Nguyên nhân bệnh tiêu đường là béo vì vì sao

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc đái tháo đường ở nước ta có chiều hướng gia tăng và độ tuổi mắc bệnh cũng dần trẻ hóa. Điều đáng nói là nhiều người trong chúng ta không biết ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường nên vô tình tạo cơ hội để bệnh lý này xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống.

1. Kiến thức chung về bệnh đái tháo đường

1.1. Các loại đái tháo đường

Đái tháo đường [tiểu đường] là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa đường bên trong cơ thể do tuyến tụy không có khả năng tự sản xuất insulin hoặc tế bào bị mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể khiến cho lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Cơ chế hình thành bệnh tiểu đường

Đái tháo đường gồm các loại:

+ Đái tháo đường type 1:

Nguyên nhân gây ra bệnh này là do tuyến tụy không thể sản xuất insulin, thường do yếu tố di truyền mà nên. Khi tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, người bệnh sẽ phải sống chung với thuốc suốt đời. Do đây là bệnh lý di truyền nên không thể phòng ngừa được, bắt buộc phải tiêm insulin định kỳ kết hợp với sự thay đổi trong ăn uống và thể dục đều đặn. Trong số bệnh nhân bị tiểu đường thì có 5 - 10% thuộc type này và chủ yếu ở những người ở độ tuổi dưới 20.

+ Đái tháo đường type 2:

Đây là nhóm bệnh nhân phổ biến, chiếm khoảng 90 - 95%, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trên 40. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 là do cơ thể không sản xuất đủ hoặc không đáp ứng với insulin một cách bình thường. Tác nhân gây ra bệnh thường là do không thể dục thể thao, thừa cân và ít vận động.

+ Đái tháo đường thai kỳ

Có khoảng 4% thai phụ mắc bệnh lý này, chủ yếu xuất hiện ở thai kỳ từ tuần 24 - 28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh xong. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé thì bệnh lý này cũng cần được điều trị kịp thời.

1.2. Những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra

Biến chứng của bệnh đái tháo đường phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị, kiểm soát và type bệnh. Tùy từng loại biến chứng mà cơ chế sinh bệnh có thể thay đổi, nhưng tình trạng tăng glucose huyết kéo dài luôn là yếu tố hiện diện. Một số ít trường hợp có glucose huyết tăng cao kéo dài nhưng lại ít biến chứng; ngược lại có trường hợp chỉ bị bệnh một thời gian ngắn nhưng lại có nhiều biến chứng nặng. Vì thế, bên cạnh tăng glucose huyết thì một số yếu tố khác cũng trở thành tác nhân gây biến chứng như: di truyền, môi trường, bệnh đi kèm.

Đái tháo đường biến chứng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra có thể kể đến như:

- Biến chứng cấp tính

+ Hạ Glucose máu: với các biểu hiện chậm chạp cử chỉ và lời nói, buồn ngủ, mệt mỏi, run, đói bụng, yếu cơ,... Nếu Glucose máu hạ xuống đến cực thấp có thể gây hôn mê.

+ Nhiễm toan Ceton: đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa do nồng độ Acid acetic tăng. Người bệnh có triệu chứng: tiểu nhiều hơn mức bình thường, uống nước nhiều, khát nước, chán ăn, đau bụng, đau đầu, đỏ da,... Nếu không được xử trí kịp thời có thể bị hôn mê và dẫn đến tử vong.

+ Tăng Glucose máu: khi lượng đường huyết > 33,3 mmol/l sẽ xảy ra tình trạng này với các triệu chứng: yếu cơ, khát nước, chuột rút, tiểu nhiều, co giật, nhầm lẫn. Ở mức độ nặng nhất bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong.

- Biến chứng mãn tính

+ Mạch máu nhỏ bị tổn thương: nguyên nhân là do sự dao động lượng Glucose máu và sự tăng cao của nồng độ đường trong máu. Nếu bệnh nhân bị cao huyết áp thì tổn thương càng nặng nề hơn.

+ Bệnh lý thần kinh: nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh bị tổn thương.

+ Bệnh lý võng mạc: gây giảm thị lực và nặng nhất có thể gây mù vĩnh viễn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các mạch máu võng mạc bị tổn thương.

+ Bệnh lý cầu thận: do các mạch máu nhỏ ở cầu thận bị tổn thương.

+ Bệnh mạch vành: số bệnh nhân đái tháo đường biến chứng bệnh mạch vành chiếm khoảng 75% và nguy cơ tử vong trong trường hợp này cao gấp 4 lần so với bị bệnh mạch vành mà không có đái tháo đường.

2. Vì sao ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường

2.1. Vai trò của vận động đối với sức khỏe và bệnh tiểu đường

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường trước tiên chúng ta cần biết vai trò của vận động đối với bệnh lý này. Vận động nói chung, nhất là vận động thể dục thể thao nói riêng một cách đều đặn, hợp lý luôn là liều thuốc bổ với sức khỏe của chúng ta vì nó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, chứng béo phì, chứng tăng mỡ máu,...

Ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường nên luyện tập đúng cách là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, vận động không chỉ giúp kiểm soát đường máu mà còn tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể từ đó giúp:

- Giảm lượng đường trong máu đồng thời giúp cơ thể cải thiện khả năng sử dụng glucose.

- Có thể làm giảm insulin.

- Tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu từ đó giảm thiểu nguy cơ với bệnh tim mạch.

- Cải thiện huyết áp.

- Kiểm soát cân nặng.

- Giúp khớp được duy trì và tăng cường độ linh hoạt.

- Chế ngự căng thẳng.

- Hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt hơn đồng thời ngăn chặn được các biến chứng do tiểu đường gây ra.

- Cải thiện khả năng sử dụng đường trong cơ thể nên sẽ giúp cải thiện kiểm soát đường huyết đồng thời giảm nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.

2.2. Ít vận động là một trong những nguy cơ gây đái tháo đường

Những người ít vận động, nhất là người làm việc trong môi trường bệnh viện, văn phòng dễ bị đái tháo đường hơn người lao động chân tay gấp 3 lần. Sở dĩ nói ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường là bởi nơi sản sinh ra insulin là tụy và cũng chính tụy giúp tế bào lấy glucose từ máu và sử dụng nó để tạo ra năng lượng cho sự hoạt động của tế bào. Khi không vận động cũng có nghĩa là tế bào hầu như không có phản ứng với insulin. Nếu cứ ngồi liên tục hơn 8 tiếng thì sẽ gây suy giảm phản ứng với insulin và khi tụy cứ thế tiết ra nhiều insulin thì bệnh tiểu đường sẽ đến.

Thêm vào đó, thói quen ít vận động kết hợp với nhu cầu tăng tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Giai đoạn đầu mới béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng càng về sau sự đề kháng insulin càng tăng lên khiến cho hiệu quả hoạt động của chất này bị suy giảm. Muốn khắc phục tình trạng ấy, tuyến tụy sẽ phải hoạt động quá sức nên khả năng sản sinh ra insulin ở tụy cũng giảm dần và tất nhiên, cơ thể sẽ không đủ để duy trì chuyển hóa đường trong máu một cách bình thường nữa. Đây cũng chính là lý do gián tiếp của việc ít vận động tăng nguy cơ đái tháo đường.

Với những chia sẻ về ít vận động gây nguy cơ đái tháo đường trên đây chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của việc làm này và biết được rằng vận động đúng cách chính là một trong những biện pháp phòng ngừa tiểu đường. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin cần thiết và chính xác.

Vì sao béo phì gây ra bệnh đái tháo đường typ 2

Những người mắc bệnh béo phì là đối tượng dễ bị mắc hội chứng chuyển hóa [béo trung tâm, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp]. Khi lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì tình trạng béo phì  ĐTĐ typ 2 cũng tăng lên. Trong thực tế, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân  cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin và ngược lại. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những biến chứng của béo phì như ĐTĐ là kết quả của chuyển hóa bất thường, là sự dư thừa các acid béo tự do, các triglyceride trong các tế bào không phải tế bào mỡ. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các tế bào beta của - đảo tụy khi bị tích lũy quá nhiều mỡ sẽ bị nhiễm độc mỡ. Chính nhiễm độc lipid là nguyên nhân gây chết tế bào và gây ra giai đoạn tiền lâm sàng của người mắc bệnh ĐTĐ typ 2.

Trong bệnh béo phì, quá trình tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglyceride dần được tích lũy lại. Người ta thấy ở người béo phì, ĐTĐ thường xuất hiện sau khi 50-70% tế bào tiểu đảo bị tổn thương, trong khi thử nghiệm bằng cách cắt bỏ tụy thì phải trên 90% lượng tế bào tiểu đảo bị cắt bỏ, bệnh ĐTĐ mới xuất hiện.

Béo phì là một nguyên nhân gây đái tháo đường typ 2.

ĐTĐ typ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó béo phì là một trong những yếu tố đó. Điều tra dịch tễ học ĐTĐ quốc gia của Việt Nam cho thấy khi chỉ số BMI là 22,6kg/m3 đã có liên quan chặt chẽ với người mắc bệnh ĐTĐ. Khi mắc bệnh béo phì, sẽ sản sinh ra chất đề kháng insulin.

Insulin là một hormon do các tế bào đảo tụy tiết ra và có vai trò kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng và lượng đường này được giữ ở mức an toàn, vừa đủ cho cơ thể sử dụng.

Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy ĐTĐ xuất hiện.

Liên quan đến ung thư như thế nào?

Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, mà theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ [AICR], béo phì có thể làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh ung thư ở các vùng như cuống họng, tụy, đại trực tràng, nội mạc tử cung, vùng ngực sau mãn kinh, thận… Bên cạnh đó, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu ác tính.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, ung thư có liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi chức năng miễn dịch suy giảm thì cơ thể dễ bị tế bào ung thư tấn công. Trong một cơ thể khỏe mạnh, chỉ cần có tế bào ung thư xuất hiện thì màng tế bào lập tức sinh ra kháng nguyên đặc biệt, còn tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ diệt các tế bào có kháng nguyên ung thư này. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm, khả năng tự bảo vệ của cơ thể yếu thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi.

Phần lớn người béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch tăng cao, làm giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể. Mặt khác insulin có khả năng ức chế tế bào miễn dịch, lại có tác dụng thúc đẩy tăng sinh tế bào. Nếu trong cơ thể có tế bào xuất hiện biến chứng ung thư thì nó sẽ thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư.

Thêm vào đó, khi mỡ trong máu cao khiến khả năng đông máu tăng làm giảm hoạt tính phân giải albumin sợi, từ đó dễ dẫn đến hình thành cổ ung thư trong mạch máu. Tế bào ung thư trong ổ ung thư không những khó bị tiêu diệt bởi tế bào miễn dịch trong máu mà ngược lại dễ dẫn theo máu chạy khắp cơ thể. Đây chính là nguyên nhân di căn tế bào ung thư.

Một cuộc khảo sát nghiên cứu do Trung tâm Ung thư M.D. Anderson ở Houston [Mỹ] tiến hành cho thấy những phụ nữ thừa cân có nguy cơ bị ung thư màng tử cung cao gấp 4 lần so với người bình thường và tỷ lệ này ở những phụ nữ bị béo phì là gấp 6 lần. Ngoài ra, những phụ nữ mắc bệnh béo phì cũng dễ bị ung thư vú và đại tràng.

Theo cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư [IARC], hiện có đầy đủ bằng chứng khoa học để kết luận rằng việc tránh tăng cân có thể mang lại hiệu quả phòng ngừa các loại ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung, thận, cổ họng. Đối với ung thư vú sau mãn kinh thì vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để có thể kết luận rằng tránh tăng cân giúp phòng ngừa loại ung thư này. Trong khi một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng phụ nữ có chỉ số BMI từ 27 – 28 trở lên có nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh tăng từ 10 % đến 60 %.

Nguyên nhân chính gây ra thừa cân và béo phì là do sự mất cân đối giữa lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu thụ, chẳng hạn như do ăn nhiều thức ăn có năng lượng và hàm lượng chất béo cao hoặc do tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi một chỗ, ít vận động.

Để phòng ngừa ung thư liên quan đến béo phì, một trong những yếu tố quan trọng nhất là giữ được trọng lượng cơ thể hợp lý trong suốt cuộc đời thông qua các hoạt động thể chất một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, việc hạn chế uống rượu và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư do béo phì.


Video liên quan

Chủ Đề