Công chứng hộ chiếu cho người nước ngoài ở đâu

1. Chứng thực là gì?

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa rõ ràng về chứng thực. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát chung, chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bao gồm 04 loại:

- Cấp bản sao từ sổ gốc [chứng thực bản sao từ sổ gốc] là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc cấp bản sao căn cứ vào sổ gốc.

- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia.


2. Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [gọi tắt là cơ quan đại diện] là các cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Cụ thể:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các loại giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, công chứng viên tại các Phòng/Văn phòng công chứng cũng được chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

Tuy nhiên, khác với các cơ quan trên, công chứng viên lại không được chứng thực chữ ký của người dịch.

Đối với các văn bản chức thực, công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng/Văn phòng công chứng.

3. Phí chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài là bao nhiêu?

STT

Tên thủ tục chứng thực

Cơ quan thực hiện

Mức thu phí

1

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

Tại Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng.

2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

[theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, mục 2 Phần II  Quyết định 1329/QĐ-BTP]

Tại cơ quan đại diện

10 USD/bản

 [theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC]

 

2

Chứng thực chữ ký người dịch

Cơ quan đại diện

10 USD/bản

[theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC]

3

Chứng thực chữ ký người dịch

Phòng Tư pháp

10.000 đồng/trường hợp

[theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC]

Trên đây là các thông tin về: Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Công chứng giấy tờ ở đâu? Bản sao công chứng có giá trị thế nào?

Thủ tục Cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam
Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ ký và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

* Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần [trừ ngày tết, ngày lễ].  

Bước 3: Nhận kết quả:

a] Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu; cán bộ trả kết quả yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận và trả kết quả.

b] Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ ngày lễ, ngày tết].  

Cách thức thực hiện Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành phần số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

a] Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú [mẫu NA5].

b] Hộ chiếu

c] Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: Giấy phép lao động/ Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/ Giấy chứng nhận đầu tư; chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy khai sinh/ Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…

+ Số lượng hồ sơ: 01 [một] bộ.

Thời hạn giải quyết Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài
Lệ phí

- Cấp thị thực có giá trị một lần: 25 USD

- Cấp thị thực có giá trị nhiều:

     + Loại có giá trị đến 03 tháng: 50USD

     + Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD

     + Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm: 135 USD

     + Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm: 145 USD

     + Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD

- Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi [không phân biệt thời hạn]: 25USD

- Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới: 05 USD

- Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ [đã hết chỗ đóng dấu: Kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú] sang thị thực rời mới.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai NA 5.doc  
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.

2. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực [trừ trường hợp miễn thị thực], chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện "chưa được nhập cảnh Việt Nam" hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.

3. Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài [xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ].

4. Có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh đối với các trường hợp sau: NNN vào đầu tư phải có giấy từ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư; NNN hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư; NNN vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động; NNN vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [Luật số 47/2014/QH13];

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [Luật số 51/2019/QH14];

+ Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [Luật số 27/VBHN-VPQH];

+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh , cư trú tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề