Mang thai uống nước mía nhiều có tốt không

Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

Nước mía là thức uống phổ biến trong mùa hè ở các nước Đông Nam Á cũng như Mỹ Latinh. Đồ uống này có vị ngọt, thơm nên rất dễ thưởng thức và dễ gây nghiện đặc biệt tỏng những ngày mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên việc ăn uống khi mang thai cần rất cẩn trọng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy liệu uống nước mía có tốt cho thai kỳ hay gây nguy hiểm cho em bé? Nếu mẹ cũng đang có những thắc mắc này, hãy tham khảo những kiến thức dưới đây.

Dinh dưỡng từ nước mía

Nước mía với giá thành phải chăng nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ. 100 ml nước mía có chứa:

- Năng lượng: 39 calo

- Carbohydrates: 9g

- Chất béo: 0g

- Protein: 0g

- Canxi: 10mg

- Đường: 12g

Lợi ích của nước mía với mẹ mang thai

Giảm ốm nghén

Mẹ bầu uống một ly nước mía pha chút gừng có thể giúp giảm cơn buồn nôn, ốm nghén – tình trạng phổ biến khi mang thai. Mẹ có thể thưởng thức 2 ly nhỏ mỗi ngày để giảm cảm giác nôn ói.

Tăng cường trao đổi chất

Polyphenol trong nước mía giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, đồng thời giúp mẹ tăng cân trong thai kỳ.

Duy trì năng lượng

Lượng đường khá lớn trong nước mía cũng giúp mẹ bầu duy trì năng lượng. Nếu mẹ uống nước mía mỗi ngày có thể giúp chống lại sự mệt mỏi.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Hầu hết các loại nước trái cây đều là nguồn thực phẩm giàu canxi, magiê và sắt. Vì vậy khi mẹ thưởng thức thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Phòng ngừa cảm lạnh

Nước mía là một loại thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng cổ họng. Vì vậy, nếu trong thai kỳ mẹ không thể dùng thuốc để chữa những bệnh này thì nước mía như một loại thuốc tự nhiên.

Giảm nguy cơ bị táo bón

Táo bón là tình trạng rất phổ biến khi mẹ mang bầu. Tuy nhiên mẹ có thể phòng tránh và chữa căn bệnh này bằng cách uống nước mía. Thức uống này có thể thúc đyẩ hệ tiêu hóa của mẹ và giúp điều trị chứng táo bón. Nước mía còn có thể ngăn ngừa chứng nhiễm trùng dạ dày và giúp giữ lá gan của mẹ khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh lượng bilirubin trong cơ thể.

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kể trên nhưng bà bầu cần đặc biệt những lưu ý dưới đây khi uống nước mía:

- Nước mía phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được chế biến sạch hoặc tự chế biến ở nhà. Mẹ tuyệt đối không được uống nước mía để lâu vì có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh về dạ dày. Chỉ nên uống nước mía khi vừa ép xong.

- Nước mía có chứa lượng đường lớn nên mẹ chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Lượng đường dư thừa khi nạp vào cơ thể có thể gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe , đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.

- Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

- Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xem có được uống loại đồ uống này không.

Tuy nhiên lượng đường trong thức uống này khá lớn nên dễ làm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ khi dùng nhiều.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Để biết nước mía có tốt cho bà bầu không, bầu uống nước mía được không, bầu mấy tháng thì uống nước mía, bạn cần tìm hiểu mình đang ở thai kỳ bao nhiêu và tác dụng của nước mía đối với bà bầu:

Nếu như uống nước dừa khi mang thai, mẹ sẽ nghe có nhiều lời truyền miệng không tốt về việc mẹ bầu không nên uống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn uống nước mía đúng cách có lợi cho cả mẹ & bé suốt 40 tuần thai.

Từ kinh nghiệm dân gia kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng có rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ.

Bà bầu uống nước mía giai đoạn nào cũng tốt nhưng cần điều độ

Vì thế mẹ có thể thoải mái sử dụng thức uống này trong bất kỳ thời điểm nào mà không cần băn khoăn bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy nhé!

Nước mía có tác dụng gì cho thai kỳ khỏe mạnh?

Dưới đây là những tác dụng của nước mía đối với bà bầu:

1. Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

Tại sao bầu không được uống nước mía?

Vì lượng đường trong nước mía rất cao, rất dễ khiến tình trạng mẹ bầu xấu đi. Nếu mẹ bầu đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu trong 3 tháng đầu thì không nên uống với nước mía.

Uống nước mía có tác dụng gì khi mang thai?

Nước mía rất giàu protein, tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi và mẹ bầu. Ngoài ra, thức uống giải khát này còn chứa axit folic [vitamin B9], dưỡng chất này được biết đến với khả năng làm giảm rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

Bà bầu ăn mía có ảnh hưởng gì không?

Mía đúng là tốt cho bà bầu tuy nhiên mía có lượng đường cao nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ, ngoài ra còn thể làm thai nhi bị nhiễm khuẩn máu. Vì vậy khi ăn mía mẹ nên ăn với một lượng vừa đủ, mỗi tuần chỉ nên uống từ 2 đến 3 ly là được.

Thai bao nhiêu tuần thì được uống nước mía?

Trong 3 tháng đầu, nước mía giúp mẹ tăng cường năng lượng, giảm tình trạng ốm nghén vốn làm các mẹ mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ nỗi lo táo bón, hệ miễn dịch suy giảm sẽ được cải thiện nhờ nước mía.

Chủ Đề