Mẹo chữa đau bụng đi ngoài cho bà bầu

Khi mang thai, nếu chẳng may mẹ bị tiêu chảy lâu ngày thì thay vì sử dụng nhiều kháng sinh để điều trị, thì mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian lành tính dưới đây vừa an toan cho sức khỏe của mẹ lại không gây nguy hại cho thai nhi.

Bà Bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g [sao sơ], gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.

100g [hoặc gừng khô 30 g]. Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

Các mẹ lưu ý chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian khi thấy biểu hiện bệnh nhẹ. Tình trạng bệnh có biểu hiện nặng ngay từ đầu hoặc kéo dài 2-3 ngày thì các mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Gạo tẻ đem sao vàng hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần.

Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.



Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn.

Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g [mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng] rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối [cho vừa miệng], trộn đều. Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều. Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn [không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo]. Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.

Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì?

Bị tiêu chảy khi mang thai cần uống nhiều nước để bù nước đã bị mất. Tốt nhất là uống dung dịch bù nước như sau: mỗi lít nước đun sôi để nguội pha thêm 8 muỗng cafe đường và nửa muỗng cafe muối khuấy đều. Bà bầu nên uống dung dịch bù nước này thường xuyên, kết hợp với một vài món ăn bài thuốc cho đến khi hết tiêu chảy để cơ thể không bị mất nước trầm trọng, dẫn tới suy nhược mệt mỏi kéo dài sau bệnh.

  • Đang bị tiêu chảy không nên uống sữa

Bị tiêu chảy ở bà bầu cũng có khi do cơ thể không hấp thu được lượng đường lactose trong các sản phẩm sữa an thai. Nếu bị tiêu chảy khi mang thai do nguyên nhân này thì bà bầu ngưng dùng sữa và nên chuyển sang dùng sữa không có lactose hay sữa đậu nành nguyên chất. Trong trường hợp tiêu chảy không quá nặng thì bà bầu nên dùng sữa chua để cung cấp men vi sinh cho hệ tiêu hóa ổn định.

Ngoài ra còn một số bài thuốc trị tiêu chảy khác như: vỏ măng cụt, lá củ cải tươi, lá lựu tươi, … cũng trị tiêu chảy cho bà bầu cực hay, mẹ có thể áp dụng thử.

Nguồn: sưu tầm.

Ðau bụng tiêu chảy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Một vài mẹo nhỏ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn vượt qua những phiền toái với chứng tiêu chảy, đánh bay những lo lắng về việc ảnh hưởng tới bé.

Các nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy khi mang thai

✘ Đa phần nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

✘ Thức ăn bị nhiễm khuẩn các virut Rota, Cyptomegalo, Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica…

✘ Mắc các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.

✘ Tình trạng không dung nạp thực phẩm của cơ thể như đồ ăn lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ, cơ thể không hấp thu được, gây ra rối loạn tại cơ quan tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy.

✘ Thực phẩm chứa quá nhiều nước [dưa hấu, các loại rau cải…]. Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân.

Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng.

Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Có sốt hoặc không sốt, đau đầu.

Một số hiếm trường hợp có thể gặp các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể, mê sảng, co giật…

Thông thường, bà bầu dễ bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kỳ. Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút, đi ngoài phân lỏng, mùi chua…

Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng và sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Mẹo chữa tiêu chảy khi mang thai

Uống đủ nước cho cơ thể

Tiêu chảy sẽ làm bạn mất nước và chất điện giải, chất khoáng như kali và natri. Đó là lý do mẹ bầu phải uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng đã mất đi. Khi uống nước, mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ.

Dùng sữa chua

Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột, giúp gia tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khiến bạn mau khỏi tiêu chảy hơn.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có đặc tính chống co thắt, rất tốt cho bà bầu đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể hẵm hoa cúc khô với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút, dùng thay nước lọc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.

Uống trà vỏ cam

Cho vỏ cam hãm với nước nóng. Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng.

Sử dụng mật ong

Pha 1 muỗng cà phê mật ong với 1 cốc nước ấm, có thể thêm một ít chanh để tăng thêm mùi vị và bổ sung vitamin C cho cơ thể. Dùng thức uống này vào mỗi buổi sáng. Thói quen này giúp cơ thể thải độc và giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá. Thức uống này cung cấp nước cho cơ thể và cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

Ăn chè đậu đỏ hạt sen

Nguyên liệu gồm đậu đỏ, hạt sen, táo đỏ, củ sen, gạo đỏ, đường cát gia vị vừa đủ nấu chè ăn. Hạt sen, củ sen, bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa tỳ vị hư, tiêu chảy kiết lỵ kéo dài. Đậu đỏ thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù. Táo đỏ bổ tỳ vị nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Gạo đỏ bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Đường phèn bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Tác dụng bổ ích tỳ vị, phòng trị tiêu chảy.

Uống sinh tố trái cây

Nguyên liệu gồm táo, ổi chín, sapôchê xay thành sinh tố để uống. Táo bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Quả sapôchê giàu vitamin, có tannin kháng vi khuẩn, virut. Ổi chín thu liễm kiện vị cố tràng, trị tiêu chảy, tiêu khát.

Bổ sung các thực phẩm có lợi khác

  • Khoai tây, giá đậu, mơ lông, rau mùi, thì là, rau răm, rau thơm, đậu ván, đậu đũa, đậu ve
  • Gừng, nghệ, hành, kiệu, tiêu, tỏi
  • Táo, quýt, nhãn na, sầu riêng, lựu

Các thực phẩm này đều bổ tỳ vị dễ hấp thu, phòng trị rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư.

Lưu ý mẹ bầu bị tiêu chảy nên kiêng các món: cam, cà, nước dừa, nước lạnh và các loại rau củ quả có vị chua quá, đắng quá.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tiêu chảy sẽ làm các mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi, vì vậy nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Nếu chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, các bà bầu đang bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch oresol. Đây là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm.

Ngoài oresol, tuyệt đối không được tự ý mua và dùng bất kì loại thuốc cầm tiêu chảy nào khác mà không có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, thì cần nôn ra hết những gì đã ăn và đến bác sĩ cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như ói mửa, buồn nôn/nôn và các triệu chứng mất nước [khô miệng, nước tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt, giảm phản xạ…], thai phụ cần đến cơ sở y tế để theo dõi, truyền dịch.

Hy vọng các mẹ bầu đã tìm thấy được những thông tin hữu ích và cách chữa tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả tại nhà.

Theo Procarevn.vn

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề