Máy tập bụng EMS có tốt không

Chăm sóc khách hàng

  • 1900 2807 [1000đ/phút]
  • Thời gian làm việc T2 đến CN

Hỗ trợ khách hàng

  • Dịch vụ giao hàng toàn quốc
  • Hướng dẫn thanh toán khi nhận hàng
  • Dịch vụ miễn phí nội thành
  • Sơ đồ đến công ty

Hướng dẫn khách hàng

  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Hướng dẫn mua hàng
  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Cam kết bảo mật thông tin

Chia sẻ

  • EMS là gì ?
  • Lợi ích tác dụng của EMS
  • Tập EMS có hiệu quả không ?
  • EMS có giúp tăng cơ bắp không ?
  • EMS có giúp tăng sức mạnh không ?
  • EMS có giúp cải thiện phục hồi cơ bắp không ?
  • Cách áp dụng EMS vào tập gym
  • Cách tăng sức mạnh với EMS


Vào đầu năm 2021, giới thể hình rộ lên một khái niệm tập luyện rất mới lạ. Chúng được quảng cáo là giúp đốt calo nhiều hơn, giảm cân hiệu quả và giúp chúng ta tập bụng 6 múi một cách nhanh chóng.

Và khái niệm mới lạ mà Thể Hình Vip đang nói đến ở đây chính là phương pháp EMS training. Vậy, cụ thể thì EMS là gì ? Công nghệ tập EMS có lợi ích tác dụng và độ hiệu quả như thế nào ? Có an toàn không ?

EMS là gì ?


EMS là viết tắt của cụm từ Electrical Muscle Stimulation, dịch ra có nghĩa là sự kích kích cơ bắp bằng điện. Và đúng như tên gọi của chúng, EMS là phương pháp giúp kích thích các khối cơ co duỗi bằng xung điện.


Cơ chế hoạt động của chúng rất đơn giản. Trong cơ thể, cơ bắp của chúng ta sẽ co lại một cách tự nhiên để phản ứng lại với các tín hiệu điện do não [neurons / tế bào thần kinh] gửi đi.

Lúc này, các máy EMS sẽ giả lập lại [bắt chước] những xung điện này. Từ đó, làm cho các nhóm cơ co lại theo hiệu lệnh. Ví dụ, hành động gập bắp tay trước là một hình thức co cơ.

Ngoài cái tên EMS [Electrical Muscle Stimulation], phương pháp này đôi khi còn được gọi là electromyostimulation. Trong phương pháp kích thích bằng điện, các dòng điện nhẹ sẽ nhắm vào cơ bắp hoặc hệ thần kinh của chúng ta.

Tùy thuộc vào bước sóng của xung điện, mà các kích thích sẽ tập trung tác động vào hệ thần kinh thay vì cơ bắp [và ngược lại]. Đối với phương pháp EMS, các tín hiệu sẽ được gửi đến để tập trung tác động vào cơ bắp và làm chúng co lại.

Trong phương pháp EMS, các xung điện sẽ được tạo ra bởi một thiết bị cao ngang tầm bụng [máy EMS] và được phân phối thông qua các điện cực trên da, nằm gần vùng cơ bị kích thích.

Các điện cực này thường là các miếng đệm được dính [gắn] vào da. Trong quá trình hoạt động, các xung điện đến từ máy EMS sẽ bắt chước tín hiệu điện của hệ thần kinh trung ương, từ đó làm cho các cơ bắp co lại.

Việc sử dụng phương pháp EMS đã được các nhà khoa học thể thao trích dẫn như một kỹ thuật bổ trợ cho việc huấn luyện thể thao. Tại Hoa Kỳ, các thiết bị EMS sẽ được quản lý bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA].

Lợi ích tác dụng của EMS


EMS ngày càng được chú ý trong những năm gần đây vì nhiều lý do. Một vài trong số đó có thể kể đến như: được sử dụng như một công cụ rèn luyện sức mạnh cho các đối tượng khỏe mạnh và vận động viên.

Hoặc được sử dụng như một công cụ kiểm tra để đánh giá chức năng thần kinh và/hoặc cơ bắp. Sử dụng như một công cụ phục hồi chức năng và phòng ngừa cho những người bị bất động một phần hoặc toàn phần.

  • Rèn luyện sức mạnh
  • Đánh giá chức năng thần kinh / cơ bắp
  • Phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ phục hồi sau tập

Cụ thể, các kích thích xung điện có thể "huấn luyện" các cơ bắp phản ứng lại với các tín hiệu tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp co cơ. Đây là một tác dụng đặc biệt hữu ích cho những người sống sót sau đột quỵ...

Nhóm đối tượng phải học lại từ đầu các chức năng vận động cơ bản. Không chỉ vậy, EMS còn có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ phục hồi sau tập cho các vận động viên.

Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng, bằng cách gây ra các đợt co cơ lặp đi lặp lại, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu và giúp sửa chữa các vùng cơ bị chấn thương.

Tập EMS có hiệu quả không ?


EMS bước lên ánh đèn sân khấu vào năm 1976, khi một nhà khoa học Liên Xô tên là Yohan Kots công bố nghiên cứu cho thấy, EMS có thể làm gia tăng sức mạnh lên đến 40% ở các vận động viên cấp độ ưu tú.

Điều này đã khiến rất nhiều người quan tâm, và kể từ đó, hàng trăm nghiên cứu đã được thực hiện về EMS. Vậy, với một lượng lớn thông tin từ các nghiên cứu, chúng ta đã biết được gì về EMS? Liệu chúng có thật sự hiệu quả hay không?

EMS có giúp tăng cơ bắp không ?


Về cơ bản, hoạt động nâng tạ liên quan đến việc co cơ lặp đi lặp lại nhiều lần. Và khi đó, cơ bắp sẽ phản ứng lại bằng cách phát triển lớn hơn và mạnh hơn. Trong trường hợp của EMS, thì chúng cũng làm co cơ lặp đi lặp lại.

Vì vậy, về mặt lý thuyết, thì chúng cũng có thể kích thích sự phát triển của cơ bắp. Tuy nhiên, sự thật thì điều này không hoàn toàn chính xác. Cho đến nay, không có nghiên cứu nào phát hiện ra rằng...

EMS có thể giúp thúc đẩy sự phát triển cơ bắp ở bất kỳ mức độ đáng kể nào. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta xem xét đến khía cạnh sinh lý học của sự phát triển cơ.

Với EMS, chúng sẽ không có yếu tố tải trọng tác động từ bên ngoài [lên cơ bắp]. Điều này có nghĩa là cơ bắp sẽ không có progressive overload và không có biên độ chuyển động - những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ.

Trong trường hợp chưa biết đến progressive overload, thì bạn hãy tham khảo bài viết progressive overload là gì của Thể Hình Vip. Nói tóm lại, EMS là một yếu tố kích thích rất yếu để giúp phát triển cơ...

Và chúng không nên được xem là một phương tiện đủ mạnh để xây dựng cơ bắp. Do đó, nếu đang nghĩ rằng EMS có thể giúp bạn sở hữu body 6 múi chỉ bằng việc nhún nhảy một cách hời hợt, thì bạn nên bắt đầu suy nghĩ lại.

EMS có giúp tăng sức mạnh không ?


Đối với câu hỏi "EMS có giúp gia tăng sức mạnh hay không ?", thì câu trả lời có thể được xem là "có tiềm năng". Có ba cách chính để chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ hơn, đó là:

  • Tăng kích thước cơ bắp
  • Tăng độ hiệu quả của cơ bắp
  • Tăng hiệu quả chuyển động

Tăng kích thước cơ bắp, tăng độ hiệu quả của cơ bắp và tăng hiệu quả chuyển động. Đối với cách thứ nhất, thì đây là một điều khá hiển nhiên, rõ ràng và không có gì phải bàn cãi.

