Tại sao anh lại rời khỏi eu

Ngày 13/11/2018 được coi là dấu mộc lịch sử quan trọng với Liên minh Châu Âu khi nước Anh chính thức rời EU sau 45 năm chung sống [1973-2018]. Vậy tại sao Anh rời khỏi EU? Quyết định này của nước Anh đã mang lại những lại hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Có 5 lý do cơ bản khiến Anh rời EU:

Chủ quyền bị đe dọa bởi Liên minh châu Âu là lập luận phổ biến nhất được đưa ra bởi giới tri thức nước Anh. Trong một vài thập kỷ qua, một loạt các hiệp ước của EU đã chuyển nhượng phần lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU tại Brussels, Bỉ. 

Trong đó, các quy định về cạnh tranh, nông nghiệp, luật sáng chế và bản quyền mà EU đưa ra đã lấn át luật pháp của các nước thành viên.

Các quy định EU ban hành ngày càng chặt chẽ và có phần bất khả thi, gây phản cảm khiến nền kinh tế Anh bị tổn thất lên tới con số 600 triệu Bảng Anh mỗi tuần. Có thể kể đến một số quy định “vô lý” như: hạn chế công suất máy hút bụi, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng, không được tái chế túi trà…

Khi quyết định sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung, các quốc gia thành viên trong khối sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. 

Điều này đã được chứng minh qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, các nước sử dụng đồng Euro bị ảnh hưởng rất lớn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp, khủng hoảng nợ công tác động lớn tới nền kinh tế cả EU. 

Hơn 7 năm sau cuộc khủng hoảng, Tây Ban Nha và Hy Lạp vẫn chưa thể xử lý hết các khoản nợ công, tỷ lệ thất nghiệp vẫn trên mức 20%. Nền kinh tế và đời sống của người dân Anh cũng bị ảnh hưởng nhưng không nặng nề như các nước trong khối EU. Điều này có thể lý giải bởi nước Anh vẫn duy trì sử dụng đồng Bảng Anh thay vì đồng Euro.

Làn sóng người nhập cư vào sinh sống ở  EU tác động tiêu cực đến nước Anh. EU cho phép cư dân trong khối có thể tự do đi lại giữa các nước thuộc liên minh. Điều này khiến cho nước Anh khó kiểm soát được lượng người nhập cư, đặc biệt khi Anh không phải chịu quá nhiều tác động tiêu cực bởi đồng Euro trong cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Điều đó dẫn đến lượng lớn công nhân từ các nước như Italia, Ireland,…đổ về nước Anh tìm việc làm. Số lượng người nhập cư quá lớn khiến cho thu nhập và lượng việc làm của người dân địa phương giảm đáng kể, đồng thời gây ra gánh nặng lên các dịch vụ công ở nước này.

Xem thêm:  Top 5+ ngân hàng vay tiền theo giấy phép kinh doanh 2022

>>>Xem thêm: Khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu & Phân loại

Dù không thu thuế trực tiếp nhưng EU yêu cầu các nước thành viên phải đóng góp một khoản tiền cho ngân sách của Liên minh. Phần lớn số tiền này sẽ được chi tiêu cho các dịch vụ của mỗi quốc gia nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn Anh có thể giữ lại tiền và tự  đưa ra cách sử dụng số tiền đó. 

Hiện tại, Anh đóng góp cho ngân sách của EU khoảng 13 tỷ bảng Anh hàng năm, tương đương  khoảng 300 USD/người/năm.

Sau quyết định rời EU của Anh, những hệ quả hậu Brexit mang lại có thể kể đến như: 

Với 52% dân số tán thành quyết định và 48% phản đối, Brexit đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ nước Anh. Sự chia rẽ xuất hiện ở tất cả các vùng miền, giai cấp và ngay cả trong Chính phủ cũng như Quốc hội Anh. 

Lý do có sự phản đối quá trình Brexit bởi vì tầng lớp trẻ muốn đẩy mạnh quá trình hội nhập, tăng cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm. Brexit còn khiến nước Anh trở nên lục đục khi Bắc Ailen và Scotland cũng nhân cơ hội này muốn trưng cầu ý dân về việc rời Liên hiệp Anh và Bắc Ailen.

Xem thêm:  Quy định về địa điểm và thời gian phát hành hồ sơ mời thầu 

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn chưa kết thúc, nhiều nước thành viên trong khối như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia,… vẫn chìm trong các khoản nợ công thì EU đã phải tiếp tục đối mặt với làn sóng nhập cư từ Châu Phi và các cuộc khủng bố  do lực lượng Hồi giáo cực đoan IS gây ra [2015 – 2017]. 

Làn sóng khủng hoảng tiếp tục gia tăng khi  Anh quyết định rời Liên minh, và sự kiện Brexit của nước Anh đã làm gia tăng căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Anh và EU.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ các lý do tại sao Anh rời khỏi EU và những hậu quả mà sự kiện Brexit để lại cho Anh cũng như Liên Minh châu Âu. VpbankSme mong rằng bài viết này sẽ cung cấp được đầy đủ thông tin mà bạn đang tìm kiếm.

>>>Xem thêm: Chuỗi giá trị nông nghiệp & Liên kết nâng cao chuỗi giá trị nông sản

"Brexit" đổi hướng tới đây. Đối với cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, xem Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016.

Việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn được gọi tắt là Brexit [Britain exit], là một mục tiêu chính trị dân tộc chủ nghĩa được nhiều cá nhân, nghiệp đoàn và đảng phái chính trị theo đuổi nhằm yêu cầu Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rút khỏi với tư cách thành viên từ Liên minh châu Âu theo Điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm trong Liên minh châu Âu

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973. Tới năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện với số phiếu đa số ủng hộ việc quốc gia này ở lại tổ chức.

Việc rời khỏi Liên minh châu Âu một lần nữa được nhắc tới với cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016. Cuộc trưng cầu dân ý này được tổ chức bởi Quốc hội sau khi Điều luật tổ chức trưng cầu dân ý về Liên minh châu Âu năm 2015 được thông qua.

Đối với những người thuộc phe ủng hộ việc ở lại EU, khái niệm Bremain cũng đôi lúc được nhắc đến song song với từ Remain phổ thông hơn. Kết quả chính thức được công bố vào lúc 7 giờ sáng giờ London ngày 24 tháng 6, phe Brexit giành chiến thắng với khoảng cách 1 triệu phiếu [51,89% số phiếu]. Kết quả này còn chờ Quốc hội phê chuẩn mới có hiệu lực.

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
  • 2 Cuộc trưng cầu năm 2016
    • 2.1 Kết quả
  • 3 Chú thích

Bối cảnhSửa đổi

Liên minh châu Âu [EU] là khối hợp tác kinh tế chính trị cấu thành từ 28 quốc gia ở châu Âu. Tổ chức này được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế giữa các nước thành viên trước áp lực ngày càng tăng của khối các nước xã hội chủ nghĩa. Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Than Thép châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu. Năm 1957, 6 nước Tây Âu gồm Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg cùng nhau ký kết Hiệp ước Roma, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu [EEC]. Trong EEC, những rào cản thương mại, pháp lý và thuế quan được gỡ bỏ; các cơ chế hợp tác được nới rộng theo hướng tự do hoá lao động, thị trường vốn và giao thông vận tải trong nội bộ khối. Nhờ đó mà đến đầu những năm 1960, các nước thành viên EEC đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể.[1] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vốn từ chối tham gia EEC từ ban đầu, sau cuộc khủng hoảng kênh đào Suez xảy ra, lãnh đạo nước này bắt đầu thay đổi lập trường của mình và nộp đơn xin gia nhập. Tuy nhiên, hai hồ sơ nước này nộp năm 1961 và 1969 bị Tổng thống Pháp lúc bấy giờ, Charles de Gaulle, phủ quyết do lo ngại mối quan hệ thân thiết giữa Anh với Mỹ có thể làm giảm tiếng nói của Pháp ở châu lục.[1][2]

Mãi cho đến năm 1973, nước này mới được chính thức kết nạp làm thành viên EEC cùng với Đan Mạch và Ireland trong nhiệm kỳ cầm quyền của Đảng Bảo thủ. Chính phủ Công đảng kế nhiệm do thủ tướng Harold Wilson lãnh đạo đã tổ chức trưng cầu dân ý nhằm đánh giá triển vọng tham gia và hội nhập sâu hơn vào khối kinh tế liên châu lục này. Hơn 67% cử tri đã trả lời "Có". Mặc dù vậy, tư cách thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vẫn còn là đề tài gây tranh luận và chia rẽ sâu sắc trong các tầng lớp xã hội Anh và các đảng phái chính trị nước này. Chính sách chính thức của Công đảng suốt nhiều thập niên sau đó vẫn là ủng hộ rời bỏ EU. Sự gia tăng nhanh chóng của chủ nghĩa hoài nghi châu Âu [Eurosceptism] khiến cho các chính phủ kế nhiệm luôn tìm cách điều tiết cân bằng việc hội nhập sâu rộng trong hệ thống EU và lợi ích đạt được trong thể chế siêu nhà nước do Brussels nắm giữ. Khủng hoảng kinh tế trong một bộ phận các nước thành viên và khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu như giọt nước làm tràn ly, gây nên sức ép lên chính phủ của Thủ tướng David Cameron đòi cải cách mối quan hệ giữa nước này với châu Âu. Trong tình hình đó, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu bắt đầu trỗi dậy từ năm 2012 và trở nên lớn mạnh thành một phong trào chính thống tại Anh.[3] Sự lớn mạnh của đảng Độc lập UKIP trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương năm 2014 và bầu cử Hạ viện năm 2015 khiến phe ủng hộ Brexit có thêm nhiều tiếng nói. Thủ tướng Cameron ủng hộ phe ở lại, do đó buộc phải tổ chức trưng cầu dân ý lần hai để đánh giá mức độ ủng hộ của người dân với tư cách thành viên EU của nước mình.

Cuộc trưng cầu năm 2016Sửa đổi

Bài chi tiết: Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016

Ngày 20 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Cameron nói nước Anh sẽ bỏ phiếu quyết định việc có ở lại trong EU nữa hay không vào thứ năm ngày 23 tháng 6.[4]

Trước đó một ngày, thủ tướng Anh David Cameron đã đạt một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo EU sau hai ngày đàm phán tại Brussels, sẽ cho Anh "vị thế đặc biệt" và ông sẽ vận động với "tất cả trái tim và tâm hồn" để ở lại liên minh.[5]

Thỏa thuận mới gồm[5]:

  • Cắt giảm lợi ích cho con cái những người di cư EU sống ở nước ngoài – áp dụng ngay lập tức cho những người mới đến và từ năm 2020 cho 34.000 người đang nộp đơn
  • Sửa đổi các hiệp ước EU để Anh ‘được miễn trừ’ đối với điều khoản xây dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ hơn
  • "Dừng khẩn cấp" về quyền lợi của lao động nhập cư sẽ áp dụng trong bảy năm – ít hơn so với 13 năm mà Thủ tướng Anh đề xuất ban đầu
  • Khả năng cho Anh Quốc ban hành biện pháp khẩn cấp để bảo vệ khu tài chính của London, City of London

Kết quả bầu cử dựa trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu - phe nào đạt trên 50% số phiếu cử tri sẽ thắng.

Kết quảSửa đổi

Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Anh ở Liên minh Châu Âu năm 2016 Phiếu Số phiếu %
Rời Liên minh Châu Âu 17,410,742 51.89
Ở lại Liên minh Châu Âu 16,141,241 48.11
Số phiếu hợp lệ 33,551,983 99.92
Không hợp lệ hoặc trắng 25,359 0.08
Tổng cộng 33,577,342 100.00
Cử tri đã đăng ký và cử tri đã bỏ phiếu 46,500,001 72.21
Nguồn: Electoral Commission[6]
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý 2016
Rời:
17.410.742 [51,9%]
Ở lại:
16.141.241 [48,1%]

Chú thíchSửa đổi

  • “The UK EU referendum: All you need to know”. BBC News. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.“Google search for Brexit plus British and exit”. Đã bỏ qua tham số không rõ |q= [trợ giúp]

  1. ^ a b Nguyễn Huy Hoàng [ngày 25 tháng 3 năm 2015]. “25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời”. Nghiên cứu quốc tế. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ “The EEC and the Single European Act”. UK Parliament. 1 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ Trí Dũng [ngày 24 tháng 6 năm 2016]. “Vì sao người Anh nằng nặc chia tay EU”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Thị trưởng London 'vận động' rời khỏi EU, bbc, 21.02.2016
  5. ^ a b Thỏa thuận EU ‘cho Anh vị thế đặc biệt’, bbc, 20.02.2016
  6. ^ “EU referendum results”. Electoral Commission. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2019.

Bản mẫu:Liên minh châu Âu

Video liên quan

Chủ Đề