Mẫu đánh giá cán bộ công chức viên chức hàng năm

Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm là một trong những mẫu mà bắt cuộc viên chức phải thực hiện để làm cơ sở xếp loại đánh giá, xếp loại chất lượng định kỳ. Song việc thực hiện mẫu đánh giá còn chưa thực sự hiệu quả do các viên chức chưa thực sự khách quan.

Hiểu rõ những điều đó, nên luathoangphi.vn thực hiện bài viết hướng dẫn Khách hàng hoàn thành mẫu phiếu hiệu quả nhất.

Phiếu đánh giá phân loại viên chức là gì?

Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm là một trong những mẫu mà bắt cuộc viên chức phải thực hiện để làm cơ sở xếp loại đánh giá, xếp loại chất lượng định kỳ.

Đây là một trong những loại giấy tờ, văn bản được lưu trong hồ sơ viên chức ghi lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… viên chức

Mẫu phiếu đánh giá gồm những nội dung gì?

Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2020 là Nghị định quy định nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Với Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm được ban hành kèm theo nghị định 90 tại tại Phụ lục mẫu số 03.

Cụ thể nội dung phiếu đánh giá bao gồm những thông tin về:

– Thông tin họ tên, chức danh nghề nghiệp, đơn vị công tác của viên chức

– Kết quả tự đánh giá sẽ gồm các nội dung về: Chính trị tư tưởng, Đạo đức, lối sống, Tác phong, lề lối làm việc, Ý thức tổ chức kỷ luật, Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

– Nội dung riêng dành cho viên chức quản lý gồm Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, Năng lực lãnh đạo, quản lý, Năng lực tập hợp, đoàn kết

Lưu ý: Nếu không phải là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì mục này không cần điền thông tin và để trống.

– Tự nhận xét, xếp loại, chất lượng bằng cách Tự nhận xét ưu, khuyết điểm, tự xếp loại chất lượng.

Các mức đánh giá, xếp loại viên chức

Theo Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019, hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được xếp loại chất lượng như sau:

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

– Hoàn thành nhiệm vụ;

– Không hoàn thành nhiệm vụ.

Các bước đánh giá, xếp loại viên chức

Với đối tượng viên chức là người đứng đầu và viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo thì các bước đánh giá, xếp loại cũng có một số khác nhau. Cụ thể:

Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức
Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau:

Mẫu đánh giá viên chức CUỐI NĂM

Cách hoàn thành mẫu phiếu đánh giá

Với nội dung tại Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm thì chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng hoàn thành các mục như sau:

– Chính trị tư tưởng có thể nhắc đến ở đây:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

+ Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;

+ Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

+ Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

– Đạo đức, lối sống

+ Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

+ Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;

+ Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;

+ Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

– Tác phong, lề lối làm việc

+ Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;

+ Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

+ Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

– Ý thức tổ chức kỷ luật

+ Chấp hành sự phân công của tổ chức;

+ Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

+ Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;

– Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được gia

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

+ Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Lưu ý: Cần đánh giá chính xác, khách quan và trung thực thì từ đó bản thân viên chức mới thấy rõ được những ưu điểm và những hạn chế của mình. Dựa trên đó viên chức mới có thể đánh giá đúng trong mục tự xếp loại chất lượng tương ứng là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa rõ thông tin vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ pháp luật 1900 6557 để được trợ giúp nhanh nhất.

>>>>>>> Tham khảo thêm bài viết : Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm 2020 mới nhất

Phiếu đánh giá viên chức cuối năm là gì? Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm mới nhất năm 2022? Cách ghi chi tiết mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm?

Công tác đánh giá viên chức được xem là khâu quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập; là căn cứ để quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách khác đối với viên chức. Thông qua đánh giá viên chức làm rõ ưu khuyết điểm, mặt mạnh yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức. Để thực hiện hoạt động đánh giá viên chức có căn cứ, cơ sở, người ta phải sử dụng phiếu đánh giá viên chức và xem đây như một “chứng cứ” chứng minh tính xác thực của hoạt động đánh giá viên chức.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Viên chức do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

1. Phiếu đánh giá viên chức cuối năm là gì?

Viên chức được giải thích theo Luật Viên chức là “công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.“

Đánh giá viên chức là một loại hình đánh giá nhân sự. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức, do đó việc đánh giá viên chức ngoài những cách thức chung về đánh giá nhân sự còn phải gắn với đặc thù của hoạt động nghề nghiệp của họ. Đánh giá viên chức là đánh giá con người cụ thể làm việc trong tổ chức, đó là một công việc khó khăn và phức tạp.