Và đây cũng là lý do tại sao những người khỏe nhất trong phòng gym thường là người to nhất. Thế nhưng, đối với yếu tố thứ hai và thứ ba, thì chúng thường bị bỏ qua.

Với yếu tố thứ hai, "độ hiệu quả của cơ bắp" là khái niệm đề cập đến việc cơ thể chúng ta có thể huy động và co các sợi cơ một cách triệt để và mạnh mẽ như thế nào.

Khi càng nhiều sợi riêng lẻ trong cơ bắp có thể được kích hoạt và nếu có thể hoạt động càng mạnh và nhanh, thì chúng càng có thể di chuyển được nhiều trọng lượng tạ hơn.

Đây là lý do tại sao cơ bắp có thể trở nên mạnh hơn mà không cần to lên - khi mà chúng có thể "học" cách để hoạt động hiệu quả hơn, từ đó cho phép bạn có được nhiều sức mạnh hơn từ lượng cơ bắp hiện có.

Với yếu tố thứ 3, "hiệu quả vận động" là khái niệm đề cập đến việc chúng ta trở nên tốt hơn trong các bài tập, và làm giảm khối lượng chuyển động và mức năng lượng bị lãng phí.

Ví dụ, nếu bạn đang lắc lư, đung đưa thân người trong khi squat, thì điều đó sẽ làm lãng phí khá nhiều năng lượng - thứ lẽ ra có thể được dùng để di chuyển trọng lượng tạ lên và xuống.

Đây là lý do tại sao hầu hết các chương trình rèn luyện sức mạnh đều yêu cầu chúng ta thực hiện nhiều bài tập compound và chú trọng nhiều vào form động tác đúng kỹ thuật [chuẩn form].

Xem thêm: Bài tập compound là gì ?

Khi càng thực hiện đúng cách bất kỳ hoạt động thể chất nào, dù là ném bóng chày hay squat, thì bạn sẽ càng đạt được kết quả tốt hơn. Và trong trường hợp của bài tập squat, khi càng tập tốt thì bạn càng có thể gánh được nhiều trọng lượng tạ hơn.

Bây giờ, đối với EMS, chúng được quảng cáo là có thể giúp gia tăng sức mạnh bằng cách cải thiện "độ hiệu quả của cơ bắp". Khi đó, bằng cách "dạy" các sợi cơ của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Trong trường hợp chưa hiểu rõ về các sợi cơ, thì bạn hãy tham khảo bài viết sợi cơ nhanh và chậm của Thể Hình Vip. Khi não ra lệnh cho một nhóm cơ co lại, nhiều sợi cơ riêng lẻ của khối cơ bắp đó sẽ hoạt động.

Thế nhưng, trong hầu hết các trường hợp, một số sợi cơ được giữ lại và dự trữ, để sau đó có thể tiếp quản khi những sợi đang hoạt động bị mỏi. Mặt khác, EMS khiến tất cả các sợi riêng lẻ trong cơ bắp co lại cùng một lúc.

Đó là lý do tại sao các nghiên cứu chỉ ra rằng, EMS có thể kích hoạt nhiều hơn khoảng 30% số sợi cơ trong một nhóm cơ bắp nhất định. Chứ không chỉ đơn giản là làm cơ bắp co lại.

Vì vậy, trên lý thuyết, bằng cách làm điều này thường xuyên, bạn có thể cải thiện khả năng huy động nhiều sợi cơ hơn trong khi chịu áp lực [áp lực cơ học, ví dụ như cử tạ]. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn trên lý thuyết, vậy còn trên thực tế thì sao?

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, EMS tạo ra sự gia tăng sức mạnh nhẹ. Thế nhưng, những nghiên cứu khác, ví dụ như nghiên cứu của trường University of Granada [Tây Ban Nha] lại phát hiện ra rằng, EMS không tạo ra sự khác biệt.

Thật không may, phần lớn các nghiên cứu có sẵn đều thiếu sót vì một số lý do. Điều này khiến cho việc đưa ra kết luận chính xác là rất khó. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang có xu hướng cho thấy EMS dường như không có tác dụng quá mạnh.

EMS có giúp cải thiện phục hồi cơ bắp không ?


Một số bằng chứng cho thấy, các hình thức tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, là tốt hơn so với việc nghỉ ngơi hoàn toàn để phục hồi sau một buổi tập luyện. Điều này được gọi là "phục hồi tích cực".

Lúc này, chúng ta thường được tuyên truyền là: EMS có thể làm được điều tương tự bằng cách sử dụng các xung điện ngắn hơn, nhẹ nhàng hơn để bắt chước lại các bài tập nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ. Nghiên cứu của trường Université de Bourgogne [Pháp] cùng một số nghiên cứu khác cho thấy, EMS không giúp cải thiện khả năng phục hồi cơ hoặc giảm đau nhức cơ bắp.

Xem thêm: Tại sao tập gym lại đau cơ ? Cách giảm đau

Các nhà khoa học tin rằng, điều này có thể do thực tế là EMS không làm tăng lưu thông máu giống như các phương pháp phục hồi tích cực - thứ là một trong những lợi ích chính của phục hồi tích cực.

Cách áp dụng EMS vào tập gym


Tại thời điểm này, có lẽ bạn đã không còn hứng thú với EMS, khi mà chúng có những "lợi ích ưu việt" như: giá thành máy móc đắt tiền và được các nghiên cứu khoa học nói rằng...

Chúng không có khả năng giúp bạn theo bất kỳ khía cạnh nào một cách đáng kể. Thay vì EMS, có thể bạn sẽ muốn bổ sung một ít creatine - thứ thật sự sẽ giúp bạn tăng cơ và sức mạnh nhanh hơn, đồng thời giúp phục hồi sau tập tốt hơn.

Trong trường hợp chưa biết đến creatine, thì bạn hãy tham khảo bài viết creatine là gì của Thể Hình Vip. Tuy nhiên, nếu bạn không bận tâm về giá và tò mò liệu EMS có thể giúp bạn gia tăng sức mạnh nhanh hơn hay không...

Giống như những gì đã xảy ra đối với một số người trong một vài nghiên cứu, thì bạn hãy tham khảo những cách thực hiện sau đây. Hãy tuân thủ theo những quy tắc này để có được kết quả tốt nhất với EMS.

Nguyên tắc thứ nhất, nhắm mục tiêu mỗi nhóm cơ [duy nhất] tại một thời điểm duy nhất. Các máy EMS chỉ có thể hoạt động nếu được tập trung vào một nhóm cơ tại một thời điểm.

Xem thêm: Bicep là gì ? Cấu tạo ra sao

Vì vậy, đừng cố gắng nhắm mục tiêu vào cơ ngực, đùi trước, cơ bicep và cơ lưng của bạn tất cả cùng một lúc. Nguyên tắc thứ 2, tập luyện cho mỗi chi [tay, chân] tại một thời điểm khác nhau.

Với phương pháp EMS, chúng ta sẽ muốn kích thích tối đa cơ bắp đang được nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, việc đặt các dây dẫn [điện cực] lên cả hai chi cùng lúc sẽ làm loãng dòng điện.

  • Một nhóm cơ một thời điểm
  • Một chi một thời điểm
  • Giữ cho cơ bắp được thư giãn
  • Không kích thích đồng thời các cơ đối kháng
  • Đặt các điện cực đúng cách
  • Không bỏ qua phần khởi động

Nguyên tắc thứ 3, giữ cho cơ bắp được thư giãn ở tư thế thoải mái. Khi tập EMS chúng ta nên giữ cho phần cơ bắp đang hoạt động [được kích thích] luôn được duy trì ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, không chịu áp lực cơ học.

Nguyên tắc thứ 4, không kích thích đồng thời các nhóm cơ đối kháng. Mỗi phần cơ bắp đều có một nhóm cơ đối kháng. Trong đó, khi nhóm cơ này co lại thì nhóm cơ kia sẽ duỗi ra, và ngược lại.

Ví dụ, nhóm cơ đối kháng của bicep là tricep, và nhóm cơ đối kháng của quad là hamstring. Vì vậy, nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến cơ bicep của mình bằng EMS, thì đừng kích thích đồng thời vào cơ tricep.

Thay vào đó, hãy để chúng làm việc một cách riêng biệt. Trong trường hợp chưa biết đến khái niệm hamstring, thì bạn hãy tham khảo bài viết hamstring là gì của Thể Hình Vip.

Nguyên tắc thứ 5, đặt các miếng đệm điện cực đúng cách. Nếu thực hiện sai điều này, bạn sẽ gây cản trở hoặc thậm chí là làm mất đi bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của EMS.

Xem thêm: Tập gym xong nên tắm nước nóng hay lạnh ?

Vì vậy, hãy đảm bảo bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn của các máy EMS. Nguyên tắc thứ 6, không bỏ qua phần khởi động. Để hạn chế các sự cố không đáng có, chúng ta không nên...

Thử thách một khối cơ bắp "lạnh" với dòng điện mạnh nhất mà máy EMS của bạn có thể tạo ra. Thay vào đó, hãy bắt đầu với giao thức khởi động - giao thức sử dụng các đợt co duỗi nhẹ nhàng trong một giây...

Để giúp mô cơ sẵn sàng đón nhận những kích thích mạnh mẽ hơn sau đó. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, việc tắm nước nóng trước khi tập EMS cũng có thể giúp ích dưới dạng một hình thức khởi động.

Cách tăng sức mạnh với EMS


Ở các phần nội dung bên trên, chúng ta đã biết được là EMS đang có xu hướng không có tác dụng quá mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn "không có gì ngoài điều kiện" và muốn thử trải nghiệm một hình thức tập luyện mới lạ...

Thì bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây. Trong những trường hợp EMS mang lại lợi ích về sức mạnh, chúng đã được sử dụng kết hợp với hình thức tập luyện kháng lực để kích thích các cơ bắp đã được rèn luyện trước đó trong ngày.

Vì vậy, ví dụ, nếu bạn đã tập luyện phần thân trên của mình vào ngày hôm nay, thì bạn có thể sử dụng xung điện EMS cho các nhóm cơ như: cơ ngực, cơ vai và cơ tay sau của mình.

Để có kết quả tốt nhất, hãy đợi từ 6 đến 8 giờ sau các buổi tập, trước khi thực hiện EMS, để các cơ bắp có thể phục hồi một phần sau quá trình tập luyện. Theo một quy trình EMS cụ thể...

Sau khi khởi động, hãy kích thích cơ bắp của bạn bằng các cơn co thắt mạnh từ 6-10 giây, và tiếp sau đó là 50 giây nghỉ ngơi. Lặp lại chu trình này 10 lần và sau đó làm nguội [cool down] giống như cách mà bạn đã làm nóng để khởi động.

  • Khởi động
  • Co cơ 6-10 giây
  • Nghỉ ngơi 50 giây
  • Lặp lại chu trình
  • Làm nguội

Hầu hết những người đã báo cáo thành công với EMS đều khuyên chúng ta nên tập từ 2 đến 3 buổi EMS mỗi tuần cho mỗi nhóm cơ chính, với ít nhất 48 giờ giữa các buổi tập trên các nhóm cơ riêng lẻ.

Như vậy là bạn đã vừa đọc xong bài viết "Tập EMS là gì ? Lợi ích EMS training có hiệu quả an toàn không" thuộc chuyên mục Tăng cơ của Thể Hình Vip. Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp thành công những thắc mắc của bạn.

Bây giờ, nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ bài viết này và giới thiệu thehinhvip.com với bạn bè, để Thể Hình Vip có động lực nghiên cứu và viết thêm nhiều bài viết hữu ích hơn trong tương lai.

Chủ Đề