Vì sao liên lại là ánh sáng của câu truyện

Câu hỏi: Vì sao chị em Liên cố thức đợi tàu

Trả lời:

Vì cuộc sống nơi hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến nửa đêm, lúc nào Liên cũng chỉ thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc [chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm…]. Chừng ấy người ngồi trong bóng tối chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát.

Bài văn mẫu Vì sao chị em Liên cố thức đợi tàu

Hai đứa trẻlà một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của Thạch Lam. Đó là một truyện ngắn trữ tình. Truyện không có truyện. Nhân vật là nhân vật trữ tình. Tất cả nội dung của chuyện đều xoay quanh tâm trạng của chị em một cô gái tên Liên, nhân vật chủ yếu của tác phẩm. Nhân vật của Thạch Lam nói chung là thế; không có suy nghĩ sâu sắc, thường chỉ thể hiện những cảm giác, những vui buồn nào đây. Họ thường ngồi yên lặng lắng nghe tiếng nói thầm kín của lòng mình, ít phân tích lí giải đề xuất những khái quát triết lí như thường thấy ở nhân vật Nam Cao. Nhưng đằng sau thế giới nhân vật với những tâm trạng như thế, người ta thấy thấp thoáng nhân vật tác giả, người kể chuyện. Nhân vật này thì giàu suy tư, thường phát biểu bằng một giọng nói dịu dàng nhỏ nhẹ những tư tưởng có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Cả tác phẩm xoay quanh một buổi tối đợi tàu của hai chị em Liên. ĐọcHai đứa trẻ, có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao chúng đêm nào cũng cố thức để nhìn thấy chuyến tàu đi qua. Để trả lời được câu hỏi này thì ta cần phải có một cái nhìn khái quát, bao gọn toàn bộ tác phẩm.

Truyện ngắn xuôi theo logic tâm trạng của nhân vật trữ tình là Liên. Đến cuối cùng của tác phẩm, tô đậm lên đó là tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi gắm.

Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình thất cơ lỡ vận phải chuyển về quê, một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hoá bé xíu. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta những món hàng nhỏ bé không hề thay đổi:một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng…Chiều chiều, trong bóng tối chập choạng của hoàng hôn, với tiếng ếch nhái ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve trong nhà, hai chị em cặm cụi tính số tiền bé nhỏ bán được trong ngày. Thế giới xung quanh hai chị em Liên cũng thật tội nghiệp. Đó là chị Tý ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn hoa kỳ leo lét. Đó là bà cụ Thi hơi điên già nua, tối đến đến cửa hàng Liên mua rượu uống rồi lẫn vào bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đó là bác phở Siêu với gánh hàng phở, món quà xa xỉ nơi phố huyện nghèo, có chấm than hồng như ma trơi. Đó là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh tre, thanh nứa hoặc bất cứ cái gì đó có thể dùng được. Thế giới mà chị em Liên tiếp xúc ngày này qua ngày khác chỉ có vậy. Không có niềm vui biết lấy gì mà hy vọng. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì đó tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghiệp, trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối. Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước vọng đáng thương của họ.

Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, may mắn thay cuối cùng hai chị em Liên cũng tìm được chút niềm vui để mong đợi, để hy vọng. Mỗi đêm, chuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm hai chị em Liên cố thức đợi để nhìn chuyến tàu đi qua. Với các em, đó là cái mốc điểm bước đi của thời gian đang cho các em xích lại gần với chuyến tàu. Mỗi đêm chỉ có một chuyến tàu đi qua phố huyện. Các em không thể bỏ lỡ nó, bởi thế, “đã buồn ngủ ríu cả mắt”, An và Liên vẫn cố chống lại cơn buồn ngủ. Cho đến khi, vì chờ đợi quá lâu trong cái không khí buồn tẻ của phố huyện, bé An không thể thức được nữa. Emgối đầu lên tay chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn cố dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!Nghe lời dặn của An, ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào.

Trên phố huyện ấy, giữa tâm trạng chờ đợi ấy của hai đứa trẻ, chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả với những chi tiết tỉ mỉ và trang trọng làm sao! Chuyến tàu được báo trước từ xa,với hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài, vẻ xôn xao của những người chờ tàu, rồiđèn ghi với ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơixuất hiện. Rồitiếng còi xe lửaở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo theo ngọn gió giữa đêm khuya kéo dài theo ngon gió xa xôi. Và chỉ cần nghe tiếng chị gọi:Dậy đi, An! Tàu đến rồilà An nhổm dậy, dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàuthèm khát như được nhìn thấy một thế giới xa lạ. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng. Đoàn tàu đã đi qua, nhưng tâm hồn chị em Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi, nhìn nó để lại trong đêm tốinhững đốm than nhỏ bay tung xa trên đường sắt… cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh… xa xa mãi rồi khuất đi sau rặng tre.

Chỉ với đoạn văn ngắn miêu tả cảnh tâm trạng chờ tàu của chị em Liên, nhưng người đọc không thể suy ngẫm về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh chuyến tàu đêm mà Thạch Lam đã cố tình miêu tả rất công phu và tinh tế. Phải chăng Thạch Lam đã cố tình miêu tả nó để làm cuộc sống buồn tẻ đáng thương của chị em Liên? Với các em, chuyến tàu ấy là tất cả niềm vui và hy vọng. Đó là Hà Nội trong quá khứ êm đềm xa xôi. Đó là niềm vui duy nhất để giải toả cho tâm trí sau một ngày mệt mỏi, đơn điệu và buồn chán. Đó là âm thanh, ánh sáng, vẻ lấp lánh của cuộc đời khác, hoàn toàn không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây. Có lẽ, qua truyện ngắn này, Thạch Lam muốn nói với chúng ta rằng: Có những cuộc đời mới đáng thương làm sao, có những ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết và cảm động làm sao! Nhưng dẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta hiểu rằng: trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày để mà hy vọng, dẫu cho hy vọng có nhỏ bé. Hãy biết hy vọng, đừng chìm đắm trong bóng tối. Một chút hy vọng nhỏ bé thôi cũng sẽ là một liều thuốc tiên giúp chúng ta đứng dậy, trụ vững trong cuộc đời.

Đây là một khía cạnh mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ khoảng 1930 - 1945, khi xuất hiện những nhà văn thức tỉnh về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Họ hết sức nhạy cảm đối với thân phận những con người, không biết sống là vui, những kiếp sống tù mù, dật dờ trong bóng tối.

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

1. Cuộc đời

- Thạch Lam [1910 – 1942], bút hiệu của Nguyễn Tường Vinh [về sau đổi thành Nguyễn Tường Lân] là nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh trưởng trong một gia đình công chức gốc quan lại ở Hà Nội.- Thuở nhỏ, Thạch Lam sống tại quê ngoại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó chuyển sang Thái Bình.- Ông học ở Hà Nội, đỗ tú tài rồi đi làm báo viết văn

- Ông nổi danh ở lĩnh vực truyện ngắn.

2. Sự nghiệp

- Tập truyện ngắn: Gió đầu mùa [1937], Sợi tóc [1942].- Tiểu thuyết: Ngày mới [1939]- Tập tiểu luận: Theo dòng [1941].

- Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường [1943]

3. Phong cách

- Ông luôn dành sự chú ý cho việc khai thác tâm trạng nhân vật. Do vậy, cốt truyện trong tác phẩm của ông thường lỏng lẻo.- Cách kể của Thạch Lam là thường xuyên gửi điểm nhìn sang nhân vật để họ tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

- Văn của ông ý nhị, giàu cảm xúc, mỗi truyện của ông hệt như một bài thơ trữ

tình.
- Giọng kể trong truyện Thạch Lam trong sáng, sâu sắc, chứa đựng cái nhìn sâu sắc, điềm đạm về cuộc đời.

4. Quan niệm của Thạch Lam về văn chương.

– Thạch Lam quan niệm “Có hai lối quan sát: một lối quan sát bề ngoài và một lối quan sát bề trong. Trông bề ngoài thì chỉ thấy được cái trạng thái sự vật của một cảnh tượng [...] Người ta có thể tập nghe cho tinh tường, tập trông cho chu đáo, nhưng không có con mắt của linh hồn thì không bao giờ soi thấu được cái bí mật của tâm lí”.- Chú trọng hơn đến thế giới bên trong của con người, ông viết: “Cần hơn là sự quan sát bề trong, khiến nghệ sĩ có thể hiểu được cái ý nghĩa giấu kín của sự vật, cái trạng thái tâm lí của một cử chỉ hay một lời nói”.- Từ đó, ông yêu cầu nghệ sĩ “phải biết suy xét tâm hồn mình. Qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lí của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lí người ngoài”.- Nhưng để thành nghệ sĩ giỏi thì nhà văn cần phải “tạo ra những nhân vật thật và hoạt động, ngoài những tính cách và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến được cái bí mật không tả được ở trong mỗi con người”.- Ngoài ra, nhà văn còn phải chú ý đến môi trường xung quanh khi khắc họa nhân vật. Chỉ khi ấy nhà nghệ sĩ mới có thể “diễn tả đúng tâm lí một người”.

- Thạch Lam là nhà văn của những điều bình thường, nhỏ nhặt trong cuộc sống. Ông đề cao khả năng quan sát nội tâm và sự giản dị trong cách viết: “Bỏ hết những cái sáo, những cái kêu to mà trống rỗng, những cái giả dối đẹp đẽ đi tìm cái giản dị, cái sâu sắc và cái thật, bằng cách quan sát và rung động đúng, đó là công việc các nghệ sĩ phải làm. Chúng ta cứ là chúng ta, với cái tâm hồn và bản ngã thật của chúng ta”. Chỉ khi tiếp cận được tâm hồn chân thật ấy nhà văn mới xây dựng được nhân vật có sức sống vượt qua sự giới hạn của ngôn từ.

II. Tác phẩm "Hai đứa trẻ"

1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn [1938].- Câu chuyện về chị em Liên là chuyện có nội dung gần như trùng khít với quãng đời thơ ấu của chính tác giả ở phố huyện Cẩm Giàng do chị Thạch Lam kể lại trong hồi kí.

- Từ thực tế này nên mới có cách gọi chị Liên trong Hai đứa trẻ. Và hiện thực của tác phẩm là hiện thực của quá khứ, của tâm tưởng.

2. Các ý kiến đánh giá về tác phẩm- Hai đứa trẻ chịu nhiều thăng trầm trên các chặng đường phê bình, tiếp nhận. Vũ Ngọc Phan tiêu biểu cho những ý kiến đánh giá thấp tác phẩm khi gọi Hai đứa trẻ là một truyện ngắn “tầm thường”.- Năm 1957, với bài viết Thạch Lam, Nguyễn Tuân là người đã đề xuất những ý kiến xác thực đầu tiên về Hai đứa trẻ: “Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng đóng lên một cái gì còn ở trong tương lai... Nơi cái thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”.

- Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ, truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua, mở đầu truyện, ánh sáng tắt dần. Kết thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới. Và có thể thấy ở đây triết lí của Thạch Lam về thân phận con người. Diễn biến truyện là sự tranh chấp bóng tối / ánh sáng”.

3. Cốt truyện- Cốt truyện, hiểu theo nghĩa bao hàm xung đột tạo kịch tính thì hoàn toàn vắng bóng ở đây.- Hai đứa trẻ chỉ có một trạng huống [tình huống tâm trạng] là việc hai chị em Liên và An bán hàng xén tại một phố huyện đang đợi chuyến tàu từ Hà Nội về để bản thêm chút hàng [theo lời mẹ dặn].- Những chú ý của chúng là để được nhìn chuyến tàu. Đoàn tàu đến, rực sáng trong phút chốc rồi lại ra đi, những người bán hàng vặt cũng ra về. Chị em Liên đóng quán ngủ.

- Nếu cứ dựa vào các sự kiện của cốt truyện trên thì Hai đứa trẻ không thể nói cho ta biết gì hơn về hành động tẻ nhạt của hai đứa bé tại một đêm phố huyện nghèo, buồn bã.

4. Sự tinh tế của Thạch Lam qua đoạn văn: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Liên ngồi yên lặng... Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.- Đối tượng được miêu tả của đoạn văn này là con người: Liên.- Tư thế: “ngồi yên lặng”.- Tâm trạng. “buồn man mác”...- Khung cảnh truyện, ngay từ đầu đã được đọc qua mắt Liên. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh đôi mắt lại xuất hiện ngay sau tư thế ngồi của nhân vật: “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần.”- Vậy nên hình khối và màu sắc là sản phẩm tất yếu từ sự tiếp nhận hiện thực này.

- Chìa khoá để mở cánh cửa của câu chuyện được đặt tại đây, ở nhân vật Liên với hai động thái cảm nhận: bằng năm giác quan và cả bằng trực giác: nỗi buồn rất lãng mạn.

5. Nhân vật

a] Số lượng và nghề nghiệp:-Tác phẩm gồm có chín người: Liên, An, chị Tí, cụ Thi, bác Siêu, Vợ chồng xẩm, thằng con xẩm và thằng con chị Tí. Đây là những nhân vật được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.- Ngoài ra cũng còn có chừng mười đến mười lăm người nữa được nhắc đến với tư cách là nhân vật thoáng qua, bà lão móm, bác phở Mĩ, ông Cửu, bà Lực, cụ Chi, chú lính, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo; hai, ba bác phu; hai, ba người mang đèn đón chủ,...- Nếu xét về nghề nghiệp thì phố huyện hiện lên gần đủ một cơ cấu hành chính thu nhỏ: quân đội, quan chức, giáo viên, phu, người giúp việc, người buôn bán, người ăn xin, người điên say rượu,...- Cái thiếu của Hai đứa trẻ là một nhân vật quyền uy, giàu sang, sung túc...

- Còn cái thừa của truyện là quá nhiều người nghèo, những người dường như chỉ sống vào chút hi vọng thoảng qua rất nhanh: chuyến tàu từ Hà Nội về...

b] Đặc điểm của nhân vật trung tâm- Liên là nhân vật trung tâm.- Tuy hay còn ít tuổi, nhưng Liên thiên về lối sống nội tâm.- Liên là nhân vật đáng trân trọng. Do sớm tần tảo với cuộc đời nên ở cô có nết chăm chỉ, mối âu lo thường trực.- Dẫu chỉ miêu tả cuộc sống chị em Liên trong khoảng thời gian ngắn nhưng ấn tượng ta có được ở đây là sự đơn điệu cứ lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày nọ một cách tẻ ngắt. Phải kiên trì lắm, can đảm lắm thì chị em Liên mới làm được việc ấy. Chuyện cơm áo làm con người già đi, tước đoạt ở họ bao niềm vui thú dẫu chỉ là vô cùng nhỏ bé.

- Nhưng không vì thế mà nhân vật của Thạch Lam cay nghiệt với đời. Ở Liên, cô sở hữu một tấm lòng bao dung, độ lượng. Liên không chỉ yêu thương An mà còn quý cả những em bé con nhà nghèo sống ven chợ.

c] Vai trò và vị trí của đôi mắt và tâm hồn nhân vật .- Đôi mắt và tâm hồn là hai đối tượng luôn được nhắc đến trong truyện.- Nhưng chúng không được đặc tả nhằm nêu bật tính cách của nhân vật như các nhà hiện thực mà chỉ được xem như là kênh tiếp nhận hiện thực của nhân vật.- Vì thế các động từ đi theo cũng chỉ nhằm miêu tả hoạt động vật lí của nó: nhắm, mở, nhìn xuống, nhìn lên... “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông...”-Dõi theo cái nhìn của hai chị em, đặc biệt là Liên, câu chuyện đóng khung không gian của mình vào cái nhìn ấy.- Người kể chuyện rất khách quan, không hề tỏ ý can thiệp, để câu chuyện hồn nhiên tiếp diễn theo cảm nhận của hai đứa trẻ.- Nguyên tắc trần thuật gửi điểm nhìn này đã mang lại cho tác phẩm bầu không khí sinh hoạt nóng hổi của phố huyện đồng thời nó cũng cho thấy cách cảm nhận về sự sống ở nơi đó.

-Do vậy khi đặt nhan đề truyện, Thạch Lam đã tỏ rõ ý đồ của mình: đây không chỉ là chuyện về hai đứa trẻ mà chủ yếu còn là chuyện hai đứa trẻ cảm nhận cuộc đời như thế nào.

d] Thế giới nhân vật nữ- Thiên tính nữ của tác phẩm tạo nên chất thơ.- Trong số các nhân vật của đêm phố huyện, chỉ có bác Siêu là đàn ông [tình thực ta biết giới tính của bác là qua cái tên theo cách đặt tên của người Việt chứ tác giả không hề đưa tín hiệu về giới tính: bác có thể dùng cho cả đàn ông lẫn đàn bà], còn lại đều là phụ nữ.- Hướng cái nhìn trần thuật về phía người nghèo đã là nhân đạo song tập trung vào phụ nữ lại là một lần nhân đạo nữa của Thạch Lam.- Người phụ nữ của Thạch Lam, vẫn mang những đặc điểm tốt đẹp của phụ nữ truyền thống như nhẫn nại, hi sinh, giàu lòng vị tha... song họ là những con người hiện đại vì không chỉ biết ước mơ mà còn dám chờ đợi ước mơ đó. Chờ đợi sự đổi đời.

- Ý nghĩa tích cực từ cách nhìn này đã khiến thiên truyện tràn đầy niềm tin, lạc quan, sức sống...

6. Nghệ thuật đảo ngược thời gian- Đảo ngược thời gian từ phố huyện về Hà Nội diễn ra ba lần.- Cả ba lần đều gắn với công việc hoặc tâm trạng Liên. Hà Nội, sau mỗi lần xuất hiện lại càng thêm day dứt.- Lần thứ nhất cho ta biết hoàn cảnh của hai chị em Liên: phải kiếm sống, phải đùm bọc nhau vì thầy mất việc làm ở Hà Nội.– Lần thứ hai thì người kể đã đề xuất sự so sánh ngày trước và bây giờ, Hà Nội và phố huyện: “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ.... Ngoài ra, kỉ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh”.- Lần thứ ba, Hà Nội xuất hiện ngay trong chính độc thoại nội tâm của Liên: “nhưng họ ở Hà Nội về... Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyện náo”.- Người kể đang dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào nội tâm của Liên. Quá trình vận động này cho thấy ý thức về cảnh ngộ của Liên về chính bản thân Liên và con người nơi phố chợ ngày một tha thiết hơn.

- Cuộc sống của con người càng buồn hơn, khổ hơn, cô độc hơn thì giấc mơ về thiên đường, về sự đổi đời càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Hà Nội là thiên đường của chị em Liên. Giờ đây đã cách xa trong màn đêm nên nỗi nhớ, nỗi xót xa càng cồn cào da diết...

7. Nghệ thuật đối thoại- Đối thoại của Hai đứa trẻ chiếm tỉ lệ rất thấp. Trong số 2739 chữ của văn bản thì chỉ có 221 chữ dành cho đối thoại.- Trong bốn nhân vật được tập trung khắc hoạ ở bức tranh phố huyện [An, Liên, chị Tí, bác Siêu], An là nhân vật trẻ nhất song có lượt lời thoại lớn nhất bằng Liên: 8/23 lượt. Chị Tí nói ba lượt, Bác Siêu hai lượt. Hai lượt còn lại là của cụ Thi điên. Các lượt thoại này đóng vai trò thúc đẩy cốt truyện phát triển. Ngoài ra nó còn bộc lộ tâm trạng, giải thích cho nguyên nhân hành động ở thực tại của nhân vật...- Đối thoại được dựng theo lối kìm tốc độ truyện.- Đa số đối thoại được thực hiện dưới dạng câu hỏi. Trả lời câu hỏi là hành động thúc đẩy diễn biến truyện.- Dạng phổ biến khác của đối thoại trong Hai đứa trẻ được thực hiện dưới hình thức câu hỏi: “Em thắp đèn lên chị Liên nhé?” “Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?”- Đối thoại trong truyện vừa đóng vai trò giữ nhịp cho mạch truyện phát triển vừa là những tín hiệu thẩm mĩ ấn tượng khởi xuất từ nội tâm đầy bồn chồn, háo hức, âu lo, buồn bã, thông cảm... của những thân phận nơi phố chợ nghèo.

- Trong nỗi hiu quạnh của phố huyện kia, ngần ấy những mảnh đời lay lắt nương tựa vào nhau mà sống. Họ không giúp và không thể giúp nhau về mặt vật chất song qua những tiếng nói hướng về nhau của họ, ta thấy đây là những điểm sáng về tinh thần, về tâm hồn, giúp họ vững tin hơn trong công việc, trong mục đích họ đang theo đuổi.

8. Mùi vị- Mùi vị, trong tác phẩm tuy chỉ xuất hiện hai lần song nó thực sự tạo nên ấn tượng ở người đọc.- Lần thứ nhất: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đấy chính là mùi chợ huyện.

- Lần thứ hai là mùi phở bác Siêu: “Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em. Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường... An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm”.

9. Ánh sánga] Gam màu chính: – Ánh sáng gắn với thị giác vẫn là nỗi ám ảnh đậm sâu nhất trong Hai đứa trẻ.- Sau những tiếng trống “gọi buổi chiều”, gam màu của bức tranh phố huyện là sáng và nóng: “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy”. Màu sắc này được đặc tả như hình khối chứ không phải bằng đường nét cụ thể miêu tả trực tiếp mặt trời và cảnh chiều tà.- Các nhân vật hướng về, nói đúng hơn là họ hướng về bất cứ ánh sáng nào lọt vào mắt:+ Xa thì có ánh sáng mặt trời, ánh sáng vì sao.+ Gần chút nữa là ánh sáng của đom đóm, ánh sáng của những ngọn đèn, đủ loại đèn: đèn treo, đèn hoa kì, đèn dây sáng xanh, đèn con, đèn lồng, đèn ghi,...+ Với vô vàn kiểu ánh sáng xuất hiện: đỏ như lửa cháy, hồng như hòn than sắp tàn, sáng xanh, sáng xanh biếc, ánh sáng vàng lơ lửng đi trong đêm tối, sáng trắng, kèm với màu sắc ánh sáng là cường độ sáng: sáng lấp lánh, sáng rực, sáng trưng.+ Đặc biệt hơn là việc xuất hiện hình thù của ánh sáng: khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm sáng của lửa [2 lần], hột sáng, vùng sáng, đốm [sáng] của than đỏ,...

+ Đỉnh điểm của cuộc trưng bày ánh sáng kia là quan sát độc đáo bậc nhất: “Những nguồn sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”.

b] Ánh sáng kí ức- Không nhiều như việc khai thác ánh sáng bình thường, nhưng ánh sáng kí ức của Thạch Lam khắc hoạ rõ nét hơn con người tâm trạng của Liên. .- Lần đầu tiên nhắc đến Hà Nội “khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở vì thầy Liên mất việc”, trong Liên kí ức về Hà Nội chưa xuất hiện. Nhưng đến lần thứ hai thì Liên đã “nhớ lại khi ở Hà Nội” và Hà Nội được gợi lại từ mùi phở của bác Siêu, là “cốc nước lạnh xanh đỏ” [kí ức của trẻ con] là “một vùng sáng rực và lấp lánh”. Hà Nội đồng nghĩa với ánh sáng.- Vì cái ánh sáng đó, vì nỗi truân chuyên của bao cuộc đời ngoài kia, vì cảm cảnh cho chính thân phận mình nên dẫu đôi khi “tâm hồn Liên yên tĩnh” song vẫn có “những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

- Con tàu mang ánh sáng đến, nhưng khi qua đi con tàu làm sống lại kí ức, ấy là nỗi khao khát, nỗi nhung nhớ Hà Nội rực ánh đèn.

c] Ánh sáng con tàu- Con tàu mang chút niềm tin tương lai đến cho phố huyện.- Trước khi con tàu xuất hiện, phố huyện sống trong trạng thái uể oải, lơ mơ ngủ, kém sinh khí và mọi hành động đều quy tụ ở tâm lí đợi tàu.- Thạch Lam dành đến 852 chữ [gần một phần ba số chữ của tác phẩm: 852/2739] để tập trung khắc hoạ con tàu qua phố huyện.- Con tàu đó là nguồn sống cả về vật chất lẫn tinh thần đối với dân phố huyện.- Ánh sáng con tàu mang Hà Nội về cho chị em Liên. Vẫn là sự cảm nhận của tinh tế trong màn đêm tĩnh mịch:+ Âm thanh xuất hiện trước “tiếng dồn dập, tiếng xe rất mạnh vào ghi”.+ Màu sắc: “một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa” rồi lại âm thanh “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”.+ Hình hài: “tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.- Chỉ một đoạn văn ngắn mà Thạch Lam sử dụng đến bốn [cụm] danh từ và tính từ chỉ ánh sáng, sáng trưng, chiếu sáng, lấp lánh, cửa kính sáng, ánh sáng đã lên ngôi.

- Ngay đến khi khuất vào đêm tối, thì vẫn còn đó ánh sáng của “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. An và Liên ngóng theo.

d] Tương phản ánh sáng - bóng tối- Khác với Hugo, bậc thầy sử dụng hình ảnh tương phản bóng tối - ánh sáng để chứng minh sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng của tâm hồn, của lương tri xã hội, và ánh sáng đạo đức, lương tri bao giờ cũng chiến thắng… Thạch Lam tuy vẫn khai thác hai hình ảnh này song không nhằm để thuyết minh cho lí tưởng lương tri kia.- Ông chỉ cốt gây ấn tượng, nhằm phân biệt rõ nét hơn hai phạm trù tương sinh tương khắc [sáng và tối] để cho thấy cái nhìn hiện thực, rất hiện thực về cuộc đời: có những người nghèo, mong đợi ánh sáng hạnh phúc, họ mãi đợi, hạnh phúc đến rồi qua nhanh như chuyến tàu kia, nhanh đến nỗi Liên không thể nhận rõ mặt người, rồi đêm tối lại đến, đom đóm ngừng hoạt động, sao vẫn sáng, cơn buồn ngủ đến với Liên, để hôm sau thức dậy thêm một ngày đợi tàu nữa...- Chu trình sống cứ lặp đi lặp lại ấy vô cùng đơn điệu tẻ nhạt. Nó không hề giấu giếm cuộc sống nghèo nàn quá đỗi cả về vật chất lẫn tinh thần nơi đô thị không cách xa làng là bao [bà cụ Thi đi về phía làng].- Song nhờ thế nó lại có khả năng vô biên trong việc khảm vào tâm hồn ta hình ảnh phố huyện ngưng đọng ấy. Phố huyện của Thạch Lam chính là dự hồn của bất kì một phố huyện nghèo nào.- Dư hồn của phố huyện không chỉ là nghèo mà còn sâu xa hơn còn là sự lãng quên dần. Trên cái nền hiện thực là càng nghèo thì người ta lại càng ít lên xuống các chuyến tàu đi qua phố huyện, song các điệp ngữ: may ra còn có một vài người mua, người vắng mãi, người lên xuống [tàu] ít, thưa vắng người... lại hệt như nỗi niềm phôi pha trong thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.- Tuy bóng tối là hình ảnh kết tác phẩm song cũng như nét nghệ thuật mà bóng tối đảm nhận trong toàn thiên truyện, chỉ là cái nền để xuất hiện ánh sáng ví như bầu trời đêm tối thẳm để toả sáng những vì sao, không gian tối đen để đom đóm nhấp nháy sáng.- Và dẫu cho ngay khi “không còn” đom đóm nữa, ngay khi Liên phải “vặn nhỏ ngọn đèn” xuống để đi ngủ thì cảm giác về ánh sáng trong Liên vẫn chưa tắt. Tác phẩm kết thúc khi Liên ngừng quan sát, suy ngẫm và giấc ngủ yên bình đến.- Khác với bóng tối, Thạch Lam ba lần đặc tả ánh sáng nơi phố huyện: ánh sáng “đỏ rực” của trời chiều, ánh sáng trong kí ức Liên về Hà Nội “một vùng sáng rực và lấp lánh”, và ánh sáng của đoàn tàu với các toa “đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”.- Ba lần đặc tả ánh sáng là ba lần tác giả ngầm ẩn dụ, so sánh cuộc sống ở hiện tại với quá khứ và tương lai của con người.

- Thực tại thì rõ ràng chẳng hạnh phúc gì bởi cái sắc chiều đỏ rực kia sớm chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, hiu quạnh. Chọn thời khắc vào buổi chiều, Thạch Lam không những mang chất thơ buồn vào trang văn mà còn mang cả cuộc sống tẻ nhạt vật vờ của những mảnh đời nghèo nhưng chưa đến mức bất hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách.

10. Những đặc sắc nghệ thuật- Những dụng công đặc biệt về ngôn từ đã khiến Hai đứa trẻ trở thành một trong những áng văn kiệt xuất của dân tộc.- Dễ nhận thấy các hình ảnh trong truyện thường được khắc hoạ theo phương thức lặp. Tuy mỗi lần lặp đều được xử lí cho khác đi song chính dụng ý này đã tạo nên hiệu quả ấn tượng về sự đơn điệu, trì động của cuộc sống rất cao.

- Bên cạnh đó, việc sử dụng lời nội tâm bao giờ cũng làm giảm tốc độ truyện. Hai đứa trẻ hiển nhiên là có tốc độ trần thuật chậm vì tính sự kiện ở đây không cao và không có tính xung đột mặc dù biện pháp tương phản rất được quan tâm.

11. Niềm tin của Thạch Lam vào một cuộc sống tốt đẹp- Thạch Lam rất tin ở tương lai.- Tuy đặt cái thực tại mất mát vào dòng đời, dòng vận hành của vũ trụ không ngừng luân chuyển, Thạch Lam đề xuất tư tưởng hợp với quy luật khách quan: Con người sẽ luôn tìm cách tồn tại và tồn tại được trong bất kì cảnh ngộ nào.- Quan niệm này đã khiến Thạch Lam đưa ra một kiểu so sánh sáng tạo, đầy ẩn ý và rất ấn tượng, so sánh giữa cái thường biến và cái bất biến: so sánh trong này [không gian hẹp] với ngoài kia [không gian rộng], so sánh kiếp người nhỏ nhoi hữu hạn với vũ trụ bao la vĩnh hằng: “Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”...- Thạch Lam hướng đến triết lí: khi con người chưa thể làm khác đi trong cảnh ngộ của mình thì mơ ước là giải pháp hữu hiệu để họ vượt qua các thời khắc nghiệt ngã nhất.

- Đặt cái hữu hạn trong cái vô cùng, đặt cái hiện thực mòn gỉ trong cái ước mơ bóng sáng... Thạch Lam vẫn luôn hướng về nơi xa xôi kia. Ông chia sẻ và vững tin ở khát vọng của con người.

