Mu trum đầu cho bênh nhân truyền hóa chất năm 2024

Rụng tóc là tác dụng phụ của hóa trị khi điều trị ung thư. Không phải tất cả bệnh nhân trải qua hóa trị đều sẽ bị rụng tóc nhưng nhiều người cảm thấy lo lắng.

Trước khi hóa trị, một số người thường dùng các phương pháp như làm mát da đầu, nén da đầu hay dùng các loại thuốc mọc tóc như minoxidil để hạn chế rụng tóc. Tuy nhiên mỗi biện pháp đều có những lợi ích và hạn chế nhất định.

Rụng tóc là vấn đề đáng lo ngại khi điều trị ung thư

Làm mát da đầu

Làm mát da đầu, còn được gọi là hạ nhiệt da đầu bằng cách đặt túi nước đá hoặc mũ làm mát chuyên dụng lên da đầu khi hóa trị. Mũ làm mát làm bằng vải cách nhiệt được đội như mũ bảo hiểm và được nối với nhau bằng một ống chứa đầy chất lỏng lạnh. Người hóa trị ung thư thường đội mũ ít nhất 30 phút trước khi truyền hóa chất, trong khi truyền và trong một khoảng thời gian nhất định sau khi truyền [tùy thuộc vào loại và thời gian điều trị].

Lý thuyết đằng sau việc làm mát da đầu là nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu trên da đầu thu hẹp [co lại], làm giảm tương tác thuốc hóa trị đến các nang tóc. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng làm mát da đầu có hiệu quả trong việc giảm rụng tóc do hóa trị liệu, mặc dù kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc đang được sử dụng.

Làm mát da đầu thường hiệu quả hơn ở những người bị ung thư vú và ung thư bạch cầu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2017, việc làm mát da đầu ở những người bị ung thư vú giai đoạn một và giai đoạn 2 làm giảm nguy cơ rụng tóc khi truyền dịch khoảng 50%.

Dù có lợi nhưng làm mát da đầu có thể gây khó chịu, nhức đầu, tê và đau, đặc biệt là khi đội mũ làm mát trong thời gian dài. Đáng quan tâm hơn là mũ làm mát hạn chế lượng thuốc hóa trị lưu hành trong da đầu. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư.

Nén da đầu

Nén da đầu về bản chất là làm mát da đầu mà không cần đến máy làm mát. Những chiếc mũ này được làm bằng neoprene hoặc các loại vải tương tự để nén chặt da đầu trong quá trình hóa trị. Chúng được sử dụng ngay trước khi bắt đầu hóa trị và được duy trì trong một khoảng thời gian sau khi truyền xong.

Tuy nhiên hiệu quả thực sự của nén da đầu vẫn đang bị nghi ngờ. Các nhà nghiên cứu lo ngại việc giảm lưu thông trong da đầu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hóa trị [mặc dù điều này chưa được chứng minh].

Nén da đầu cũng có thể gây khó chịu, đặc biệt nếu thời gian hóa trị kéo dài. Đau đầu do căng thẳng cũng có thể xảy ra do da đầu bị đè nén trong thời gian dài.

Thuốc

Không có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa rụng tóc do hóa trị. Nhưng có một số loại giúp tăng tốc độ mọc tóc sau khi điều trị ung thư xong. Các sản phẩm phổ biến nhất có chứa minoxidil, thành phần hoạt tính trong các sản phẩm giúp mọc tóc. Bên cạnh công dụng tích cực, các loại thuốc tăng tốc độ mọc tóc dễ gây ra các tác dụng phụ như tăng cân rõ rệt và nhanh chóng, phù mắt cá chân và bàn chân, rậm lông.

Rụng tóc có thể gây lo lắng cho bệnh nhân ung thư đang điều trị. Các biện pháp như làm mát da đầu, nén da đầu có thể giúp người bệnh nhưng hiệu quả có thể khác nhau ở từng người. Do đó, bệnh nhân ung thư cần được bác sĩ tư vấn. Bên cạnh các biện pháp này, người đang hóa trị ung thư có thể dùng tóc giả và khăn trùm đầu.

Được sản xuất từ ​​chất liệu nhẹ, thoáng khí và đàn hồi thoải mái, không ràng buộc quanh mặt và cổ để tạo sự vừa vặn dễ chịu cho người sử dụng.

Mũ sử dụng 1 lần, tự phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường.

Phong cách mở mang đến khả năng che phủ hoàn toàn mà không cản trở tầm nhìn hoặc phạm vi chuyển động.

Được cô y tá ân cần đội chiếc mũ lên mái đầu đã rụng hết tóc, chị Hiền, bệnh nhân ung thư, nói chị sẽ đỡ lạnh hơn.

Cùng với hơn 70 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Ung thư Phụ khoa, chị Hiền được nhân viên bệnh viện đến tận giường bệnh tặng mũ sáng 12/4. Những chiếc mũ vải có thể dùng làm khăn choàng cổ, đội đầu, vừa làm khẩu trang.

"Không còn tóc nên tôi rất mặc cảm khi ra ngoài, đầu cũng cảm giác lạnh hơn", bệnh nhân 49 tuổi, quê Kiên Giang, nói. "Đội chiếc mũ này lên thấy được giữ ấm tốt, chất vải cũng không quá nóng". Sau 4 liều điều trị hóa chất, mái tóc dài của chị Hiền đã rụng dần, phải cạo trọc.

Nhân viên bệnh viện đến tận giường bệnh hướng dẫn cách sử dụng những chiếc nón đa năng cho bệnh nhân. Ảnh: Lê Phương.

Nữ hộ sinh Lê Thị Phương Thảo, Bí thư chi đoàn khối Phụ, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết đây là lần đầu bệnh viện tặng mũ cho bệnh nhân, dự kiến sẽ duy trì phát hàng tháng cho người mới nhập viện lẫn bệnh nhân cũ đến tái khám.

"Một ngày, một nữ điều dưỡng ở khoa thấy bệnh nhân rụng tóc nằm máy lạnh không có nón bị lạnh đầu, lại dễ mặc cảm về thẩm mỹ. Chị ấy trình bày ý tưởng với đoàn thanh niên của bệnh viện", chị Thảo kể về xuất phát của chương trình.

Khi tìm kiếm nơi đặt may mũ, bệnh viện tình cờ người thợ may từng có con qua đời vì ung thư máu lúc 4 tuổi. Đồng cảm với bệnh nhân ung thư, người thợ tình nguyện góp công may miễn phí, chỉ lấy tiền vải mỗi chiếc 35.000 đồng, trong khi giá bán ngoài thị trường là 85.000 đồng.

Điều dưỡng trưởng Hà Thị Thanh Liễu, Khoa Ung thư Phụ khoa, cho biết rụng tóc chỉ là một trong những tác dụng phụ của hóa trị ung thư, nhưng với các bệnh nhân nữ, đó là điều rất ám ảnh, mặc cảm.

"Chiếc mũ giúp bệnh nhân tự tin hơn khi ra ngoài, giúp thêm tinh thần phấn chấn, lạc quan chiến đấu bệnh tật", điều dưỡng Liễu nói. Với bệnh nhân ung thư, ngoài chăm sóc chuyên môn thì vấn đề tâm lý rất quan trọng, giúp tăng đáp ứng, nâng cao hiệu quả điều trị.

Chủ Đề