Tài khoản đăng nhập kho ứng dụng của hệ điều hành iOS là gì

iOS là một hệ điều hành điện thoại di động được phát triển bởi Apple và phân phối độc quyền cho phần cứng của Apple. Ban đầu, iOS được công bố năm 2007 cho iPhone, sau đó được mở rộng để hỗ trợ các thiết bị khác của Apple như iPod Touch [tháng 9 năm 2007], iPad [tháng 1 năm 2010], iPad Mini [tháng 11 năm 2012] và thế hệ thứ hai của Apple TV trở đi [tháng 9 năm 2010].

Giao diện người dùng của iOS được dựa trên khái niệm về thao tác trực tiếp bằng tay, sử dụng các cử chỉ đa cảm ứng. Các yếu tố giao diện điều khiển bao gồm các thanh trượt, công tắc, và các nút. Tương tác với các hệ điều hành bao gồm các cử chỉ như chạm, trượt, vuốt.

iOS 14

iOS 14 là phiên bản iOS đầu tiên hỗ trợ thêm Widget trực tiếp vào Màn hình chính của iPhone. Các ứng dụng còn lại trên iPhone được đặt vào một trang mới App Library và được sắp xếp thông minh theo một số danh mục. Một số danh mục như Mới thêm gần đây, Gợi ý, Giải trí, Mạng xã hội,… Nếu ứng dụng nào sử dụng nhiều thì sẽ có biểu tượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhanh chóng của người dùng.

Quyền riêng tư bảo mật là điểm nổi bật của iOS 14. Dưới đây là những điểm nổi bật về các tính năng bảo mật mới của iOS 14:

  • Người dùng có thể chọn chia sẻ vị trí gần đúng của họ với các nhà phát triển ứng dụng thay vì vị trí chính xác của họ khi cấp quyền truy cập vị trí ứng dụng.
  • Các nhà phát triển hiện có thể cung cấp cho người dùng tùy chọn nâng cấp tài khoản hiện có của họ để Đăng nhập với Apple.
  • Chỉ báo trên thanh trạng thái mới khi ứng dụng sử dụng micro và Camera.
  • Các trang sản phẩm của App Store sẽ có các bản tóm tắt về các phương pháp bảo mật do các nhà phát triển tự báo cáo, được hiển thị ở định dạng đơn giản, dễ đọc.
  • Bắt đầu từ đầu năm sau, tất cả các ứng dụng sẽ phải xin phép người dùng trước khi theo dõi.

iOS 15

Mặc dù iOS 14 có nhiều cải tiến cho iMessage Shortcuts, nhưng vẫn có một số vấn đề xuất hiện. Trên bản cập nhật iOS 15, Apple cho biết hãng đã ứng dụng ba tính năng mới giúp người dùng có những trải nghiệm mới mẻ hơn khi sử dụng FaceTime, cụ thể như sau:   

  • Tính năng FaceTime Link cho phép người dùng chia sẻ đường link cuộc gọi cho người khác và mời họ tham gia tương tự như cách mời họp trên những ứng dụng khác.
  • Tính năng SharePlay giúp người dùng chia sẻ màn hình để xem chung các tệp tin như video và âm nhạc trong khi gọi video call.
  • Công nghệ Spatial Sound giúp những thành viên tham gia cuộc gọi video có cảm giác như đang ở cùng một căn phòng.

Với tính năng Live Text độc đáo, khi người dùng mở camera, đưa vào những nơi có văn bản và chạm vào chúng, nội dung văn bản sẽ được tự động sao chép. Từ đó, người dùng có thể thực hiện nhanh các thao tác như Copy [Sao chép], Select all [Chọn tất cả], Look up [Tra cứu],... mà không cần chuyển sang ứng dụng khác. 

Bản iOS 15 mới sẽ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư bằng cách tự động chuyển hướng dữ liệu duyệt web thông qua các máy chủ của Apple. Điều này bảo vệ người dùng khỏi việc bị lộ dữ liệu cho các bên quảng cáo.

iOS 16

Apple mang đến một vài tính năng mới khá thú vị khi phát hành bản cập nhật iOS 16. Chúng ta sẽ có một số thông tin về các tính năng siêu đỉnh như sau:

  • Màn hình khóa mới: Màn hình khóa trên iOS 16 cho phép người dùng truy cập vào các Widget để dễ dàng thay đổi màn hình theo như ý muốn của bản thân. Ngoài ra, thông báo đã được thiết kế lại để cuộn lên từ phía dưới, đảm bảo rằng người dùng có một cái nhìn rõ ràng về Màn hình khóa được cá nhân hóa của người dùng.
  • Sử dụng Live Text trên video: Với bản cập nhật mới toanh này, người dùng nay còn có thể sử dụng tính năng Live Text ngay cả trên video. Người dùng có thể tạm dừng một video trên bất kỳ, Live Text sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.
  • Tách nền hình ảnh không cần dùng đến Phím tắt Background Remover: iOS 16 đã nâng tầm cao khi tách nền hình ảnh, người dùng có thể dễ dàng tách nền hình ảnh và gửi qua Messages rất nhanh chóng và dễ dàng mà không cần dùng đến bất kỳ phần mềm nào khác.

Về phần bảo mật riêng tư, Apple cũng bổ sung trên iOS 16 một tính năng với tên gọi "Safety Check" [Kiểm tra an toàn] để bảo vệ những người trong tình huống bị lạm dụng. Tính năng này cho phép người dùng có thể thu hồi quyền truy cập vào một số thông tin cá nhân, chẳng hạn như vị trí hoặc mật khẩu tài khoản mà họ đã chia sẻ với người khác trước đây.

iPadOS15

Quả thực iPadOS 15 đã không gây thất vọng khi đi kèm với hàng loạt thay đổi, cải tiến lớn về cả khía cạnh tính năng, giao diện cũng như khả năng đa nhiệm - yếu tố cực kỳ quan trọng trên các thiết bị màn hình lớn.

  • Thư viện ứng dụng - App Library: Là một tính năng mới khác đã được giới thiệu trên ‌iPhone‌ đầu tiên và đây là một thay đổi hữu ích cho phép bạn xem và quản lý tất cả các ứng dụng bạn đã cài đặt trên ‌iPad‌ của mình tại một chỗ.   
  • Ghi chú nhanh - Quick Note: Với thao tác vuốt Apple Pencil , bạn có thể mở Ghi chú nhanh bất kể bạn đang sử dụng ứng dụng nào để ghi lại ghi chú. Bạn cũng có thể tạo Ghi chú nhanh từ Trung tâm điều khiển hoặc bằng phím tắt.

iPadOS 15 giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư trong Mail, giúp bạn tránh khỏi những người gửi đang tìm cách lấy thông tin về hoạt động mail của bạn, theo dõi hoạt động trực tuyến hoặc xác định vị trí của bạn. Tính năng này cũng ngăn không cho người gửi tìm hiểu xem bạn đã mở email của họ chưa và thời điểm mở. 

Cách cập nhật iOS

Bạn vào ứng dụng Cài đặt trên iPhone > Chọn Cài đặt chung > Chọn mục Cập nhật phần mềm > Cuối cùng bạn chỉ cần chọn Tải về và cài đặt.

Cách cập nhật iPadOS

Bạn có thể kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật phần mềm bất cứ lúc nào. Hãy đi tới Cài đặt > Cài đặt chung > Cập nhật phần mềm. Màn hình sẽ hiển thị phiên bản iPadOS hiện được cài đặt và cho biết liệu có sẵn bản cập nhật không > Chọn vào Tải về và Cài đặt [Download and Install].

Như vậy là mình đã chia sẻ xong tất tần tật về thông tin cũng như là cách để cập nhật hệ điều hành của nhà Apple. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé, chúc bạn thực hiện thành công!

Bạn muốn mua iPhone để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập và giải trí? Vậy còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay click vào nút cam bên dưới để chọn mua sản phẩm chính hãng và mới nhất đến từ TopZone ngay nào.

MUA NGAY IPHONE CHÍNH HÃNG TẠI TOPZONE 

Xem thêm: 

Xét duyệt bởi Trịnh Thị Thùy Dương

Đối với các định nghĩa khác, xem IOS [định hướng].

iOS [trước đây là iPhoneOS] là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple. Đây là hệ điều hành chạy trên các sản phẩm iPhone, cũng như một số sản phẩm iPad không được hỗ trợ iPadOS, và iPod Touch và là hệ điều hành phổ biến thứ 2 trên toàn cầu, sau Android của Google.

iOSNhà phát triểnApple Inc.Được viết bằngC, C++, Objective-C, SwiftHọ hệ điều hànhMac OS X/BSD/Unix-likeTình trạng
hoạt độngĐang hoạt độngKiểu mã nguồnMã nguồn đóngPhát hành lần đầu29 tháng 6 năm 2007Có hiệu lực
trongĐa ngôn ngữ [40 ngôn ngữ]Nền tảng64-bit và 32-bit ARM [iPhone, iPod, iPad, iPad Mini, và thế hệ thứ hai. và cao hơn Apple TV], Apple A4, Apple A5, Apple A5X, Cortex A8, Apple A6, Apple A6X, Apple A7, Apple A8, Apple A8X, Apple A9, Apple A9X, Apple A10 Fusion, Apple A10X Fusion, Apple A11 Bionic, Apple A12 Bionic, Apple A12X Bionic,Apple A12Z Bionic, Apple A13 Bionic, Apple A14 Bionic, Apple A15 BionicLoại nhân hệ điều hànhHybridGiao diện
mặc địnhSpringBoard [Multi-touch, GUI]Giấy phépQuyền sở hữu EULA ngoại trừ các thành phần mã nguồn mởWebsite chính thứcwww.apple.com/ios

Ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone [gọi là iPhone OS], nhưng sau đó được mở rộng để chạy trên các thiết bị khác của Apple như iPod Touch [tháng 9 năm 2007] và máy tính bảng iPad [tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2019]. Tính đến tháng 1 năm 2017, App Store trên iOS chứa khoảng 2.2 triệu ứng dụng, 1 triệu trong số đó là ứng dụng chỉ dành cho iPad và được tải về tổng cộng khoảng 130 tỷ lần. Trong quý 4 năm 2010, có khoảng 26% điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS, xếp sau về thị phần so với Android của Google và Symbian của Nokia.[1]

Giao diện người dùng của iOS thân thiện với thao tác cảm ứng đa điểm bằng tay, cũng như hỗ trợ bút stylus Apple Pencil [chỉ dành cho iPad]. iOS chỉ cho phép thay đổi nhạc chuông và hình nền, không hỗ trợ thay đổi giao diện. Có nhiều hãng sản xuất Android đã tùy biến giao diện Android trên thiết bị của mình giống với giao diện iOS, có thể kể đến Color OS hay MIUI. Hệ điều hành IOS là hệ điều hành chuyên biệt vượt trội, mọi thông số trên hệ điều hành IOS đều khác biệt hoàn toàn so với các hệ điều hành khác.

Phiên bản mới nhất là iOS 16 được thử nghiệm vào tháng 6 năm 2022 và phát hành vào cuối năm 2022, hỗ trợ cập nhật cho các thiết bị từ iPhone 8 trở lên.

iOS được tiết lộ tại Hội nghị và Triển lãm Macworld diễn ra vào 9 tháng 1 năm 2007 và được phát hành vào tháng 9 năm đó cùng với thế hệ iPhone đầu tiên.[2] Khi đó, hệ điều hành này chưa có một cái tên riêng nên chỉ đơn giản là "iPhone OS".[3] Ban đầu, ứng dụng bên thứ ba không được hỗ trợ. Steve Jobs đã tuyên bố các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng của mình chạy trên iPhone mà Apple "sẽ cư xử như những ứng dụng mặc định trên iPhone".[4][5] Vào ngày 17 tháng 10 năm 2007, Apple thông báo đang phát triển bộ công cụ phát triển phần mềm cho iPhone và sẽ đưa nó đến "tay của các nhà phát triển vào tháng 2".[6] Ngày 6 tháng 3 năm 2008, Apple đã phát hành bản dùng thử đầu tiên, cùng với một cái tên đầu tiên cho iOS, đó là "iPhone OS".

Tháng 6 năm 2010, Apple đổi tên iPhone OS thành iOS. Tuy nhiên "iOS" đã được Cisco dùng để đặt tên cho hệ điều hành của mình trước đó. Để tránh các tranh chấp bản quyền trong tương lai, Apple đã xin giấy phép sử dụng thương hiệu iOS từ Cisco,[7] điều này giống với cách Apple đã mua thương hiệu "iPhone" để sử dụng cho điện thoại thông minh của mình.

Gần đây, bài báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế về phần mềm gián điệp Pegasus đã gây chấn động dư luận. Danna Ingleton - Phó giám đốc công nghệ Tổ chức Ân xá cho biết: "Apple tự hào về tính năng bảo mật và quyền riêng tư của mình, nhưng NSO Group đã phá vỡ tất cả. Phân tích pháp y phát hiện bằng chứng không thể chối cãi rằng phần mềm gián điệp của NSO đã lây nhiễm thành công các mẫu iPhone 11 và iPhone 12 thông qua tấn công zero-click [không nhấp chuột]. Hàng nghìn iPhone có khả năng bị xâm phạm. Đây là nỗi lo toàn cầu, ai cũng có nguy cơ gặp rủi ro, ngay cả những "gã khổng lồ" công nghệ như Apple cũng không đủ trang bị để đối phó với giám sát quy mô lớn".

Tán thành lập luận từ tổ chức này, Citizen Lab - phòng nghiên cứu về bảo mật internet của Đại học Toronto [Mỹ] cùng lúc đó cũng công bố báo cáo của riêng họ. Theo đó, họ phát hiện iPhone 12 Pro Max và iPhone SE2 chạy hệ điều hành iOS từ 14.0 trở lên vẫn không thể miễn nhiễm trước Pegasus.

Bill Marcza - nhà nghiên cứu cấp cao tại Citizen Lab cảnh báo: "Apple gặp phải vấn đề đáng báo động với bảo mật trên iMessage. Hệ thống BlastDoor [được giới thiệu trên iOS 14 để ngăn cản tấn công zero-click] không giải quyết được vấn đề".

Theo Washington Post, tháng trước, một tin nhắn lạ âm thầm được gửi đến chiếc iPhone 11 của Claude Mangin - vợ của một nhà hoạt động chính trị bị bỏ tù ở Morocco. Tin nhắn này đến từ tài khoản Gmail "linakeller2203", không âm thanh, không hình ảnh, lặng lẽ vượt qua hệ thống bảo mật Apple và xâm nhập vào thiết bị của nạn nhân.

Claude Mangin tin rằng thiết bị của Apple sẽ bảo vệ cô khỏi việc bị theo dõi. Thế nhưng, cả hai chiếc iPhone 11 lẫn iPhone 6s mà cô dùng đều bị nhiễm mã độc Pegasus.

Cũng như Claude Mangin, Hatice Cengiz - hôn thê của một phóng viên tờ Washington Post gần đây mới phát hiện iPhone mình từng bị tấn công nhiều lần vào đầu tháng 10.2018. Thời điểm đó, chồng chưa cưới của cô bị sát hại. Cô cũng từng đinh ninh iPhone là thiết bị không ai có thể hack được, cho đến khi có kết quả pháp y từ Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận iPhone bị nhiễm Pegasus hàng chục lần trong những năm gần đây. Điều này có thể gây tổn hại đến danh tiếng của Apple, nhất là khi so với đối thủ Google.

Tổ chức Ân xá Quốc tế kiểm tra 67 smartphone, trong đó có 34 chiếc iPhone là đối tượng của Pegasus. 23 chiếc đã bị tấn công, còn 11 chiếc có dấu hiệu bị Pegasus xâm nhập nhưng chưa thành công.

Trong khi đó, chỉ có 3 trong số 15 chiếc điện thoại Android có dấu hiệu bị tấn công.

Sau khi biết tin, Apple lập tức lên án những cuộc tấn công sử dụng phần mềm Pegasus. Ivan Krstić - kỹ sư trưởng về bảo mật của Apple cho biết: "Các cuộc tấn công như thế này rất tinh vi, tốn hàng triệu USD, thường có thời gian ngắn hạn và nhắm vào các cá nhân cụ thể. Điều đó có nghĩa là chúng không phải mối đe dọa đối với phần lớn khách hàng của Apple, nhưng chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo vệ người dùng, bổ sung các biện pháp bảo vệ mới cho thiết bị và dữ liệu".

  •  

    iPhoneOS 1 Home screen

  •  

    iOS 4 Home screen

  •  

    iOS 5 Home screen

  •  

    iOS 6 Home screen

  •  

    iOS 7 Home screen

  •  

    iOS 8 Home screen

  •  

    iOS 9 Home screen

  •  

    iOS 10 Home screen

  •  

    iOS 11 Home screen

  •  

    iOS 13 Home screen

  •  

    iOS 14 Home screen

  •  

    iOS 15 Home screen

Các phần mềm [ứng dụng] trên iOS được người dùng tải về từ App Store - kho ứng dụng của iOS, ngoài ra cũng có những kho ứng dụng không chính thống khác, có thể được tải qua Cydia, Sileo, Zebra khi jailbreak máy. Các phần mềm này được các nhà phát triển [developers] sử dụng ngôn ngữ lập trình Objective-C và sau này được thay thế bằng Swift.

Để đăng tải phần mềm lên App Store, nhà phát triển phải đăng ký 1 tài khoản Developer để được cấp phép phát hành phần mềm. Apple sẽ thu phí cho loại tài khoản Developer này và kiểm duyệt nội dung cũng như khả năng tương thích của ứng dụng với iOS trước khi nó xuất hiện trên App Store.

  • Jailbreak iOS
  • App Store

  1. ^ “Google's Android becomes the world's leading smart phone platform”. Canalys. ngày 31 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ Honan, Matthew [ngày 9 tháng 1 năm 2007]. “Apple unveils iPhone”. Macworld. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ “Apple – iPhone – Features – OS X”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  4. ^ Gonsalves, Antone [ngày 11 tháng 10 năm 2007]. “Apple Launches iPhone Web Apps Directory”. InformationWeek. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Ziegler, Chris [ngày 11 tháng 6 năm 2007]. “Apple announces third-party software details for iPhone”. Engadget. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ Nik Fletcher [ngày 17 tháng 10 năm 2007]. “Apple: "we plan to have an iPhone SDK in developers' hands in February"”. TUAW. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ Tartakoff, Joseph [ngày 7 tháng 6 năm 2010]. “Apple Avoids iPhone-Like Trademark Battle Thanks To Cisco, [[FaceTime]] Deals [sic]”. paidContent. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011. Tựa đề URL chứa liên kết wiki [trợ giúp]

  • Trang web chính thức
  • iOS Dev Center – trên website Apple Developer Connection

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=IOS&oldid=69058799”

Page 2

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trong kiến ​​trúc máy tính, 64-bit là việc sử dụng bộ xử lý có chiều rộng đường dẫn, kích thước số nguyên, và độ rộng địa chỉ bộ nhớ là 64 bit [tám octet]. Ngoài ra, các kiến ​​trúc máy tính 64-bit cho các đơn vị xử lý trung tâm [CPU] và các đơn vị logic số học [ALU] là các đơn vị dựa trên bộ đăng ký của bộ xử lý, bus địa chỉ hoặc bus dữ liệu có kích thước đó. Từ quan điểm phần mềm, tính toán 64-bit có nghĩa là sử dụng mã với địa chỉ bộ nhớ ảo 64-bit. Tuy nhiên, không phải tất cả các lệnh 64-bit đều hỗ trợ đầy đủ các địa chỉ bộ nhớ ảo 64-bit; Ví dụ, x86-64 và ARMv8 chỉ hỗ trợ 48 bit địa chỉ ảo, với 16 bit còn lại của địa chỉ ảo được yêu cầu là 0 hoặc tất cả 1, và một vài bộ hướng dẫn 64-bit hỗ trợ ít hơn 64 bit bộ nhớ địa chỉ nhà.

Bit
1 4 8 12 16 18 24 26 31 32 36 48 60 64 128 256 512
Ứng dụng
16 32 64
Floating point precision
×½ ×1 ×2 ×4
Floating point decimal precision
32 64 128

  • x
  • t
  • s

Thuật ngữ 64-bit mô tả một thế hệ máy tính, trong đó các bộ vi xử lý 64-bit là chuẩn. 64 bit là một kích thước từ xác định một số lớp kiến ​​trúc máy tính, bus, bộ nhớ và CPU, và bằng cách mở rộng phần mềm chạy trên chúng. Các CPU 64-bit đã được sử dụng trong siêu máy tính từ những năm 1970 [Cray-1, 1975] và trong các máy trạm và máy chủ dựa trên các máy tính lệnh [RISC] từ đầu những năm 1990, đặc biệt là các MIPS R4000, R8000 và R10000, DEC Alpha, UltraSPARC Sun, và bộ vi xử lý IBM RS64 và POWER3 và các bộ vi xử lý POWER sau này. Năm 2003, các CPU 64-bit được giới thiệu trên thị trường máy tính cá nhân chính [trước đây là 32-bit] dưới dạng các bộ vi xử lý x86-64 và PowerPC G5; và trong năm 2012 ngay cả trong kiến ​​trúc ARM nhắm mục tiêu điện thoại thông minh và máy tính bảng, lần đầu tiên được bán vào ngày 20 tháng 9 năm 2013 trong iPhone 5S được cung cấp bởi hệ thống ARMv8-A Apple A7 trên một chip [SoC].

Một thanh ghi 64-bit có thể lưu trữ 2⁶⁴ [trên 18 tỷ tỷ [ 1 , 8 × 10 18 {\displaystyle 1,8\times 10^{18}}

] hoặc 1 , 8 × 10 19 {\displaystyle 1,8\times 10^{19}}
] các giá trị khác nhau. Phạm vi của các giá trị số nguyên có thể được lưu trữ trong 64 bit phụ thuộc vào đại diện số nguyên được sử dụng. Với hai đại diện phổ biến nhất, phạm vi từ 0 đến 18,446,744,073,709,551,615 [2⁶⁴] để biểu diễn như một số nhị phân, và -9,223,372,036,854,775,808 [-2⁶³] thông qua 9,223,372,036,854,775,807 [2⁶³-1] để đại diện cho hệ nhị phân. Do đó, một bộ xử lý có địa chỉ bộ nhớ 64-bit có thể truy cập trực tiếp 2⁶⁴ byte [= 16 exabyte] bộ nhớ địa chỉ byte.

Không có bằng cấp nào khác, kiến ​​trúc máy tính 64-bit thường có các thanh ghi bộ xử lý số nguyên và địa chỉ 64 bit, cho phép hỗ trợ trực tiếp các loại và địa chỉ dữ liệu 64-bit. Tuy nhiên, một CPU có thể có các bus dữ liệu bên ngoài hoặc các địa chỉ bus với các kích thước khác nhau từ các thanh ghi, thậm chí còn lớn hơn [ví dụ Pentium 32-bit có một bus dữ liệu 64-bit]. Thuật ngữ cũng có thể đề cập đến kích thước của mức thấp các loại dữ liệu, chẳng hạn như 64-bit floating-point numbers.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Điện_toán_64-bit&oldid=69049524”

Video liên quan

Chủ Đề