Một khoản vay có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản hay không

25/07/2022

Một khoản vay có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản hay không

Tôi có một mảnh đất đã thế chấp ngân hàng, nay tôi muốn dùng mảnh đất đó để đảm bảo cho một khoản vay nữa. Vậy luật sư cho tôi hỏi một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay được không?

Chào bạn, về vấn đề Dùng một tài sản để bảo đảm nhiều nghĩa vụ được không? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

“1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:

Một khoản vay có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản hay không

(Ảnh minh họa: Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay được không?)

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”

Như vậy, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả thì có thể dùng tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời phải báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản thanh toán được không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Khi xác lập biện pháp bảo đảm, các bên có thể lựa chọn một tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ được bảo đảm, các bên có thể thỏa thuận một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ. Điều 296 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ 1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. 3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn”

2.Nội dung

-Trên thực tế, tài sản đảm bảo có thể có giá trị lớn hơn rất nhiều nghĩa vụ được bảo đảm, do đó, các bên có thể sử dụng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ cùng một lúc. Tuy nhiên, để vừa tại điều kiện cho bên mang nghĩa vụ, vừa bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền, thì điều kiện áp dụng đối với tài sản đảm bảo là phải có giá trị lớn hơn tổng các nghĩa vụ được bảo đảm. Ví dụ: A thế chấp nhà để vay vốn của hai ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng B 100 triệu đồng, ngân hàng C 150 triệu đồng. Giá trị căn nhà của A được định giá là 1 tỷ đồng. Nếu căn nhà của A có giá trị 200 triệu đồng (trong khi giá trị tổng nghĩa vụ là 250 triệu đồng), thì việc thế chấp căn nhà để vay tiền của A không được chấp nhận, A chỉ có thể thế chấp nhà cho một trong hai ngân hàng mà thôi. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về việc tổng giá trị nghĩa vụ vượt quá giá trị tài sản đảm bảo thì pháp luật vẫn tôn trọng và cho phép. Khi đó, phần giá trị vượt quá sẽ coi như không có bảo đảm, vì vậy bên nhận bảo đảm phải chịu rủi ro về phần nghĩa vụ vượt quá đó. Quy định này cong tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc đưa tài sản vào lưu thông, làm tăng hiệu quả kinh tế và khai thác tối đa lợi ích cũng như khả năng sinh lời của tài sản. -Việc sử dụng một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ không cần phải có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm, tuy nhiên bên có nghĩa vụ vẫn phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết. Vì tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, rủi ro cũng cao hơn với bên nhận bảo đảm, đồng thời tránh tranh chấp khi xử lý tài sản bảo đảm, nên mỗi lần bảo đảm đều phải được lập thành văn bản. Mặc dù pháp luật không quy định, nhưng để hạn chế rủi ro cho mình, bên nhận bảo đảm sau phải xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, và giá trị tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm cần xem xét bao gồm cả giá trị hiện tại và khả năng thay đổi giá trị trong tương lai. Như đã trình bày ở trên, bên nhận bảo đảm phải xem xét giá trị của tài sản đảm bảo có vượt quá tổng giá trị nghĩa vụ hay không, vì bên có nghĩa vụ vì lợi ích của mình mà có thể khai gian giá trị của tài sản. Và trong tương lai, khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính, tài sản đó có bị sụt giảm giá trị hay không, bởi, nếu trong tương lai tài sản bị xử lý do bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ chính, thì phải đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm sau khi giảm sút vẫn đủ để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ. Sở dĩ, pháp luật bắt buộc bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ vì, thông tin này quyết định trực tiếp đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên nhận bảo đảm, bên nhận bảo đảm sau luôn phải chịu nhiều rủi ro hơn. Bởi, thông thường bên nhận bảo đảm trước có quyền được ưu tiên thanh toán cao hơn khi xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, Điều 308 BLDS năm 2015 quy định quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp, cầm cố sẽ bị hạn chế nếu trước đó có người thứ ba đã xác lập quyền ưu tiên đối với chính tài sản đó, hoặc người có quyền cầm giữ tài sản (khoản 1 Điều 318 BLDS năm 2015). 

-Trong quan hệ bảo đảm nhiều nghĩa vụ cùng lúc, trong trường hợp xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn, nhưng vẫn được xem là đến hạn và tất cả các bên nhận xử lý tài sản đều được tham gia xử lý tài sản. Nếu các bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác, thì bên nhận đảm bảo đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản (thông thường là bên mà bên có nghĩa vụ có nghĩa vụ chính đến hạn đầu tiên). Bởi vì, việc xử lý tài sản khi đến hạn của một nghĩa vụ sẽ làm ảnh hưởng đến những nghĩa vụ còn lại. Ví dụ: Thế chấp nhà để vay vốn của hai ngân hàng cùng lúc, khi đến hạn trả nợ của một ngân hàng mà khách hàng không đủ điều kiện thanh toán, thì ngôi nhà sẽ được xử lý để bảo đảm cho khoản vay. Ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản thế chấp, khi tài sản đã được bán thì đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm của khách hàng đó đối với ngân hàng còn lại không còn. Như vậy, sau này khi khoản vay của ngân hàng còn lại đến hạn sẽ không còn tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nữa. Do đó, pháp luật quy định như vậy là để bảo vệ quyền, lợi ích của những bên nhận bảo đảm cùng một tài sản. Tuy nhiên, pháp luật vẫn tạo điều kiện để các bên tiếp tục quan hệ dân sự, nếu bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm nghĩa vụ chưa đến hạn. Có nghĩa là, khi một nghĩa vụ đến hạn thông thường các nghĩa vụ còn lại dù chưa đến hạn cũng bị xem là đến hạn để xử lý tài sản, nhưng nếu bên bảo đảm có tài sản khác dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ còn lại đó thì vẫn được tiếp tục quan hệ. Quy định này chỉ cho phép các bên có thể tiếp tục quan hệ nghĩa vụ khi có tài sản đảm bảo khác thay thế, nhằm tạo điều kiện cho giao dịch của các bên mà vẫn đảm bảo an toàn cho các bên nhận bảo đảm còn lại.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh