Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô

Lẵng quả thông là trích đoạn ngắn cảm động về câu chuyện cô bé Đa-ni nhận được món quà sinh nhật thứ mười tám từ nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc. Câu chuyện mang lại bài học nhân văn sâu sắc về tình cảm giữa con người với nhau, về sự bình dị mà tươi đẹp của cuộc sống. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn lớp 6 Lẵng quả thông dưới đây.

I. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

Vào Tết năm ngoái khi về thăm quê ngoại, bà ngoại đã tặng em một chú gấu bông do chính bà may. Bà còn thêu tên của em lên chiếc áo bông mặc ngoài của chú. Dù món quà không nhiều tiền và đẹp như ngoài tiệm nhưng em rất thích chú gấu. Vì để làm được món quà này bà đã phải cặm cụi từng đường kim mũi chỉ trong hơn 2 tháng. Em rất trân trọng món quà và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận để mỗi lần ôm nó thì lại giống như bà ngoại đang ở cạnh bên.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1: Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?

Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi bài hát do chính tay nhà soạn nhạc vĩ đại E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô nhân sinh nhật 18 tuổi.

Câu hỏi 2: Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?

Tâm trạng của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng chính là những cảm xúc bâng khuâng dạt dào, những hình ảnh về cánh rừng xinh đẹp quê hương cô ùa về. Điều đó chỉ ra rằng Đa-ni là một cô gái nhạy cảm và mơ mộng với tâm hồn dễ rung động trước nghệ thuật.

Câu hỏi 3: Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

Đa-ni khóc vì xúc động khi biết bản nhạc nổi tiếng lại chính là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi. Cô vô cùng cảm động vì sau rất nhiều năm như vậy cô có thể nhận được món quà từ người nhạc sĩ quá cố đã hứa với cô năm nào.

Câu hỏi 4: Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

Các câu trong ngoặc kép chính là lời nói của Đa-ni với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc nhưng đó chỉ là những lời trong suy nghĩ vì nhà nhạc sĩ không ở đó.

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1: Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.

  • Đa-ni đến buổi hòa nhạc giao hưởng cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

  • Cô mặc trên mình chiếc áo nhung tăm đen xinh đẹp.

  • Khi buổi hòa nhạc bắt đầu, Đa-ni đã cảm thấy vô cùng rung động với những nốt nhạc.

  • Khi được biết đây chính là bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ri viết tặng sinh nhật thứ mười tám của mình Đa-ni đã bật khóc.

  • Cô chạy khỏi buổi giao hưởng và đến bờ biển.

Câu hỏi 2: Tìm một số chỉ tiết miêu tả:

  • Ngoại hình của Ða-ni.

  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô.

  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc.

Từ những chủ tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đa-ni?

Những chi tiết miêu tả là:

  • Ngoại hình của Đa-ni: “khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng”.

  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: “Thở một hơi dài đến nỗi ngực hơi đau”, “cô muốn dùng cái thở dài ấy để ngăn nước mắt đang nghẹn ở cổ họng”, “cô cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay”, “trong lòng cô đang ào ạt cơn bão”, “cô cố trấn tĩnh lại”, “Đa-ni khóc, không cần giấu ai nữa, những giọt nước mắt biết ơn”.

  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: “Đa-ni bước ra bờ biển”, “nắm chặt hai bàn tay lại và rên rỉ trước cảm giác về cái đẹp của thế giới này”, “rồi cô cười phá lên”.

Câu hỏi 3: Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni? Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em.

Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm mến yêu của mình trước nhân vật Đa-ni, một cô gái trong sáng và tâm hồn nhạy cảm mơ mộng. Các chi tiết chứng tỏ:

+ Khi nghe thấy bản nhạc cô ngay lập tức nhớ lại những khung cảnh tuyệt đẹp nơi quê nhà: khu rừng, ngọn núi, tiếng tù và, tiếng sóng biển ạt ào và tiếng chim hót.

+ “Cháu là ánh lấp lánh của bình minh”

Câu hỏi 4: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện về tình cảm giữa con người, về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Câu hỏi 5: Em hãy nêu chủ đề truyện.

Qua câu chuyện tác giả muốn đề cao vẻ đẹp nơi sâu thẳm tâm hồn của Đa-ni đồng thời ca ngợi cuộc sống tươi đẹp và khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng hạnh phúc.

Câu hỏi 6: Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?

Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Đa-ni vì ông đã dạy cho cô bé bài học về những điều kỳ diệu của cuộc sống, giúp cô bé tin tưởng vào cuộc đời và sống một cách không uổng phí.

Câu hỏi 7: Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?

Qua câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ về cách cho và nhận quà: Món quà đẹp nhất không nằm ở giá trị vật chất của nó mà nằm ở cách cho quà và cách nhận quà. Từ đó chúng ta cần thể hiện cách ứng xử hợp lý khi nhận quà.

Trên đây là gợi ý cách soạn văn lớp 6 bài Lẵng quả thông trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!

 Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông [Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki]

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


Pao-tốp-xơ-ki [1892 - 1968]

- Tên đầy đủ là Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki.

