Mua outroom là gì

Room chứng khoán là tỷ lệ % cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam do luật pháp Việt Nam quy định.

Có khá nhiều người chưa hiểu kỹ về thuật ngữ room trong chứng khoán, thậm chí có thể hiểu lầm khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra. Tuy nhiên không phải như vậy, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu bản chất room chứng khoán là gì.

Room chứng khoán là gì?

Room chứng khoán, hay cột room trong bảng giá chứng khoán là tỷ lệ [%] cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các nhà đầu tư này chỉ được phép mua số cổ phiếu đã phát hành tối đa theo tỷ lệ % được quy định. Cụ thể:

  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng là 30%.
  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác là 49%.

Room chứng khoán thể hiện % sở hữu chứng khoán của khối ngoại

Chứng khoán hết room là gì? Mục đích khi quy định room chứng khoán

Chứng khoán hết room là chỉ việc hết khối lượng cổ phiếu bán ra cho các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư đang nắm giữ mà không bán ra thị trường, hoặc tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư được giao dịch.

Trên thị trường chứng khoán, mỗi loại cổ phiếu được phát hành ra đều có quy định mức room chứng khoán [tỷ lệ %] trong tổng số cổ phiếu được giao dịch. Vậy nên nếu chứng khoán hết room thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua thêm được nữa.

Mục đích của việc quy định mức room chứng khoán là nhằm tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc cạn room chứng khoán cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản và biến động giá cổ phiếu giảm mạnh do mất đi người lực từ khối ngoại. Những lúc như vậy, giá cổ phiếu chỉ có thể trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước.

Nới room chứng khoán trong trường hợp nào?

Nới room chứng khoán là hoạt động cho phép khối ngoại được sở hữu thêm cổ phiếu của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nới room có thể được thực hiện đồng loại với tất cả các doanh nghiệp hoặc tại một số nhóm ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Ví dụ: Vào năm 2018, SABECO được phép nới room ngoại từ 49% lên 100%, đồng nghĩa với việc khối ngoại không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần với SABECO như trước. Điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ SABECO nếu đủ vốn. Lúc đó, đã có tỷ phú người Thái Lan bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phần SAB và năm được quyền chi phối.

Như vậy, qua bài viết này chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm room chứng khoán là gì, biết được chứng khoán khi nào hết room và được nới room trong trường hợp nào. Việc đầu tư của khối ngoại cũng có những ảnh hưởng lớn trên thị trường nên khi nắm được những thuật ngữ này sẽ giúp mọi người có chiến lược đầu tư phù hợp.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Infographic | Video | Bản tin

Các loại lệnh giao dịch chứng khoán

Các loại lệnh giao dịch chứng khoán

Các loại lệnh giao dịch chứng khoán

1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa [ATO]:

  • Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh
  • Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

2. Lệnh giới hạn [LO]

  • Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

3.Lệnh thị trường trên sàn HSX[MP]

  • Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
  • Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
  • Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
  • Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
  • Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục
  • Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
  • Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.

4. Lệnh thị trường trên sàn HNX

L
ệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó có 03 loại lệnh sau:

  • Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.
  • Lệnh MOK: Là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.
  • Lệnh MTL: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO

5. Lệnh điều kiện [lệnh chờ]

  • Là lệnh giới hạn nhưng duy trì nhiều ngày cho đến khi lệnh được khớp hoặc hết thời gian khách hàng lựa chọn khi đặt lệnh mà chưa được khớp.
  • Trong thời gian duy trì lệnh giới hạn, vào ngày giao dịch lệnh sẽ tự động đưa lên sàn khi:
  • Giá nằm trong khoảng trần/sàn
  • Đáp ứng các điều kiện khác của một lệnh thông thường [ sức mua, khối lượng..]
  • Lệnh có thể được khớp từng phần. Phần còn lại vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
6.Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa [ATC]:
  • Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh
  • Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
7.Lệnh khớp lệnh sau giờ [PLO]
  • Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
  • Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.
  • Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.
  • Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.
  • Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.

Infographic | Video | Bản tin

Video liên quan

Chủ Đề