Mẫu hợp đồng vệ sinh an toàn thực phẩm

Hoạt động mua bán thực phẩm là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một hoạt động thiết yếu xét đến nhu cầu sống còn của con người về lương thực. Nếu một người chỉ mua với số lượng ít để ăn hàng ngày thì không cần lập hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu việc mua bán thực phẩm với số lượng lớn, nhằm mục đích sản xuất, thương mại thì các bên phải giao kết hợp đồng mua bán. Việc giao kết hợp đồng mua bán chủ yếu nhằm tránh những rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh trong kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, thỏa thuận mua bán thực phẩm còn là yêu cầu, cơ sở bắt buộc đối với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP khi giám sát, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ thực phẩm lưu thông trên thị trường. Vậy làm thế nào để bạn tạo ra một mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm chất lượng. Cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu nhé!.

Mẫu hợp đồng vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm

Hợp đồng mua bán thực phẩm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thảo thuận giữa các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng thức ăn/thực phẩm xác định cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán.

Các điều khoản trong hợp đồng mua bán thực phẩm

Như mọi loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán thực phẩm sẽ có phần mở đầu, căn cứ luật để đưa ra bản hợp đồng, thời gian, địa điểm. Tiếp đến là các bên tham gia trong bản hợp đồng (thường là bên A: bên bán thực phẩm. Bên B: bên mua thực phẩm). Rồi đến các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung giao dịch: Phần này ghi rõ bên A cung cấp cho bên B những thực phẩm gì hoặc theo nhu cầu của bên B.

Điều 2: Giá cả: Phần này thống nhất rõ giá của từng loại thực phẩm là bao nhiêu

Điều 3: Chất lượng hàng hóa: Theo quy định của cục vệ sinh an toàn thực phẩm và thỏa thuận của 2 bên

Điều 4: Phương thức giao nhận: Ghi rõ giờ giao nhận, phương tiện vận chuyển, chi phí bên nào chịu,…

Điều 5: Đảm bảo về mặt chất lượng của thực phẩm: Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng của thực phẩm.

Điều 6: Phương thức thanh toán: Quy định rõ tiền mặt hay chuyển khoản. Thời gian thanh toán là khi nào sau khi nhận thực phẩm.

Điều 7: Cam kết của 2 bên

Điều 8: Giải quyết tranh chấp

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có)

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Cuối cùng, đại diện 2 bên ký tên và đóng dấu (nếu có)

Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm mới năm 2022

Một số lưu ý khi ký mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm

Đảm bảo chất lượng thực phẩm

Hầu hết các bên giao dịch đều có thỏa thuận khá nhiều về điều kiện chất lượng hàng hóa, tuy nhiên các thỏa thuận này đều không phù hợp với pháp luật và ẩn chứa nhiều rủi ro tranh chấp. Nguyên nhân là do các bên không đối chiều với các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa/thực phẩm cụ thể. Ngoài ra tiêu chuẩn chất lượng nên lập thành phụ lục riêng, nêu rõ đặc điểm hàng hó về tên, số lượng, chất lượng, thành tiền, số hiệu, cấu tạo, thành phần, định lượng, ngày sản xuất, nơi sản xuất,…

Hủy hợp đồng do vi phạm giao hàng

Giao hàng thiếu số lượng: bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo yêu cầu của bên mua, mặt khác bên bán có thể phải chịu rủi ro khi bên mua có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng dư số lượng: bên mua có thể từ chối nhận số hàng như vậy bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển khi đưa hàng về.

Giao hàng không đồng bộ: bên bán phải thay thế số hàng không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng thì phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế và phải chịu bồi thường thiệt hại nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

Giao hàng không đúng chủng loại: bên bán phải chịu rủi ro khi bên mua hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hàng hóa  bao gồm nhiều chủng loại, bên  bán không giao đúng thỏa thuận mtj hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.

Tranh chấp về thanh toán do không rõ quy định

Bên bán thường chỉ quy định đơn giản là đưa ra giá, phương thức thanh toán là chuyển khổng hay tiền mặt, số lần thanh toán. Để tránh tranh chấp không đáng có, bên bán nên quy định nội dung này trong hợp đồng mua bán như:

Giá của từng loại thực phẩm, giá bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Phương thức thanh toán: số tài khoản ngân hàng giao dịch, phí chuyển khoản, lãi suất trả chậm,…

Trường hợp không có thỏa thuận về giá và phương thức thanh toán, BLDS 2015 quy định:

Biến động giá sẽ theo giá trị trường lại thời điểm thanh toán

Phương thức thanh toán đưuọc xac định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng ( thới điểm giao hàng, thời điểm bên mua xuất trình đầy đủ bộ hóa đơn chứng từ…)

Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan

Các bên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua, … trong trường hợp không quy định, các bên phải chịu rỉu ro về việc xá định theo chi phí đã đưuọc công bố của cơ quan nhà nước hoặc tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

Chuộc lại hàng đã bán

Bên bán có thể thỏa thuận trong hợp đồng nếu có nhu cầu chuộc lại hàng hóa đã bán về thời hạn chuộc, giá chuộc lại, phương thức chuộc lại,…trong hợp đồng mà nội dung chưa rõ ràng, BLSD 2015 quy định:

Thời hạn chuộc không quá một năm đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao dịch tài sản.

Trong thời hạn chuộc lại, bên bán đưuọc chuộc lại bất kỳ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua; bên mua không được bán cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với hàng hóa;

Giá chuộc lại là giá thị thượng tại thời điểm chuộc lại.

Tầm quan trọng của hợp đồng mua bán thực phẩm

Hạn chế các rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh giữa bên bán và bên mua

Điều này là đúng với tất cả các loại hợp đồng mua bán chứ không chỉ riêng mua bán thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa được mua bán là thực phẩm thì nó lại càng trở lên quan trọng và cần thiết.

Với mặt hàng mua bán là thực phẩm thì rủi ro nhiều hơn. Rủi ro vì chất lượng của thực phẩm nhiều khi khó kiểm soát. Đôi khi thực phẩm có thể bị hư hỏng, biến chất rất nhanh trước khi bên mua tiếp nhận. Rủi ro còn gắn với trách nhiệm về sự an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng…

Rủi ro cao cũng đồng nghĩa với khả năng xảy ra tranh chấp cao. Chính vì vậy, các bên khi mua bán thực phẩm với số lượng lớn nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán.

Hợp đồng mua bán thực phẩm là những điều khoản rõ ràng, quy định về quyền và nghĩa vụ các bên. Đây là văn bản rõ ràng, chính xác, làm căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu nó xảy ra trên thực tế.

Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm giúp chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm

Việc truy xuất nguồn gốc sẽ thực hiện thông qua kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan của bên cung cấp. Điều này chứng minh được một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã nhập thực phẩm từ những đơn vị nào. 

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn chịu sự quản lý rất chặt chẽ của nhà nước. Khi các cơ quan chuyên ngành thanh tra, kiểm tra các cở sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chắc chắn sẽ kiểm tra hợp đồng mua bán thực phẩm, nguyên liệu đầu vào.

Lúc này, cơ sở sản xuất kinh doanh phải xuất trình được hợp đồng mua bán để chứng minh đã mua nguyên liệu, thực phẩm từ đâu? Dựa vào hợp đồng mua bán cơ sở cung cấp, cơ quan thanh tra, kiểm tra sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, thực phẩm. Đánh giá được những đơn vị cung cấp có đảm bảo các điều kiện về ATTP theo quy định hay không.

Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không xuất trình được các giấy tờ này, rất có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Lỗi được xác định ở đây là do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Là điều kiện để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hợp đồng mua bán thực phẩm còn là điều kiện để cơ quan sản xuất, kinh doanh được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoại trừ một số trường hợp sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:

  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Mẫu hợp đồng mua bán gỗ
  • Mẫu hợp đồng mua bán xe máy

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm mới năm 2022”. Biểu mẫu luật tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Biểu mẫu luật thông qua số hotline: 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để kinh doanh mua bán thực phẩm?

Các giấy phép cần thiết khi kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sau đây phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm chức năng; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở); Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì không phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm: Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống; Cở sở kinh doanh phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ đảm bảo cho việc kinh doanh đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.
Ngoài ra, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề sau đây: Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để đáp ứng theo yêu cầu công việc.

Mức phạt khi mua bán thực phẩm trái phép, không rõ nguồn gốc?

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hành vi buôn bán thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ”. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt đi từ cảnh cáo đến phạt tiền lên đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

✅ Mẫu hợp đồng: 📝 Mua bán thực phẩm
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +1000