Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hạch toán như thế nào

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Đức Đán [TP. Hà Nội] đề nghị được cơ quan chức năng giải đáp một số vấn đề về chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể:

- Khoản tiền bồi thường GPMB do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, trong sổ kế toán được ghi nhận là tài sản cố định vô hình hay chi phí trả trước?

- Chi nhánh [đơn vị hạch toán phụ thuộc] được hình thành từ 1 dự án đầu tư mới tại địa phương khác với trụ sở chính của doanh nghiệp, nhưng có các chi phí phát sinh [tiền thuê đất hàng năm, chi phí quản lý chi nhánh...], thì có được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chính để xác định lỗ [lãi] của toàn doanh nghiệp không?

Về hạch toán chi phí bồi thường GPMB, Bộ Tài chính cho biết: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì chi phí bồi thường GPMB do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp thì tiền bồi thường GPMB được hạch toán vào Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần theo thời hạn thuê đất.

Đối với câu hỏi về hạch toán chi phí của đơn vị phụ thuộc, Bộ Tài chính trả lời như sau: Theo quy định của Luật Kế toán thì đơn vị kế toán phải tổ chức công tác kế toán phục vụ việc lập Báo cáo tài chính, vì thế các chi nhánh hạch toán phụ thuộc chỉ tổ chức kế toán theo dõi chi phí, doanh thu phát sinh tại chi nhánh để tổng hợp vào báo cáo tài chính của đơn vị kế toán [doanh nghiệp]. Các nghĩa vụ thuế phát sinh tại Chi nhánh thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời công dân gửi qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Ban Bạn đọc


Cái này cần phải xem bên thuê đất trả tiền 1 lần hay trả tiền hàng năm. Nếu là trả tiền 1 lần thì theo quy định tại điều 8 thông tư 45/2018TT-BTC quy định về nguyên giá tscđ vô hình như sau:

2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng [+] chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê [nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp].

Vậy bạn căn cứ vào trên để ghi nhận chi phí giải phóng mặt bằng vào nguyên giá tscđ vô hình theo hướng dẫn tại thông tư.

Cứ nỗ lực làm việc đi rồi thành công sẽ đến

Có rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn phân vân và không biết các chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu. Những chi phí đền bù ấy được trích từ đâu, thanh toán vào đâu luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những chi phí đền bù đó. 

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là gì? 

Đền bù, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt cần phải thực hiện khi nhà nước ra quyết định thu hồi nhà đất để xây dựng và lên một kế hoạch nào đó. Việc chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng đều được lấy từ vốn ngân sách nhà nước để chi trả. Đôi lúc việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng gặp không ít khó khăn. Vì thế mà giải phóng mặt bằng diễn ra lâu hơn. Nhiều người không hài lòng về số tiền được hạch toán, họ luôn đòi hỏi những con số cao hơn mới có thể thỏa thuận và ký vào đồng ý để giải phóng mặt bằng. Vì vậy mà bài toán về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu luôn là vấn đề nan giải.

Đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng 

Việc bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường như thế nào?  

  • Nếu hộ gia đình đó mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và các tài sản liên quan thì sẽ được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về luật đất đai. 
  • Các chi phí để chi trả cho việc giải phóng mặt bằng đó sẽ được các cơ quan nhà nước thẩm định và căn cứ theo quỹ đất giải phóng mà đền bù thỏa đáng, phù hợp.
  • Chi phí để đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được trích từ kho bạc Nhà nước để chi trả tận nơi bồi thường thiệt hại cho những hộ gia đình.

Phân bổ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

Từ năm 2004, thực hiện quy định của Luật đất đai [2003], Nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương, tối đa không quá 30%. Những chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng đó để doanh nghiệp  có thể đến một  địa điểm kinh doanh mới hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. 

Số còn lại, doanh nghiệp phải  tự chịu trách nhiệm chi trả và được hạch toán vào chi phí sản xuất  kinh doanh theo phương thức trích khấu hao tài sản vô hình [đối với tiền sử dụng đất phải nộp nếu được giao đất có nộp tiền, chi phí đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…] hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nếu doanh nghiệp cho phép.

Trong trường hợp chính quyền địa phương trợ giúp doanh nghiệp về đất đai qua việc thực hiện giải tỏa, thu xếp mặt bằng và yêu cầu doanh nghiệp đóng 70% thì số tiền đó được coi như doanh nghiệp đã thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng và được phân bổ dần vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế tương tự như trường hợp đã nêu trên. 

Định giá chi phí bồi thường giải giải phóng mặt bằng

Trong trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì các công ty tạm trích trước chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo khung giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm trích trước chi phí tương ứng với từng loại đất theo quy định.

Các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nếu không có hóa đơn thì được lập bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận, số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được chính quyền phường, xã nơi có đất được đền bù. Hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được tính vào chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản.

Đối với khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cao hơn mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không được tính vào chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ khi tính thu nhập chịu thuế  từ chuyển nhượng bất động sản.

Như vậy, trên đây chính là bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp và đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề, mong rằng với thông tin quý giá này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức mới.

Video liên quan

Chủ Đề