- Quê quán: Mát-xcơ-va [Nga].

- Phong cách: Ông có lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Chiếc nhẫn bằng thép [1957].

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Thể loại: Truyện ngắn.

* Chuẩn bị đọc

Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

Trả lời:

- Em đã nhận được một món quà đặc biệt trong kì nghỉ hè năm ngoái tại quê ngoại. Đó là một hạt thóc do bác nông dân tặng cho em. 

- Vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên đối với em cánh đồng rất xa lạ. Kì nghỉ đó, em về khi đang thu hoạch lúa, em vô cùng thích thú. Em đi chơi cùng các bạn cùng xóm ngoài cánh đồng trải dài đang rất nhộn nhịp như mùa hội. Em được bác nông dân tặng cho một hạt lúa và bảo em mang về trồng thử sẽ quan sát được quá trình cây trưởng thành.


* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?

Trả lời:

-  Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi ca khúc mà nhà soạn nhạc viết tặng cô khi cô mười tám tuổi.

2. Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?

Trả lời:

- Cảm nhận của Đa-ni khi lần đầu tiên đi nghe nhạc giao hưởng là nó tác động đến cô một cách kì lạ, tất cả những giai điệu uyển chuyển gợi lên trong Đa-ni những hình ảnh giống như những giấc mộng.

3. Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

Trả lời:

- Đa-ni khóc khi biết đó là món quà nhạc sĩ viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi vì sự cảm động trước lời hứa của người soạn nhạc sau nhiều năm và giai điệu đó đang nói về cô của hiện tại cùng với sự biết ơn.

4. Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

Trả lời:

- Các câu trong ngoặc kép là lời của Đa-ni nói với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc và đó là lời trong suy nghĩ của cô.

- Nhà soạn nhạc không có mặt ở đó.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Đa-ni

- Xuất thân: Là con gái người gác rừng, tại một khu rừng gần thành phố Bơ-rơ-gơn.

- Ngoại hình: Xinh xắn, dễ thương.

+ Có đôi bím tóc nhỏ xíu.

+ Khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị.

+ Mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ, màu đen.

- Là đứa trẻ nhận được tình yêu thương từ mọi người:

+ Cô chú đưa đi dự buổi hòa nhạc, chọn bộ trang phục nổi bật và phù hợp nhất.

+ Chính nhà soạn nhạc thiên tài cũng dành hơn một tháng mùa động giữ lời hứa tặng cô một bản nhạc.

- Diễn biến tâm lí trong buổi hòa nhạc:

+ Đó là lần đầu tiên cô nghe nhạc giao hưởng.

+ Giật mình khi nghe người giới thiệu nhắc đến tên cô.

+ Bồn chồn, xúc động khi biết được bản nhạc này chính là món quà nhà soạn nhạc tặng mình:

  • Lập tức cau mày.
  • Thở một hơi rất dài đến nỗi ngực đau.
  • Ngăn nước mắt nghẹn ở cổ họng.
  • Cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay.
  • Ban đầu không nghe thấy gì vì lòng đang ào ạt cơn bão.
  • Quay trở lại thực tại, trấn tĩnh lại để cảm nhận bài nhạc.

+ Nhớ đến những hình ảnh, giống như những giấc mộng. 

+ Cảm động, biết ơn:

  • Khóc, không giấu cảm xúc.
  • Chạy nhanh ra công viên.
  • Tiếc nuối vì không thể nói lời cảm ơn.

+ Hạnh phúc, vui vẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, trân trọng cuộc sống:

  • Thì thầm "Hỡi cuộc sống, ta yêu người.".
  • Cười phá lên, mơ to mắt nhìn những ánh đèn trên tàu.

→ Miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp.

→ Đa-ni là người có tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu và trân trọng cuộc sống.

2. Món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc

- Bản nhạc đặc biệt: 

+ Hoàn cảnh: Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc gặp Đa-ni khi cô bé đang nhặt thông và hứa tặng cô một món quà thú vị sau 10 năm nữa. 

→ Lẵng giỏ thông và Đa-ni chính là nguyên nhân gặp gỡ, cảm hứng sáng tạo của tác giả.

+ Thời gian thực hiện: Trong hơn một tháng mùa đông.

+ Buổi hòa nhạc:

  • Bắt đầu với tiếng súng đại bác báo hiệu mặt trời lặn. Không ai thắp đèn ở giá nhạc.
  • Được giới thiệu rõ ràng: Là món quà đặc biệt của nhà soạn nhạc dành cho cô bé Đa-ni.
  • Tất cả những giai điệu uyển chuyển và những tiếng sấm sét đều gợi những hình ảnh như những giấc mộng, gợi nhắc hình ảnh quê hương Đa-ni:  Tiếng tù và mục đồng trầm bổng buổi sáng sớm, hàng trăm âm thanh của đàn nhạc. Giai điệu lớn dần, ào ào như gió thổi qua những ngọn cây, bứt các lá vàng, lay ngọn cả, phả vào mặt những làn gió mát rượi. Những con tàu thủy tinh rẽ sóng sủi bọt. Gió thổi và những dây dợ. Âm thanh ấy chuyển thành tiếng chuông rừng chen chúc, thành tiếng chim hót, thành tiếng trẻ con, thành bài hát ca ngợi cô gái,... → Liệt kê, điệp từ, so sánh.