12. Khám phá mới của Thạch Lam so với các nhà văn hiện thực- Trong lúc đa số các nhà văn hiện thực khác cùng thời hầu như tập trung miêu tả sự khánh kiệt vật chất [điển hình là Nguyễn Công Hoan, Nam Cao] thì Thạch Lam chủ yếu lại khai thác sự cùng quẫn về tinh thần.- Ông không hướng trọng tâm miêu tả lên thế giới vật chất mà chỉ dùng nó như một thế lực hiển nhiên gây nên sự bi đát về đời sống tâm hồn.- Chẳng phải ngẫu nhiên mà quần thể nhân vật nơi phố huyện tăm tối ấy lại có cả đại diện của người điên [cụ Thi], người mù [nhà xẩm] và bốn nhân vật tiêu biểu còn lại trừ hai chị em Liên có đôi chút lịch sử [trước sống ở Hà Nội, bố mất việc phải về quê, mẹ không ra trong hàng cùng vì phải bận làm hàng xáo] còn chị Tí, bác Siêu không có lại lịch gì thêm ngoài gánh hàng của họ.

- Như thế, càng dồn nén đời sống vật chất khắc khoải bao nhiêu thì sự tỏa sáng của đời sống tinh thần bức bối càng lớn bấy nhiêu. Đây là cách Thạch Lam tạo ra ấn tượng cho riêng mình.

---------------------HẾT BÀI 1--------------------

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

 

2. SOẠN BÀI HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM, ngắn 2

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI:

Câu 1: Thời gian và không gian cảnh vật nơi phố huyện: 

Thời gian: Buổi chiều tàn

Không gian: Một buổi chiều êm ả như ru ở phố huyện nghèo ⟶ Đây là một không gian thực. 

⟹ Cảm nhận chung về cảnh phố huyện: Tĩnh mịch, tăm tối, tàn tạ

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện.

Mẹ con chị Tý: dọn gánh hàng nước từ chập tối nhưng vẫn chưa có khách

Bác Siêu với gánh phở. Nhưng với người dân phố huyện quà của bác là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền không bao giờ mua được

Bác Xẩm góp chuyện bằng tiếng đàn bầu, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe

Chị em Liên: gượng thức mong bán thêm chút hàng

⇒ Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ đều chung cái nghèo túng, cái nhịp sống đơn điệu, buồn tẻ.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện 

Nhớ lại những kỉ niệm khi sống ở Hà Nội

Được thưởng thức những thứ quà ngon lạ, những cốc nước xanh đỏ

Được đi chơi bờ hồ

Được sống trong thế giới sáng bừng lấp lánh

Buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ

Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của chính mình cũng như người dân nơi đây.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó: 

- Tác giả miêu tả hình ảnh đoàn tàu một cách tỉ mỉ, theo trình tự thời gian, gắn với tâm trạng háo hức, chờ đợi của người dân phố huyện:

- Đoàn tàu từ xa [tiếng còi, làn khói bừng sáng trắng] – đến gần [tiếng hành khách ồn ào khe khẽ] – tàu rầm rộ đi tới [đèn sáng trưng, sang trọng, lố nhố người,..] - tàu đi qua – tàu xa mãi rồi khuất,…

- Ý nghĩa của hình tượng đoàn tàu: “Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.” 

⟹ Đoàn tàu mang ánh sáng của hy vọng, của ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp hơn cho những người dân nơi phố huyện nghèo.

Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam 

Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc thông qua dòng hồi tưởng và suy nghĩ của chị em Liên

Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, man mác niềm cảm thương

⟹ Hai đứa trẻ là một truyện ngắn giàu chất thơ, nổi bật tư tưởng và chủ nghĩa nhân đạo đậm tình người của Thạch Lam.

Câu 6:

Thông qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người bé nhỏ, lầm lũi nơi phố huyện nghèo nàn. Đồng thời, ông cũng biểu hiện niềm hy vọng, mơ ước về một cuộc sống mới sẽ thay đổi nơi đây. 

II. LUYỆN TẬP 

Câu 1: 

Gợi ý có thể chọn:

- Một trong các nhân vật: Chị Tí, Liên, An, bác Siêu, bà cụ Thi, …

- Một trong các chi tiết: Đoàn tàu, bóng tối, và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm trong tưởng tượng của Liên. 

Câu 2: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ: 

- Kết hợp chất hiện thực và chất lãng mạn, thơ ca.

- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam với truyện không có cốt truyện, tập trung vào dòng tâm trạng của con người, sự chuyển biến của thời gian, không gian.

- Soạn bài Ngữ Cảnh
- Soạn bài Chữ người tử tù


Hai đứa trẻ là truyện ngắn viết về cuộc sống của những người dân phố huyện nghèo. Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Hai đứa trẻ để thấy được cuộc sống tẻ nhạt, vô vị của người dân nghèo nơi phố huyện và cảm nhận được tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn với số phận con người.

Lời bài hát Hai Đứa Điên Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam Tóm tắt Hai đứa trẻ Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh rằng đây là một bài thơ trữ tình đầy xót thương Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Video liên quan

Chủ Đề