Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 16mm

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

BÀI TẬP VỀ MẮT_CÁC TẬT CỦA MẮT_CÁCH KHẮC PHỤC

CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO MẮT

  1. Cấu tạo mắt: 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt:
  • Thủy tinh thể: Như TKHT [ vật kính máy ảnh]
  • Võng mạc có điểm vàng V: Màn hứng ảnh

Đặc điểm: Thủy tinh thể có thể thay đổi tiêu cự [ độ cong] nhờ cơ mắt.

  1. Sự điều tiết của mắt:

Điều tiết là thay đổi tiêu cự thủy tinh thể để mắt có thể nhìn rõ vật:

+ Khi nhìn vật ở điểm cực cận Cc, mắt phải điều tiết tối đa:

+ Khi nhìn vật ở điểm cực viễn Cv, mắt không phải điều tiết:

+ Độ biến thiên độ tụ:

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Mắt một người khi không điều tiết có thể nhìn rõ các vật đặt cách mắt từ 10cm đến 50cm.

  1. Xác định điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt người đó.
  2. Bình thường, khi đặt vật cách mắt 1,2m thì người ấy có nhìn thấy không? Muốn nhìn thấy người vật đó người ấy phải làm gì?

Bài 2: Mắt một người có quang tâm cách màng lưới 15mm có thể nhìn được những vật từ 20cm đến rất xa. Hỏi:

  1. Tiêu cự của mắt thay đổi trong khoảng nào?
  2. Độ tụ của mắt khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu?

Bài 3: Một người đứng cách cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Tính chiều cao ảnh của cột điện trên màng lưới, biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới là 2cm.

Bài 4. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết.

Bài 5. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi điều tiết tối đa.

Bài 6. Mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì độ tụ của thuỷ tinh thể tăng một lượng 2đp. Điểm cực cận

cách mắt một khoảng?

Bài 7: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm, từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là 2cm. Tính độ tụ của thuỷ tinh thể khi mắt điều tiết tối đa.

Bài 8. Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 16 mm, Điểm cực cận cách mắt 25 cm.

Tiêu cự của thuỷ tinh thể] khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa lần lượt là?

Bài 9. Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ ảnh của vật [điểm vàng] dến quang tâm của thuỷ tinh thể của mắt là 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào?

Bài 10: Mắt một người có cực cận cách mắt 15cm, cực v iễn cách mắt 150cm. Không đeo kính, cho vật di chuyển từ cực viễn đến cực cận. Hỏi độ tụ thuỷ tinh thể tăng hay giảm bao nhiêu?

Bài 11: Một người có điểm cực cận cách mắt 20cm, giới hạn nhìn rõ của mắt là 30cm. Khi mắt chuyển từ trạng thái không điều tiết sang điều tiết tối đa thì độ tụ thuỷ tinh thể thay đổi một lượng bao nhiêu?

Đáp số: Bài 2:15mm đến 13,95mm, =5đp Bài 3: 0,8cm Bài 4: 1,5 cm; Bài 5: 14,15 mm; Bài 6: 50 cm; Bài 7. 54 Đp; Bài 8. 16 mm và 15 mm; Bài 9. 66,7 đp D 71,7 đp; Bài 10. Tăng lượng 6đp; Bài 11. 4 đp

Advertisements

Share this:

Related

  • Ôn tập lý thuyết học kì 2_ Vật Lí 11_CB
  • March 21, 2015
  • Bài tập ngày 24/03/2015
  • March 24, 2015
  • Bài tập chiều ngày 30.03 cho lớp 11D
  • March 30, 2015

Video liên quan

Chủ Đề