Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 a Liên Xô b anh c Mĩ d nhật bản

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945], kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000 là

Kết quả lớn nhất Mĩ đạt được khi tiến hành cuộc Chiến tranh lạnh là gì?

Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Liên Xô

Câu hỏi: Quốc gia nào dưới đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai?

A. Liên Xô.

B. Anh.

C. Nhật Bản.

D. Mĩ

Trả lời:

=> đáp án D : Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cuộc cách mạng này nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm

* Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

* Đặc điểm:

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

* Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

a. Thành tựu

+ Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh…, con người đã ứng dụng cải tiến kỹ thuật, phục vụ sản xuất và cuộc sống. Tạo cơ sở lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức. [3-1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính, tháng 4-2003 công bố “Bản đồ gen người", tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y]

+ Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot...

+ Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…

+ Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp [siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn]…

+ Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh.

+ Nông nghiệp: tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa.. lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói.

+ Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, … truyền hình trực tiếp, điện thoại di động.

+ Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…, phóng thành công vệ tinh nhân tạo [1957]; con người bay vào vũ trụ [1961]; con người đặt chân lên mặt trăng [1969].

Công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu [Internet] ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội.

Trong tương lai gần, mỗi người sẽ có bản đồ gen của riêng mình.

b. Tác động

* Tích cực

Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.

Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.

3. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

a. Thời gian: từđầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giớiđã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

b. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, nhữngảnh hưởng tácđộng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

c. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ haiđến cuối thập kỉ 90, giá trị traođổi thương mại trên phạm vi quốc tếđã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tácđộng to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị traođổi của những công ti này tươngđương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tậpđoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự rađời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế [IMF], Ngân hàng Thế giới [WB], Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Liên minh châu Âu [EU],...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thểđảo ngượcđược.

4.Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

* Tích cực

+ Thúcđẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất,đưa lại sự tăng trưởng cao [nửađầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần].

+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế,đòi hỏi cải cách sâu rộngđể nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tiêu cực

+ Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội

+ Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơđánh mất bản sắc dân tộc vàđộc lập tự chủ của các quốc gia.

+ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh,đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớnđối với các nướcđang phát triển, trongđó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

111770 điểm

Laelia

Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ A. Nước Mĩ. B. Nhật Bản C. Nước Anh

D. Liên Xô

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chú ý: áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết TW Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào “Đồng Khởi” [1959 - 1960]? A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền. B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng. C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. D. Khởi nghĩa bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu.
  • Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới vì A. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới. B. các nước tham chiến lược hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh. C. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. D. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa
  • Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là A. Mỹ. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ.
  • Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân. C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh công khai kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.
  • Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tội ác của chủ nghĩa Apacthai đối với nhân dân Nam Phi? A. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc B. Sự bóc lột tàn bạo của người da đen. C. Tước đoạt quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt, kì thị chủng tộc hết sức tàn bạo.
  • Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”. B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì. C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm. D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
  • Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào thời gian nào? A. Ngày 01/05/1954 B. Ngày 07/05/1954 C. Ngày 05/07/1954 D. Ngày 08/05/1954
  • : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định vai trò của cách mạng miền Bắc như thế nào? A. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. B. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. C. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự thắng lợi của cách mạng miền Nam.
  • Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng…” A. Con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm B. “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân C. Con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm D. Con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị Mĩ- Diệm.
  • Câu nào sai? A. Ngày 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri. B. Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi. C. Năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angôla và Môdămbich thắng lợi. D. Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề