Mẹo chữa nẻ môi

Tình trạng khô môi, bong tróc da môi khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và thậm chí khiến bạn ngại giao tiếp. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khô môi và để chữa khô môi hiệu quả, nên điều trị theo nguyên nhân để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp điều trị tình trạng khô môi đơn giản và hiệu quả.

1. Những nguyên nhân gây khô môi

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khô môi nhưng thường gặp nhất là những nguyên nhân dưới đây:

- Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiều nắng cũng khiến môi của bạn có thể bị khô hoặc bong tróc, nứt nẻ lớp da bên ngoài.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi

- Do môi trường: Tiếp xúc và làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều khói bụi và chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khô môi, hay thâm môi.

- Do son môi, phun môi: Son là một loại mỹ phẩm không thể thiếu, giúp phụ nữ trở nên xinh đẹp và tươi tắn hơn. Tuy nhiên, một số hợp chất trong son cũng khiến cho môi của bạn trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, phương pháp phun môi sử dụng những loại mực phun kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn luôn trong tình trạng khô và nứt nẻ. Hơn nữa, trong quá trình xăm môi, một số dưỡng chất có sẵn trong tế bào da môi cũng có thể bị mất đi và khiến môi khô hơn rất nhiều.

- Do thiếu nước: Da của môi không có tuyến nhờn, chính vì thế, đây được cho là vùng da dễ bị khô hơn so với những vùng da khác. Tình trạng khô môi cùng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn chưa được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

- Do thiếu vitamin: Thiếu vitamin và một số loại khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, kẽm và sắt sẽ khiến cho da môi của bạn trở nên khô ráp hơn bình thường.

- Tình trạng thừa quá nhiều vitamin A dẫn đến gan có xu hướng tích tụ vitamin A. Từ đó, dẫn tới những triệu chứng như nứt nẻ môi, khô và bong tróc da.

- Do thói quen liếm môi: Nhiều người cho rằng, liếm môi sẽ có thể giúp cho môi của chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm và thói quen liếm môi cũng là thói quen xấu cần loại bỏ.

Khô môi do thói quen dùng son

Thực tế là bạn càng liếm môi thì môi của bạn sẽ càng trở nên khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa các loại enzyme có tính hút ẩm và gây kích ứng cho da môi. Hơn nữa, một số hoạt chất trong nước bọt cũng chính là nguyên nhân khiến cho mạch máu của chúng ta bị giãn căng dẫn tới tình trạng xuất huyết ở môi.

- Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể làm giảm sản xuất nước bọt và cũng góp phần khiến cho làn da môi của bạn trở nên khô ráp hơn. Có thể kể đến như thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm hay một số loại thuốc hóa trị ung thư,...

- Do bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng da môi nứt nẻ còn có thể do các bệnh lý gây ra. Chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp, bệnh Crohn,…

2. Những phương pháp trị khô môi hiệu quả

2.1. Cách chữa khô môi tại nhà

Với những trường hợp bị khô môi không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để điều trị tình trạng khô môi.

- Trị khô môi bằng mật ong: Mật ong có tác dụng giữ ẩm rất tốt. Do đó, đây là một thành phần thường có trong các sản phẩm dưỡng môi và nhiều sản phẩm làm đẹp da. Trong trường hợp bị khô môi, bạn có thể dùng một chút mật ong để bôi lên vùng da môi bị nứt nẻ, khô ráp. Phương pháp này sẽ giúp môi của bạn nhanh chóng trở nên căng mịn. Bên cạnh đó, mật ong cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết và hạn chế bong tróc môi một cách hiệu quả.

Chữa khô môi tại nhà bằng mật ong

- Dùng dưa chuột để trị khô môi: Dưa chuột là một loại thực phẩm được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt. Đây cũng là một loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn để cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất, giúp cho làn môi trở nên mịn màng hơn.

- Dưỡng môi bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các loại axit béo cho môi, làm mềm môi và giảm đau do môi nứt nẻ.

- Chữa khô môi bằng nha đam: Nha đam cũng là một loại dưỡng chất mà bạn có thể sử dụng để điều trị tình trạng khô môi. Những dưỡng chất trong nha đam giúp dưỡng ẩm môi, giảm nếp nhăn rất hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cắt lá nha đam và lấy phần gel nha đam để bôi lên môi hàng ngày. Lưu ý trước khi bôi cần làm sạch môi.

-Chữa khô môi với nước chanh, kem tươi: Bạn có thể kết hợp chanh và kem tươi thành một hỗn hợp dùng để dưỡng ẩm cho môi rất hiệu quả. Trong chanh có chứa nhiều vitamin C, trong khi đó kem tươi lại chứa nhiều lipit giúp môi được dưỡng ẩm từ sâu bên trong, loại bỏ tình trạng khô và nứt nẻ rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa kem tươi và 1 thìa nước cốt chanh, sau đó trộn đều hỗn hợp này và thoa lên môi trước khi ngủ. Sau đó để qua đêm để có được tác dụng tốt nhất.

- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ: Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên bạn cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.

2.2. Cách chữa môi khô do bệnh lý

Một số trường hợp môi khô là do bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị triệt để căn bệnh mà mình đang mắc phải, mới có thể giải quyết tận gốc tình trạng khô môi.

Nếu khô môi do bệnh lý cần chữa bệnh dứt điểm

Đối với các trường hợp khô môi do một số loại thuốc điều trị, bạn có thể tư vấn lời khuyên từ bác sĩ để có thể khắc phục tác dụng phụ hoặc có thể chuyển sang một số loại thuốc khác nếu có thể.

Nếu khô môi là do thiếu một số dưỡng chất thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.

Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về khô môi và các phương pháp chữa khô môi, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Chẳng cần tốn tiền mua son dưỡng hay đến spa để chăm sóc đôi môi khô nẻ, bạn chỉ cần thực hiện theo 10 cách trị nứt môi tại nhà dưới đây là đã có thể giúp đôi môi của mình trở nên căng mọng, tràn đầy sức sống hơn.

Nguyên nhân khiến đôi môi trở nên khô nẻ, dễ chảy máu

Khô môi khiến đôi môi thường xuyên trong trạng thái nứt nẻ, chảy máu là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô, giá lạnh. Nguyên nhân dẫn đến môi bị khô nẻ khá đa dạng, có thể do:

– Thời tiết lạnh, khô: Đây là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta đôi môi bị khô, thiếu sức sống. Vào những ngày nhiệt độ thấp, không khí hanh khô,… cùng với việc lười uống nước sẽ làm cho môi thiếu đi độ ẩm cần thiết, dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ.

Thời tiết lạnh, lười uống nước,, lười chăm sóc môi,… có thể khiến môi bị khô nứt

– Khô môi do thường xuyên liếm môi: Thói quen liếm môi nhiều lần trong ngày sẽ khiến đôi môi của bạn dần trở nên khô nứt, dễ chảy máu. Vì vậy nếu muốn phòng tránh và cải thiện tình trạng khô môi nhanh chóng thì bạn hãy bỏ ngay thói quen này nhé.

– Do sử dụng son môi kém chất lượng: Hầu hết mỗi chị em phụ nữ đều có trong túi một vài thỏi son môi, và đôi khi những thỏi son dởm lại là “thủ phạm” gây hại cho đôi môi xinh của bạn.

Bên cạnh đó, thói quen lười tẩy trang môi, không tẩy da chết trên môi, không chăm sóc và dưỡng môi thường xuyên cũng sẽ khiến đôi môi dễ bị khô và bong tróc hơn.

– Khô môi do di truyền: Khả năng thường ít khi xảy ra tuy nhiên đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi khô nứt.

Một đôi môi khô rát, nứt nẻ, bong tróc không chỉ khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

Dưới đây nha khoa Nacera xin gợi ý cho bạn một số mẹo hay “cứu cánh” cho đôi môi bị khô nẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không cần tốn tiền mua son dưỡng hay đến thẩm mỹ viện.

Mách bạn 10 cách trị nứt môi nhanh nhất

1/ Cách trị nứt môi bằng mật ong

Thành phần chính của mật ong là 80% đường và 20% còn lại là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tế bào cơ thể con người như sắt, photpho, canxi, magie, Vitamin C, B… Đó là lý do nguyên liệu kỳ diệu này giúp gia tăng hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương cho da và chữa khô môi, thâm môi.

Mật ong là “cứu tinh” cho mọi đôi môi khô nứt

Cách sử dụng khá đơn giản như sau: Lấy một ít mật ong thoa nhẹ nhàng lên môi vài lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy đôi môi dần trở nên mềm mại và căng bóng.

2/ Bôi dầu dừa – trị khô nứt môi hiệu quả tức thì

Dầu dừa được xem là “thần dược” trong việc chăm sóc đôi môi nhờ khả năng dưỡng ẩm từ sâu bên trong tuyệt vời. Bạn chỉ cần thoa dầu dừa lên đôi môi đang bị khô rát, nứt nẻ của mình liên tục trong 2 – 3 ngày là tình trạng cũng sẽ được cải thiện một cách triệt để.

Ngoài ra bạn cũng có thể đun nóng dầu dừa, bơ hạt mỡ cùng một số tinh dầu hoa khác để làm son môi chống nẻ cho mùa đông giá lạnh cũng rất hiệu quả nhé.

3/ Đắp dưa chuột – cách trị  môi thâm nứt nẻ nhanh chóng

Bạn có biết rằng dưa chuột ngoài công dụng chăm sóc da, dưỡng da còn là vị cứu tinh cho đôi môi nứt nẻ của chúng ta? Bạn chỉ cần lát dưa chuột, sau đó chà lên môi để nước dưa chuột ngấm dần vào môi, sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm. Kiên trì áp dụng cách này vài lần mỗi ngày, môi bạn sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên.

