Vì sao lại trăm hay không bằng tay quen

Từ xưa đến nay, mỗi quan hệ giữa lí thuyết và thực hành trở thành quan tâm của mọi người. Xuất phát từ thực tế của một nền kinh tế chậm triển trước kia, ông cha ta nói "Trăm hay không bằng tay quen''.

Câu tục ngữ trên nhằm đề cao vai trò của thực hành quan trọng hơn lý thuyết. Vậy nội dung ấy đúng hay sai? Ngày nay ta cần hiểu quan niệm như thế nào cho hợp lí?

Câu tục ngữ có hai vế: "Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều tức là biết nhiều, lí thuyết giỏi. Còn "tay quen" có nghĩa là thaọ việc, làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi, thành thạo công việc. Như vậy, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" muốn khẳng định biết lí thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành thạo công việc.

Nếu lấy chất lượng, số lượng sản phẩm được làm ra để làm thước đo năng lực, để đánh giá người lao động thì ý nghĩa câu tục ngữ trên là đúng. Bởi thực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, mới làm ra của cài vật chất. Và tất nhiên phải quen tay mới thuần thục công việc cho nên người lao động, công nhân mới làm ra những sản phẩm có chất lượng và có số lựợng cao. Trong thực tế, đã có biết bao người hiểu rộng, biết nhiều lí thuyết nhưng khi bắt tay vào thực hành lại lúng túng, dẫn đến thất bại. Ngược lại, có những người không được học hành, không được đào tạo ở một trường lớp nào cả, nhưng với những thực tế lao động, từ những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện được tích luỹ họ trở thành người có tay nghề giỏi. Đó là những người thợ máy lâu năm, những thợ thủ công lành nghề theo kiểu cha truyền con nối nên họ có tay nghề cao, làm việc có hiệu quả ít ai sánh được. Vì lẽ đó mà cha ông ta đã định vai trò quan trọng của thực hành trong đời sống hàng ngày. Đồng thời qua đó ông cha ta cũng có thái độ trân trọng, đề cao người lao động trực làm ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng. Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu thì nội dung câu tục ngữ trên có thế chấp nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh điều chấp nhận đó, ta cũng thấy rõ mặt chưa đúng của câu tục ngữ. Bởi lẽ, thói quen kinh nghiệm, thành thạo công việc dù có quan trọng như thế nào cũng không phải là tất cả. Muốn tinh thông nghề nghiệp thì ngoài "quen tay" còn phải có "trăm hay" mới được. Nếu như chỉ "quen tay” thành thạo việc thì người thợ thủ công không thể chuyển công việc của sang sản xuất bằng máy móc để có năng suất cao được. Như vậy tư tưởng “trăm hay không bằng tay quen" không chỉ thể hiện qua việc coi thường học vấn coi thường khoa học mà còn thể hiện tư tưởng tự mãn với thói quen sẵn có của mình; đồng thời nó cũng biểu hiện một khuynh hướng bảo thủ. Bởi vì thành quả của "tay quen" ấy, con người không dễ gì chịu tiếp thu tư tưởng mới, kĩ thuật mới bao giờ. Đó là một trơ ngại cho sự tiến bộ, cho thời đại Khoa học kĩ thuật và kinh tế tri thức.

Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh thì sự hiểu tri thức, "trăm hay" của con người rất là cần thiết. Bởi có "thực hành" nào không cần đến "lí thuyết" đâu. Có nắm vững lí thuyết ta mới thực hành dễ và đạt kết quả cao. Lí thuyết chỉ đạo cho thực hành, và thực hành là để nghiệm lại, bổ sung và nâng cao hoàn thiện cho lí thuyết. Lí thuyết giỏi với thành thạo việc sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy ta không nên xem nhẹ bất cứ một mặt nào mà phải kết hợp tác hai chiều giữa lí thuyết và thực hành. Ta cũng nên hiểu rằng có học mà người thực hành chỉ là lí thuyết suông. Thực hành mà không biết lí thuyết thì việc gì cũng gặp khó khăn. Do đó ta mới đánh giá đúng mức mỗi liên quan giữa lí thuyết và thực hành.

Tóm lại, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" tuy có đề cao vai trò của kĩ năng thực hành, đề cao năng lực thành thạo công việc thì đó cũng là khía cạnh rất có ý nghĩa trong việc đào tạo người lao động mới. Và đế đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, ta thấy phương châm "Học phải đi đôi với hành", "trăm tay" đi liền với "tay quen" là đúng đắn và phù hợp nhất. Hiểu và thực hiện tốt được điều này không những ta góp phần đổi mới cuộc sống mà ta còn phát huy tính sáng tạo ngày càng cao để phục vụ đời sống con người, đưa đất nước tiến vào hội nhập và phát triển cùng thế giới.

Giải thích câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen – Bài số 2

 Trong hoạt động sản xuất lao động xưa kia, ông cha ta luôn có xu hưởng tích lũy lại các tri thức, kinh nghiệm lại cho con cháu các đời sau. Tuy nhiên, cũng vì lúc bấy giờ không có chữ viết, người Việt Nam chủ yếu là nông dân, không được tiếp xúc nhiều với sách vở, tri thức. Vì vậy, cách thức duy nhất mà các con cháu của các thế hệ sau lĩnh hội được những kinh nghiệm sản xuất của cha ông ta đời trước, đó chính là thông qua những câu tục ngữ, ca dao được truyền miệng. Những câu tục ngữ được ông cha ta sáng tác dựa trên những kinh nghiệm, tri thức thực tế, có đặc điểm là rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, súc tích mà rất vần. Trong số những câu tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác ấy, có câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”.

Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” là câu tục ngữ mà ông cha ta muốn nhấn mạnh đến vai trò của những thói quen lao động, và trong cách nhìn nhận, đánh giá của ông cha ta thì “trăm cái hay” là điều rất tốt, được khuyến khích, nhưng nó cũng không bằng ‘hay quen” tức là khả năng vận dụng vào thực hành. Sự am hiểu nhiều nhưng khi không được đưa vào thực tế của sản xuất thì nó cũng mãi chỉ là lí thuyết xuông, không hề có gí trị. Vì vậy, ông cha ta đã có câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” để nói đến vị trí cốt yếu của việc thực hành, của sự vận dụng vào thực tế.

“Trăm hay” ở đây ta có thể hiểu nó là những cái tri thức, hiểu biết, sự am hiểu của con người về thế giới tự nhiên, về con người, sự vật hiện tượng. Sự hiểu biết này không chỉ góp phần mở mang tầm hiểu biết của con người trong cuộc sống, từ đó có những phản ứng, tri thức thích hợp khi gặp những trường hợp, tình huống cụ thể nào đó. Từ rất xa xưa, dù không có chữ viết, con người cũng không có điều kiện được tiếp xúc với sách vở. Nhưng cũng không vì thế mà con người coi thường hay lơ là việc học hỏi, tìm tòi những hiểu biết, những tri thức mới, cách thức tuy có khác chúng ta ngày nay, đó là họ chỉ dựa vào sự quan sát và đánh giá thực tế. Nhưng về mục đích cuối cùng thì đều giống nhau.

Tuy chỉ là hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều những kĩ năng, không chỉ đơn thuần là bỏ ra sức lực, những giọt mồ hôi mà có thể đạt được một mùa vụ tốt nhất, để sản xuất một mùa thóc, người nông dân phải cần rất kĩ lưỡng, tỉ mỉ qua từng giai đoạn, như làm đất cyaf bừa, tát nước vào ruộng cho đất mềm và tơi xốp, cấy lúa theo hàng, chăm sóc lúa và cuối cùng là biết được độ chín của lúa để làm hoạt động thu hoạch. Những hoạt động này nghe thì có vẻ đeon gian nhưng khi thực hiện vào trong thực tế thì không hề đơn giản một chút nào. Trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp có chút khắt khe như vậy.

Nếu như con người không có chút lí thuyết, không hiểu biết gì về công việc đồng áng, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra, hoặc nếu có thể diễn ra thì cũng không thể cho một mùa màng bội thu như mong muốn. Vì vậy mà xưa nay ông cha ta cũng rất coi trọng việc “trăm biết”. Nếu trăm biết là nói về sự tích lũy tri thức, học hỏi những kinh nghiệm của sản xuất, của lao động thì câu “trăm làm” ông cha ta lại nhấn mạnh đến phần thực hành của việc học hỏi, tích lũy ấy. Theo đó,trăm làm chỉ sự cần mẫn, chăm chỉ của con người trong quá trình sản xuất, tăng gia hoạt động nông nghiệp. Chính sự cần mẫn của hoạt động ấy là yếu tố quyết định nhất xem việc sản xuất có thành công hay không, hay mất mùa, thất bại.

