Một trong những nội dung của quyền tham gia quản lý nhà nước

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền quan trọng đối với mỗi một công dân trong một quốc gia. Tuy là một quyền quan trọng nhưng trong thực tế không có nhiều người nhận biết và sử dụng quyền này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Thứ nhất: Hình thức gián tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền lực Nhà nước được nhân dân trao cho, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri về các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

– Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Thứ hai: Hình thức trực tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

– Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước.

– Công dân có thể tham gia vào thảo luận, đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trung cầu ý dân trên quy định của Luật hiện hành. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, nhà nước mong muốn nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao nhất.

– Tham gia góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh.

– Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động cả bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lãnh phí hay tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

– Tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở như sinh sống, làm việc tại xác địa phương, cơ quan. Công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động xấu cho sự ổn định và phát triển và từ đó tìm ra cách để khắc phục, giải quyết vấn đề.

– Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự ổn định và lao động lực phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại hay Luật Tố cáo tạo cơ sở cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo và được cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết.

– Đối với trường học:

+ Quý bạn đọc có thể góp ý để xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội, kế hoạch tuần của lớp,…

+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp, tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu trường học, với thầy/cô giáo.

– Đối với chỗ ở:

+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã/phường, huyện/quận về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trường xây dựng các công trình công cộng.

+ Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Như vậy, Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đã được chúng tôi đưa ra trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên một số vấn đề liên quan đến quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

I. Nội dung bài học

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

- Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

- Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân.

- Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

+ Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.

+ Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân

- Là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

- Bảo đảm quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước:

- Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật.

- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.

* Ở phạm vi cơ sở:

- Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:

- Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện [chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…].

- Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

- Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

- Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước

- Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

- Tạo điều kiện để công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Quyền khiếu nại, tố cáo :

+ Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp.

+ Là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:

+ Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.

+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;

+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

- Người giải quyết khiếu nại:

+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.

+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;

+ Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.

- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

- Quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh.

4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân

- Trách nhiệm của nhà nước: Phải đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ.

- Trách nhiệm công dân: Thực hiện tốt quyền dân chủ.

Video liên quan

Chủ Đề