Đắp dưa chuột trị nứt môi và thâm môi

4/ Lá lô hội chữa khô môi mùa đông

Nếu bạn luôn mong ước sở hữu đôi môi căng mọng quanh năm mà không lo nứt nẻ, bong da thì tuyệt đối không nên bỏ qua một nguyên liệu quen thuộc, đó là lá lô hội. Để “cứu vớt” đôi môi khô nứt vừa mất thẩm mỹ vừa đau rát, bạn hãy rửa sạch lá lô hội rồi lấy phần gel đắp lên môi trong khoảng vài phút, sau đó rửa sạch với nước. Với mẹo chữa khô môi tại nhà này, bạn thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5/ Cách trị khô môi đơn giản bằng cánh hoa hồng tươi

Ngâm những cánh hoa hồng đã được rửa sạch trong sữa trong một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên đôi môi đang bị khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Cách làm này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi, khắc phục tình trạng khô môi, giảm thâm môi đáng kể.

Bạn có thể dùng hoa hồng tươi để chữa khô nứt môi ngay tại nhà

6/ Chữa khô nứt môi bằng đường đỏ và dầu oliu

Đường đỏ và dầu oliu trộn đều theo tỷ lệ 1: 1, sau đó dùng để chà xát nhẹ nhàng lên môi, giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Sau mỗi lần thực hiện, những tế bào chết và vảy bong tróc sẽ biết mất, trả lại cho bạn đôi môi mềm mịn và căng mọng hơn.

7/ Chữa môi khô chảy máu nhờ dầu ăn

Dầu ăn là nguyên liệu có mặt trong căn bếp của mọi gia đình nên bạn có thể tận dụng chúng để chữa khô môi vào ngày lạnh. Dầu ăn có khả năng giữ độ ẩm và hạn chế nứt nẻ rất tốt, chỉ cần thoa dầu ăn lên môi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm là vết khô môi sẽ bị đẩy lùi. Nên áp dụng cách này trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.

>> Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Cách chữa khô môi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, mẹ bỉm sữa nên biết để áp dụng

8/ Vitamin E xua tan nỗi lo khô môi bong tróc

Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm, trị khô môi và tăng độ đàn hồi cho môi. Bạn có thể mua lẻ vitamin E [dạng viên nang] tại nhà thuốc, giá tùy loại từ vài nghìn đến 20 nghìn một viên.

Dùng kim chọc một lỗ nhỏ, nặn ra một lượng vitamin E vừa đủ rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ [cứ để qua đêm], phần còn thừa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sáng mai khi tỉnh giấc, bạn sẽ thấy môi mềm hơn, hết khô nẻ.

Vitamin E giúp đôi môi hết khô nứt tức thì

9/ Trị nứt môi nhanh chóng bằng vaseline

Vào những ngày lạnh, bạn nên chuẩn bị cho mình một hủ vaseline để thoa lên môi xinh hằng ngày. Vaseline sẽ giúp giữ độ ẩm cho môi, giảm khô nứt môi hiệu quả.

10/ Hỗn hợp đường và mật ong – cách trị môi khô và thâm nhanh nhất

Chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có một hỗn hợp với 2 công dụng: trị khô môi và trị thâm môi tại nhà. Bôi hỗn hợp lên môi, massage thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương thêm cho môi, sau đó để nguyên trong 5 phút.

Cuối cùng, bạn rửa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu là môi xinh đã quay trở lại với bạn.

Những lưu ý quan trọng giúp cải thiện triệt để tình trạng khô môi

– Tuyệt đối không liếm môi, không dùng tay lột da môi: Bởi những thói quen này sẽ chỉ khiến tình trạng khô môi thêm tồi tệ.

Tuyệt đối không liếm môi khi môi đang bị khô nứt, chảy máu

– Bổ sung nước: Uống đủ 2l nước/ngày để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ bị khô môi và giúp cải thiện đáng kể đôi môi đang bị nứt nẻ của mình.

– Cung cấp cơ thể thể các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin B2, C, A: Sự thiếu hụt 3 loại vitamin này sẽ khiến môi bị bong, nứt nẻ, thiếu sức sống. Vì thế bạn nên ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, các loại đậu xanh, đậu đen, các loại hạt và các sản phẩm sữa để giúp đôi môi luôn căng mọng và luôn khỏe mạnh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết chia sẻ về mẹo làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của Wiki Sống khỏe. Hy vọng những cách trị nứt môi đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Vì các cách này đều lành tính, sử dụng nguyên liệu an toàn nên bạn cũng có thể yên tâm sử dụng để chữa khô môi cho bà bầu hay trẻ sơ sinh nhé.

Đặc biệt là các trường hợp liên tục bị khô môi cả mùa lạnh lẫn mùa hè, môi nứt nẻ quanh năm, việc bỏ túi những mẹo trị khô môi này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể vấn đề mà mình đang gặp phải. Nhờ đó, nỗi lo về đôi môi bong tróc, khô nẻ sẽ bị dẹp bỏ và trả lại cho bạn đôi môi mềm mại, căng bóng như mong ước.

Video liên quan

Chủ Đề