    → Thanh âm  biến hóa diệu kì, như mở ra cả không gian trước mắt người đọc.

- Ý nghĩa của bản nhạc:

+ Là món quà thể hiện sự yêu thương, quý mến, giữ chữ tín của nhà soạn nhạc lừng danh cho Đa-ni.

+ Là một kiệt tác nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà soạn nhạc, đem lại nhiều cảm xúc cho người nghe.

+ Là động lực khiến Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí.

→ Một món quà không nhất thiết phải có giá trị vật chất, món quà ý nghĩa là món quà được làm tận tâm, đem đến cho con người những giá trị tinh thần đích thực.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Lẵng quả thông kể về câu chuyện món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc dành co Đa-ni vào năm 18 tuổi. Câu chuyện khẳng định giá trị tinh thần của những món quà cùng cách tặng quà và nhận quà.

2. Nghệ thuật

Truyện ngắn với lối viết rất thơ, kết hợp cùng các biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê, điệp.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.

Trả lời:

- Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

- Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.

- Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.

- Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.

- Cô đúng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.

2. Tìm một số chi tiết miêu tả:

Trả lời:

-  Ngoại hình của Ða-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

- Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đa-ni?

Em thấy Đa-ni là một cô gái xinh xắn, nhạy cảm, nhân hậu.

3. Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đổi với nhân vật Đa-ni? Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em.

Trả lời:

Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm của mình với nhân vật Đa-ni khi cho người đọc thấy cô là người có tâm hồn trong sáng. Khi nghe thấy bản nhạc cô bé nghĩ ngay đến quê hương của mình, khu rừng của cô, những ngọn núi, những tiếng tù và, tiếng sóng biển ào ạt, tiếng chim hót,...

4. Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện viết về vẻ đẹp trong cuộc sống.

5. Em hãy nêu chủ đề truyện.

Chủ đề của truyện là cách trao và nhận những món quà trong cuộc sống.

6. Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?

Trả lời:

Món quà có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cô bé vì nó giúp cô bé thêm yêu cuộc sống này hơn và cảm nhận cuộc sống này vô cùng tươi đẹp như bản nhạc ông viết tặng cho cô bé.

7. Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?

Trả lời:

Từ câu chuyện, em nhận ra rằng món quà giá trị như thế nào không quan trọng bằng cách người cho quà và cách nhận.

Page 2

1. Tác giả

Huy Cận [1919 - 2005]

- Tên thật là Cù Huy Cận.

- Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn [nay là huyện Vũ Quang], tỉnh Hà Tĩnh.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi.

- Thể loại: Hồi kí.

- PTBĐ chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôiBầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

- Những đõ ong:

+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật.

+ Ngày xưa, hai đõ ong "sây".

+ Chiều lỡ buổi [khoảng 4h chiều] thì ong bay ra họp đàn trước đõ.

→ Nhiều, sung túc, sai trĩu.

- Những đõ ong:

+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa.

+ Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

+ Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu trên cây thì chú hay người khác trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc đõ mới.

+ Nhưng cũng có hôm lỡ vì chú phải ra đồng cày tra.

+ Có lần ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát.

→ Ít, bay đi, rời đi.

- Nhân vật tôi:

+ Hay ra xem ong họp đàn.

+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi.

→ Vui vẻ, hứng khởi, mê mải.

- Nhân vật tôi:

+ Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.

+ Những lúc cả nhà đi vắng thì còn buồn đến nỗi khóc một mình, nghe long bị ép lại, như trời hạ xuống. → So sánh.

+ Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.

+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? → Câu hỏi tu từ.

+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? → Câu hỏi tu từ.

→ Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.

➩ Bài học

+ Đưa ra nhận định thi sĩ phương Tây: Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

+ Liên hệ với bản thân: Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.

+ Liên hệ với thơ ca của mình: Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

2. Nghệ thuật

Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

Bài Làm:

1. Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị bệnh và đã chết. Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, hụt hẫng như mất đi một người thân yêu của mình.

2. KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG

1. Tạo chúa:

  • Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
  •  Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông [có thể quân bu cả trên nắp]. Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu  nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ để lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách: 

  • Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa  thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.
  • Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy  phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C  đựng vào bao bì  sạch và đậy kín có chống ẩm.
  • Bảo quản bằng  cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

  • Người ta đem những đàn ong mạnh [tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông] đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.
  • Lấy các khung cầu ra [có thể để lại 1 --> 2 cầu hoặc lấy hết] giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.
  • Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật. 
  • Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
  • Sau khi đã lấy hết  mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 --> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn  10 cầu có thể lấy được từ từ 4 --> 12 kg mật ong.

Bài Làm:

1. “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.

2. Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn”. Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật. Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô trí vô giác, nhỏ nhẹ, vụn vặt như giã đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:

- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.

2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.

Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:

- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.

- Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại.

- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

- Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại.

Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.

4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Văn bản thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “ Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả.

Video liên quan

Chủ Đề