Lương tối thiểu đóng bảo hiểm 2023

Lương hưu có tăng khi lương tối thiểu vùng tăng? [Ảnh minh họa]

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công thức tính mức hưởng lương hưu như sau:

Mức lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: 

- Mức hưởng lương hưu

+ Đối với lao động nam nếu đóng BHXH đủ 20 năm thì mức hưởng lương hưu tối thiểu 45%;

+ Đối với lao động nữ nếu đóng BHXH đủ 15 năm thì mức hưởng lương hưu tối thiểu 45%.

Sau đó, cứ thêm 01 năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ nhưng không vượt mức tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Lưu ý: Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2% Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

- Mức đóng BHXH bắt buộc là căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tại Điều 63 Luật BHXH 2014, khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH.

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Lương tối thiểu vùng tăng thì lương hưu có tăng?

*Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu hiện nay

Căn cứ Khoản 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu như sau:

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;

- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề [kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề] phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;

- Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

*Mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

[Đơn vị: đồng/tháng]

Mức lương tối thiểu giờ

[Đơn vị: đồng/giờ]

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Như quy định nêu trên, tiền lương hưu hiện nay do người sử dụng lao động căn cứ trên tiền đóng BHXH.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bằng với mức lương tối thiểu vùng, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc, từ đó dẫn đến tiền lương hưu cũng tăng. 

Tuy nhiên, tiền lương chỉ chiếm 1 phần trong việc tăng lương hưu bởi ngoài mức đóng BHXH, tiền lương hưu còn phụ thuộc vào tỷ lệ lương hưu hằng tháng.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Sau sáu năm thực thi, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã bộc lộ nhiều bất cập. Thời gian đóng quá dài, tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu [tỷ lệ 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm], nhiều lao động không chờ được, chọn rút bảo hiểm xã hội một lần. Quyền lợi của người lao động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra tại nhiều doanh nghiệp.

Nới điều kiện hưởng lương hưu

Trong cuộc đối thoại gần ba giờ giữa Thủ tướng và lãnh đạo sáu bộ, ngành với công nhân lao động cả nước ngày 12/6, những câu hỏi về việc sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội là vấn đề được người lao động quan tâm nhất gửi câu hỏi ngay đầu phiên đối thoại. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người lao động đối với các chính sách bảo hiểm. Cũng chính vì thế, Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi để khắc phục những bất cập không phù hợp với thực tiễn.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hà [sinh năm 1982, công nhân Hợp tác xã Mây Tre Lá Ba Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh] cho rằng hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, nhất là thời gian đóng 20 năm rất dài mới được hưởng lương hưu, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân 40-45 tuổi. Chị Hà đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi luật, bảo đảm quyền lợi của công nhân, hạn chế tình trạng công nhân rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Mặc dù đều biết rút bảo hiểm thì về già không có lương hưu, nhưng nhiều anh, chị, em quá khó khăn và thời gian đóng dài nên vẫn rút bảo hiểm xã hội một lần," chị Hà chia sẻ.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng tình trạng người dân rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua sẽ gây hệ lụy lâu dài với tương lai lao động lẫn chính sách an sinh xã hội. Thực trạng này đòi hỏi trước hết phải nâng cao đời sống, phúc lợi của công nhân và để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần thì cần phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với 11 nhóm chính sách mới và năm 2023 sẽ trình Quốc hội. Một trong những sửa đổi căn cơ là giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội để người lao động hưởng lương hưu.

"Dự thảo sẽ rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm để người lao động có thể tiếp cận hưu trí, tránh việc 20 năm quá dài người lao động không thể tham gia được. Tuy nhiên, chính sách vẫn dựa trên nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít," Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ngoài điều kiện hưởng lương hưu để mở rộng cơ hội tham gia bảo hiểm, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này cũng sẽ tạo cơ chế để khuyến khích lao động tham gia dài hơn. Đặc biệt, các cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm việc lợi dụng lúc khó khăn để ép, mua bán chuyển đổi sổ bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sẽ được điều chỉnh giảm. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Về quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội có những điều chưa theo kịp thực tế theo phản ánh của công nhân lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các cơ chế, chính sách không thể bao phủ hết được các góc cạnh của cuộc sống. Do đó, phải luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để xây dựng và hoàn thiện chính sách.

“Vừa qua, các cơ quan đã lắng nghe ý kiến công nhân lao động, tập hợp, đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội đưa nội dung sửa đổi pháp luật về bảo hiểm xã hội vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra,” Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Xử lý nghiêm tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội

Cũng liên quan đến vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội của công nhân, anh Nguyễn Mạnh Hùng [41 tuổi, công nhân Công ty Cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc, Bắc Giang] chỉ ra thực trạng vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp còn diễn ra nhiều.

"Đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường tranh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động để người lao động yên tâm làm việc," anh Hùng nói.

Đánh giá về thực trạng thực thi pháp luật lao động, luật về bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua, các địa phương đã rất cố gắng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm nhiều. Hiện nay, hệ thống pháp luật để bảo vệ người lao động đã cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như: Tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm; chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm. Thậm chí kể cả những doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rơi vào tình trạng này.

[Bài toán rút bảo hiểm xã hội một lần: Giải quyết khó khăn trước mắt]

Cho rằng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội là vấn đề đang nổi lên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan đánh giá lại tình hình chung trên phạm vi cả nước về mức độ vi phạm đồng thời rà soát lại các quy định của pháp luật, khâu tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành; phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề này càng sớm, càng tốt. Những vấn đề liên quan đến luật pháp thì đánh giá tác động, thẩm quyền và xử lý ngay để bảo đảm lợi ích của người lao động.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành, ngành bảo hiểm xã hội cùng các cơ quan liên quan tổ chức thực thi pháp luật thật nghiêm. Đơn vị nào chưa chấp hành phải xử lý để bảo vệ lợi ích chung, đơn vị nào làm tốt thì khuyến khích, tổng kết, nhân rộng mô hình; đặc biệt sai đến đâu xử lý đến đó với tinh thần là giữ kỷ cương, kỷ luật, động viên người làm tốt, giải quyết được lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động./.

Chủ Đề