Mẫu kê khai tài sản bổ nhiệm cán bộ

Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung

Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập bổ sung

[1] Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.

[2] Ghi như phần thông tin chung trong Mẫu bản kê khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

[3] Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng [+] và số lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.

[4] Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ [-] vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.

[5] Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê khai [xem ví dụ tại điểm 32 phần hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP].

[6] Ghi như mục II “Thông tin mô tả về tài sản” theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Lưu ý chỉ kê khai về những tài sản mới tăng thêm, không kê khai lại những tài sản đã kê khai trước đó.

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Cho hỏi hiện nay mẫu biên bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Như Tâm đến từ Hà Nội.

Hồ sơ kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức gồm những gì?

Căn cứ vào Mục 1 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 của Thanh tra Chính phủ đã quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức như sau:

- Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;

- Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;

- Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai [02 bản];

- Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.

Theo đó, khi thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức cần phải chuẩn bị hồ sơ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định như trên.

Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mới nhất hiện nay? Hồ sơ kê khai tài sản, thu nhập gồm những gì? [Hình từ Internet]

Trình tự thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức gồm những bước nào?

Căn cứ vào Mục 1 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 của Thanh tra Chính phủ đã quy định về trình tự thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức như sau:

- Bước 1: Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập [gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai] lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 [PCTN] và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP .

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP [sau đây gọi là Bản kê khai], hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

- Bước 2: Thực hiện việc kê khai

Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu [02 bản kê khai] và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai [quy định tại Điều 35 Luật PCTN 2018] bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

- Bước 3: Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật PCTN 2018.

- Bước 4: Công khai bản kê khai

+ Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

+Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

+ Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức sẽ được thực hiện qua 4 bước như trên.

Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được quy định như thế nào?

Hiện nay, khi thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thì sẽ sử dụng mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP như sau:

Tải mẫu bản kê khai tàn sản, thu nhập của cán bộ, công chức mới nhất tại đây.

Chủ Đề