Đánh giá viên chức là việc cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức tiến hành đánh giá, phân loại, làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng viên chức. Kết quả đánh giá viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối với viên chức. Do đó, đánh giá đúng viên chức thì việc bố trí, đề bạt, sử dụng viên chức đúng với năng lực, sở trường, cũng là căn cứ để cấp có thẩm quyền chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện viên chức, giúp viên chức nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa và phát huy ưu điểm của mình. Đánh giá viên chức không đúng sẽ làm giảm lòng tin đối với đội ngũ viên chức. Đánh giá viên chức cần tiếp cận khoa học, hợp lý nhưng đồng thời cần có sự tham gia của các yếu tố cảm xúc, tình cảm để có sự hợp tình.

Như vậy, đánh giá con người vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, không chỉ phức tạp về cách đánh giá mà còn phức tạp về nội dung và yêu cầu của việc đánh giá. Đánh giá viên chức không chỉ để đánh giá hay đưa ra kết quả đánh giá mà mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất là đánh giá để hướng tới việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng con người và đem lại hiệu quả nhất cho công việc.

Phiếu đánh giá viên chức cuối năm là văn bản được viên chức sử dụng để tự đánh giá và người có thẩm quyền đánh giá, phân loại, làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mình. Phiếu đánh giá, xếp loại viên chức được sử dụng theo mẫu chung được Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ, lãnh đạo mới nhất năm 2022

Phiếu đánh giá viên chức cuối năm được dùng làm căn cứ để ghi nhận kết quả tự đánh giá của viên chức và kết quả đánh giá của người có thẩm quyền, từ đó để tiến hành xếp loại và đưa ra các kết luận cuối cùng về kỷ luật hay khen thưởng hay kết quả khác. Phiếu đánh giá viên chức cũng là cơ sở để chứng minh tính tuân thủ pháp luật của viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác quản lý của mình. Phiếu đánh giá viên chứng có văn bản chứng minh tính chính xác, có cơ sở trong quá trình nếu có khiếu nại của viên chức.

Đánh giá viên chức là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý nguồn nhân lực, là sự so sánh giữa năng lực và hiệu quả công việc của viên chức với các tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm nhằm xác định mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ để đưa ra các chính sách nhân sự phù hợp.

2. Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC

Năm ……….

Họ và tên: ……[1]……..

Chức danh nghề nghiệp: …[2]….

Xem thêm: Nguyên tắc và căn cứ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Đơn vị công tác: …..[3]……

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

……………

2. Đạo đức, lối sống:

…………..

3. Tác phong, lề lối làm việc:

…………..

Xem thêm: Quy định về đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

…………

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao [xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc]:

……………

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp [đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp]:

…………

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

Xem thêm: Các mức đánh giá xếp loại chất lượng viên chức theo quy định mới nhất

……..

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

…….

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

……

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

……

Xem thêm: Xếp loại thi đua cuối năm đối với giáo viên có thời gian nghỉ ốm và nghỉ sản

2. Tự xếp loại chất lượng:

…….

[Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ].

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

………..III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

….., ngày….tháng….năm…. NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ[Ký, ghi rõ họ tên]

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC [Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá]

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

Xem thêm: Đánh giá, nhận xét, xếp loại Đoàn viên cuối năm như thế nào?

………….

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:

………

[Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ].

….., ngày….tháng….năm…. NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ[Ký, ghi rõ họ tên]

3. Cách ghi chi tiết mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm:

[1] Ghi tên viên chức tự đánh giá, ví dụ: Nguyễn Văn A.

[2] Chức danh nghề nghiệp, ví dụ: Giảng viên, giáo viên,..

[3] Ghi tên đơn vị sự nghiệp công lập công tác, ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội.

Xem thêm: Đánh giá là gì? Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của đánh giá?

Ở các phần tự đánh giá, viên chức chủ động trong việc đánh giá từng mục, tùy theo điều kiện thực tế cụ thể để ghi rõ ràng, đúng, đầy đủ nội dung được liệt kê ở trên. Ở phần kết quả tự đánh giá, viên chức có thể dựa vào quy định tại điều 3, Nghị định 90/2020/NĐ-CP để không bỏ lỡ nội dung:

Điều 3. Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

1. Chính trị tư tưởng

a] Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

b] Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

c] Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;

d] Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

2. Đạo đức, lối sống

Xem thêm: Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm kèm hướng dẫn chuẩn

a] Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

b] Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;

c] Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;

d] Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

3. Tác phong, lề lối làm việc

a] Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;

b] Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;

c] Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Xem thêm: Mẫu phiếu đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm mới nhất

d] Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

4. Ý thức tổ chức kỷ luật

a] Chấp hành sự phân công của tổ chức;

b] Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

c] Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;

d] Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

a] Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

Xem thêm: Mẫu bản tự nhận xét đánh giá chất lượng công tác của viên chức

Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

b] Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Trước khi ký, ghi rõ họ tên, các cá nhân phải thực hiện ghi rõ địa danh, ngày tháng năm ký.

Xem thêm: Khi nào công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ?

Video liên quan

Chủ Đề