y học dự phòng chính và bác sĩ y học dự phòng.

- Y sĩ: Y sĩ hạng IV.

Theo đó, các xếp lương của viên chức là y, bác sĩ được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10 như sau:

- Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp: Xếp lương như viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 - 8,0.

- Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính: Xếp lương như viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

- Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng: Xếp lương như viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 - 4,98.

- Y sĩ: Xếp lương như viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 - 4,06.

Theo đó, lương bác sĩ, y sĩ là viên chức vẫn được xếp theo công thức hệ số x mức lương cơ sở. Do năm 2023, cụ thể là từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng nên trong năm 2023 sẽ có hai mức lương cơ sở khác nhau áp dụng cho hai thời điểm khác nhau:

- Từ nay đến hết 30/6/2023: Áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.

- Từ 01/7/2023 trở đi: Áp dụng mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, lương bác sĩ 2023 là viên chức sẽ được xếp như sau:

Bậc lương

Hệ số

Mức lương

Hết 30/6/2023

Từ 01/7/2023

Mức tăng

Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp

Bậc 1

6.2

9.238.000

11.160.000

1.922.000

Bậc 2

6.56

9.774.400

11.808.000

2.033.600

Bậc 3

6.92

10.310.000

12.456.000

2.146.000

Bậc 4

7.28

10.847.000

13.104.000

2.257.000

Bậc 5

7.64

11.383.600

13.752.000

2.368.400

Bậc 6

8.0

11.920.000

14.400.000

2.480.000

Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính

Bậc 1

4.4

6.556.000

7.920.000

1.364.000

Bậc 2

4.74

7.062.600

8.532.000

1.469.400

Bậc 3

5.08

7.569.200

9.144.000

1.574.800

Bậc 4

5.42

8.075.800

9.756.000

1.680.200

Bậc 5

5.76

8.582.400

10.368.000

1.785.600

Bậc 6

6.1

9.089.000

10.980.000

1.891.000

Bậc 7

6.44

9.595.600

11.592.000

1.996.400

Bậc 8

6.78

10.102.200

12.204.000

2.101.800

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng

Bậc 1

2.34

3.486.600

4.212.000

725.400

Bậc 2

2.67

3.978.300

4.806.000

827.700

Bậc 3

3.0

4.470.000

5.400.000

930.000

Bậc 4

3.33

4.961.700

5.994.000

1.032.300

Bậc 5

3.66

5.453.400

6.588.000

1.134.600

Bậc 6

3.99

5.945.100

7.182.000

1.236.900

Bậc 7

4.32

6.436.800

7.776.000

1.339.200

Bậc 8

4.65

6.928.500

8.370.000

1.441.500

Bậc 9

4.98

7.420.200

8.964.000

1.543.800

Y sĩ

Bậc 1

1.86

2.771.400

3.348.000

576.600

Bậc 2

2.06

3.069.400

3.708.000

638.600

Bậc 3

2.26

3.367.400

4.068.000

700.600

Bậc 4

2.46

3.665.400

4.428.000

762.600

Bậc 5

2.66

3.963.400

4.788.000

824.600

Bậc 6

2.86

4.261.400

5.148.000

886.600

Bậc 7

3.06

4.559.400

5.508.000

948.600

Bậc 8

3.26

4.857.400

5.868.000

1.010.600

Bậc 9

3.46

5.155.400

6.228.000

1.072.600

Bậc 10

3.66

5.453.400

6.588.000

1.134.600

Bậc 11

3.86

5.751.400

6.948.000

1.196.600

Bậc 12

4.06

6.049.400

7.308.000

1.258.600

1.2 Bác sĩ là người lao động

Không giống bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công lập, nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thoả thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, dù thoả thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.680.000 đồng/tháng

Vùng II

4.160.000 đồng/tháng

Vùng III

3.640.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.250.000 đồng/tháng

2. Tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ 01/01/2023

Điều 3 Nghị quyết 69 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 nêu rõ:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mức tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho người làm trong ngành y tế mà Bộ Y tế mới đề xuất tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP như sau:

- Tăng mức phụ cấp cho viên chức trực tiếp, thường xuyên làm chuyên môn y tế dự phòng từ 40% lên 100%.

- Bổ sung mức phụ cấp 100% cho viên chức làm tại trạm y tế cấp xã, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh…

Chủ Đề