Ở trong câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay làm” vẫn đề cao lợi ích của việc học hỏi, tìm tòi, tích lũy những kinh nghiệm. Bởi nó chính là yếu tố tiền đề  để những người nông dân có những tri thức sản xuất, có thể qua đó mà vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, ông cha ta cũng nhấn mạnh, nếu những tri thức ấy không được vận dụng vào thực tiễn mà chỉ tồn tại dạng lí thuyết trong đầu óc của chúng ta thì chúng hoàn toàn vô ích, bởi sự hiểu biết ấy không có gí trị, nó không được đem vào thực tế mà tồn tại như một thứ dùng để trang trí, để trưng bày.

Mặt khác, thông qua việc cần cù, siêng năng trong ao động, sản xuất thì con người còn có thể tự tạo ra kinh nghiệm, chính sự gần gũi, quen thuộc trong hoạt động sản xuất sẽ mang lại cho con người những thói quen, mà lâu dần hình thành những kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho việc sản xuất. Vì suy cho cùng thì những tri thức, hiểu biết cũng xuất phát từ thực tế mà ra, con người tìm tòi, học hỏi những tri thức mới cũng là để phục vụ cho thực tiễn, cũng là mong muốn làm cho cuộc sống con người trở lên tốt đẹp hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Trăm hay không bằng hay làm” không hề phủ nhận đi vai trò của việc hiểu biết,của việc ham học hỏi, tìm tòi. Ngược lại còn có sự khuyến khích với sự tích cực ấy. Tuy nhiên, các tác giả dân gian càng khẳng định, nhấn mạnh yếu tố “hay làm” bởi đó là sự vận dụng tất yếu của việc hay biết vào sản xuất, đưa hay biết từ lí thuyết vào thực tế của hoạt động sản xuất.

Giải thích câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen – Bài số 3

“Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Câu nói trên có nguồn gốc là câu thành ngữ “Thục năng sinh xảo” được ghi lại trong chương thứ 31 của tiểu thuyết “Kính hoa duyênđược viết năm 1827, bởi Lý Nhữ Trân [Li Ruzhen] dưới thời nhà Thanh [1644-1911].

Chuyện kể rằng, vào thời Bắc Tống [960-1127], có một cung thủ kỳ tài tên là Trần Nghiêu Tư [Chen Yaozi]. Ông không bao giờ bắn trượt bất cứ mục tiêu nào, học trò của ông đã gọi ông với biệt danh “cung thủ thần tài”. Trần Nghiêu Tư vô cùng tự hào về khả năng của mình, và tin rằng ông chính là người bắn cung điệu nghệ nhất trên đời.

Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần Nghiêu Tư thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.

Ngạc nhiên trước thái độ của ông lão, Trần hỏi: “Ông có thể làm được không?”

Ông lão trả lời: “Không”!

Trần lại hỏi: “Ông nghĩ sao về tài bắn cung của tôi?”

Ông lão đáp lại: “Cũng được đấy, nhưng không có gì đặc biệt cả; tất cả chỉ cần luyện tập là có thể làm được”.

Điều này khiến Trần không vui. Một trong những học trò của Trần nói với ông lão bán dầu: “Không ai có thể sánh với tài năng bắn cung của thầy tôi. Sao ông dám hạ thấp thầy tôi chứ?”

Đám đông ai nấy đều sửng sốt. Ông lão bán dầu quay sang Trần và nói: “Điều đó cũng chẳng là gì cả. Tôi có thể làm được việc này nếu tôi đã luyện tập nó rất nhiều. Mọi kỹ năng đều đến từ việc luyện tập mà thôi”.

Không nói lời nào, ông lão lấy ra một cái bình, để nó trên mặt đất, và đặt một đồng xu có lỗ vuông ở giữa lên trên miệng bình. Rồi ông rót dầu từ chiếc gáo gỗ vào bình mà không để rớt một giọt dầu nào lên đồng xu ấy.

Nói xong, ông lão quay đi, để lại đám đông lặng nhìn nhau.

Lời nhận xét của ông lão bán dầu đã khiến Trần vô cùng hổ thẹn về hành vi ngạo mạn của mình trước đó. Kể từ đó, Trần trở nên khiêm tốn, hòa nhã và luyện tập bắn cung chăm chỉ hơn trước. Chẳng bao lâu sau, Trần trở nên nổi tiếng không chỉ về tài bắn cung điêu luyện, mà còn về nhân cách của mình.

Về sau, người ta sử dụng thành ngữ “Thục năng sinh xảo” [Trăm hay không bằng tay quen] để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập.

Giải thích câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen – Bài số 4

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn truyền dạy cho con cháu những bài học quý báu về cuộc sống được đút kết từ kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những bài học đó được thể hiện qua câu tục ngữ đó là “ Trăm hay không bằng tay quen”. Và cho tới ngày hôm nay bài học này càng thể hiện rõ giá trị của nó đối với cuộc sống mỗi con người.

Xem thêm:  Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ [Ngô Sĩ Liên] - Văn mẫu lớp 10

Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” được ông cha ta đút kết từ thời xa xưa. Cho nên từ “trăm” trong câu tục ngữ được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “trăm” là một từ cổ, được hiểu là nói. Nếu chúng ta hiểu từ “trăm” theo nghĩa thứ nhất thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ Nói hay không bằng làm giỏi”. Còn với nghĩa thứ hai thì từ “trăm” được hiểu là nhiều, nếu ta kết hợp nghĩa thứ hai thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ biết nhiều không bằng làm tốt”. Tuy rẳng mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau, nhưng mỗi nghĩa đều có giá trị riêng của nó. Nếu chúng ta chọn theo cách hiểu thứ hai thì chúng ta có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa câu tục ngữ trên là: lý thuyết không bằng thực hành. Đó cũng là ý nghĩa khái quát của bài học mà ông cha ta muốn truyền đạt cho con cháu chúng ta.

Để xem xét sự đúng, sai trong câu tục ngữ trên, ta cần phải căn cứ vào cuộc sống thực tế, hoàn cảnh của mỗi con người vì mỗi câu tục ngữ, mỗi bài học đều nghĩa tương đối. Có khi ý nghĩa của câu tục ngữ đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác. Có đôi lúc trong cuộc sống thì việc thực hành lại có giá trị hơn lý thuyết. Trong đời sống hằng ngày, ta hay bắt gặp những anh thợ sửa xe, họ phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì họ mới trở thành một anh thợ giỏi. Cụ thể nhất là trong việc học văn rèn chữ, nếu chúng ta không vận dụng sáng tạo, chăm chỉ siêng năng thì việc học văn sẽ chẳng còn lợi ích. Ngược lại, có đôi lúc thì lý thuyết lại có giá trị chỉ đạo thực hiện. Anh thở kỹ sư, muốn xây được những tòa nhà cao chọc trời, những cây cầu rộng lớn thì anh phải vận dụng lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn nhằm đảm bảo không gây trở ngại ảnh hưởng đến công trình. Nếu anh kỹ sư không vận dụng lý thuyết thì hậu quả khó mà lường trước được. Cũng như việc một người bác sĩ giỏi nếu anh ta không học tập tốt ở trưởng thì làm sao có thể chữa bệnh cho người khác. Vì vậy mà xét theo mỗi trường hợp thì tùy vào từng trường hợp mà câu tục ngữ biểu hiện được giá trị và ý nghĩa của nó.

Trong xã hội chúng ta ngày nay có một số ngưởi không xem trọng cả lý thuyết lẫn thực tế. Họ chỉ biết nói cho có rồi không làm. Ví như một số quan chức chính phủ chỉ biết hứa hẹn nhiều điều nhằm lấy lòng tin nhân dân rồi lại làm nhân dân thất vọng về việc họ làm, có đôi lúc họ cũng chẳng làm để người dân cứ phải khổ sở gây thiệt hại cho chính quốc gia đó. Một số nhà máy dù biết rõ rằng việc thải chất thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nhưng họ vẫn cứ thải, diển hình như vụ nhà máy Vedan cách đây không lâu. Tất cả những hành dộng trên đều gây ra những hậu quả lớn cho cả loài người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Vì thế mà việc cân bằng giữa thực hành và lý thuyết nhằm phát huy và kế thừa bài học quý báu đó của ông cha ta là điều quan trọng, nhất là với mỗi học sinh chúng ta, để đạt dược kết quả tốt trong việc học tập hiện tại cũng như là trong tương lai. Đói với nhà trường và mỗi gia đình, việc giáo dục con cái cũng như học sinh cũng cần phải điều hòa giữa thực hành lẫn lý thuyết, có khi thực hành nhiều sẽ giúp các học sinh phát huy hết năng lực vốn có thông qua lý thuyết được học. Xả hội cũng vậy, “nói đi đôi với làm” sẽ giúp ổn định xã hội, tạo lòng tin cho nhân dân, giúp nước nhà càng phát triển.

Tóm lại, qua câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, ta rút ra được bài học quý báu mà ông cha ta mốn truyền đạt lại cho con cháu từ xưa tới nay. Đó là lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Do vậy, mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải siêng năng học tập, vận dụng những bài học vào thực tế một cách sang tạo nhằm tạo ra những giá trị tốt cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Vũ Hường tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề