Miễn trừ trách nhiệm là gì

02[27]/2005

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Điều khoản miễn trừ trách nhiệm là gì?
  • 2.Tài liệu tham khảo

Góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] về điều khoản miễn trừ trách nhiệm và hạn chế quyền lợi trong hợp đồng

LÊ NIẾT

02[27]/2005 - 2005, Trang 14-18

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,
KEYWORDS: no,
Trích dẫn:
×
LÊ NIẾT, Góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] về điều khoản miễn trừ trách nhiệm và hạn chế quyền lợi trong hợp đồng, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[27]/2005, Trang 14-18

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=396fdf30-1ced-4034-a1e5-29d58635a0cf

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký
Bài viết đã được lưu vài tài khoản.
×
Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Trong Dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] [BLDS] lần này, khoản 3 Điều 390 qui định: Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hay loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia, thì điều khoản này không có hiệu lực. Điều khoản này liên quan đến một vấn đề ngày càng xuất hiện nhiều trong thực tế mà từ trước đến nay vẫn còn bỏ ngỏ: liệu những điều khoản dẫn đến hậu quả một bên được miễn trừ hay hạn chế nghĩa vụ trong hợp đồng có hiệu lực hay không? Đây là một vấn đề khá phức tạp song không thể lẩn tránh trong BLDS, do hậu quả của những điều khoản đó gây ra là rất lớn. Trong bài này, tôi xin đề cập những vấn đề pháp lý liên quan đến điều khoản miễn trừ trách nhiệm và phân tích cách giải quyết trong BLDS [sửa đổi].

1. Điều khoản miễn trừ trách nhiệm là gì?

Một điều khoản miễn trừ trách nhiệm [exclusion clause] được định nghĩa là một điều khoản, trong hợp đồng hay trong thông báo, miễn trừ hay hạn chế trách nhiệm theo luật định của một bên[1]. Các hình thức miễn trừ trách nhiệm được qui định rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành hai loại: trực tiếp và gián tiếp.

Một thí dụ về điều khoản miễn trừ trực tiếp là điều khoản sau đây trong hợp đồng giáo dục giữa Trường British International School [Vietnam] và phụ huynh học sinh tại TP Hồ Chí Minh: Quí vị cần hiểu rõ rằng quí vị tự chịu rủi ro khi gửi con đến đây. Nhà trường không chịu trách nhiệm gì đối với các tai nạn hay thiệt hại xảy ra đối với con cái quí vị[2]; hay nội qui của bãi giữ xe tại Toà nhà Saigon Trade Center có ghi: Bãi giữ xe không chịu trách nhiệm về mọi mất mát xảy ra cho khách gửi xe[3].

Một biến thể của điều khoản miễn trừ trách nhiệm là điều khoản hạn che trách nhiệm [limitation clause]. Thí dụ trong hợp đồng vận chuyển hành khách giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và hành khách có ghi: Hành khách được bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Việt Nam [Bảo Việt] với số tiền bảo hiểm tối đa là 30 triệu đồng. Khi tai nạn xảy ra, Bảo Việt sẽ bồi thường trực tiếp cho hành khách. Khoản tiền bồi thường này là toàn bộ những gì hành khách có thể được bồi thường do thiệt hại của hành khách, dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trong hay ngoài hợp đồng. Ngoài ra, hành lý trên tàu hành khách tự chịu trách nhiệm[4]. Điều khoản miễn trừ trách nhiệm gián tiếp được thể hiện dưới hai dạng: điều khoản bồi hoàn [indemnity clause] và điều khoản hạn chế hay từ bỏ quyền khởi kiện [waiver]. Thí dụ trong hợp đồng thuê văn phòng giữa chủ toà nhà M. tại trung tâm TP Hồ Chí Minh và khách hàng có qui định: Bên thuê sẽ bồi hoàn cho Bên cho thuê mọi chi phí phát sinh do Bên thứ ba khởi kiện Bên cho thuê về thiệt hại xảy ra trong phạm vi toà nhà mà Bên thuê quản lý. Điều này có nghĩa là nếu một khách đến thăm tòa nhà bị mất đồ đạc thì chủ toà nhà sẽ không phải chịu trách nhiệm mà bên thuê sẽ chịu trách nhiệm. Trong cùng hợp đồng trên, bên thuê có thể cam kết: Các bên bảo đảm đây là hợp đồng có hiệu lực. Bên thuê từ bỏ mọi quyền khởi kiện liên quan đến việc yêu cầu toà án tuyên bố vô hiệu hợp đồng này. Ngoài ra: Mọi yêu cầu bồi thường thiệt hại của Bên thuê đối với Bên cho thuê phải được khởi kiện trong vòng 6 tháng kể từ khi thiệt hại xảy ra, cả hai điều khoản trên đều là những điều khoản từ bỏ hay hạn chế quyền khởi kiện.


[1] Yates, D. [1982] Exclusion Clauses in Contracts [2nd Edition], Sweet & Maxwell, tr. 1.

[2] Xem //www.bisvietnam.com/mdex.asp?id=2- 7.

[3] Báo Công an TP Hồ Chí Minh ngày 5/3/2005: Bãi giữ xe ngày càng lộng hành.

[4] Xem www.vnn.vn ngày 14/3/2005: Đường sắt Việt Nam không mua bảo hiểm tài sản.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề