Tại sao thẻ nhớ không đọc được trên máy tính

Thẻ SD là kho lưu trữ nội dung số rất tốt, như ảnh hay video trong máy ảnh kỹ thuật số, camcorder, máy MP3, và điện thoại. Dưới đây là một vài lý do tại sao thẻ nhớ SD không đọc được và cách sửa lỗi

Nếu thẻ SD hoạt động trên thiết bị của bạn [vd: có thể xem ảnh trên camera] nhưng không hoạt động với máy tính, có thể kết luận rằng khe đọc thẻ của máy tính có vấn đề. Một giải pháp tạm thời là kết nối camera, điện thoại, hoặc một thiết bị khác vào máy tính bằng cáp USB với thẻ SD được lắp sẵn trong thiết bị. Một khi được kết nối, bạn có thể chuyển dữ liệu từ thiết bị vào máy tính và không cần sử dụng khe đọc của máy tính.
Nếu thẻ SD không hoạt động trên thiết bị [vd: máy ảnh] và không hoạt động với máy tính hay các phương tiện đọc thẻ khác, thẻ SD có thể bị lỗi rồi.

Lưu ý: Nếu smartphone của bạn có khả năng đọc và lưu trữ dữ liệu lên thẻ SD, nhưng thẻ SD không hoạt động trên điện thoại. Thẻ SD được format bởi một thiết bị khiến nội dung không đọc được trên hệ điều hành smartphone [vd: Android – iOS].

Kiểm tra USB Adapter

Thẻ nhớ SD không đọc được và cách sửa lỗi

Nếu bạn cố truy cập thẻ SD sử dụng USB Card Reader kết nối vào cổng USB trên máy tính, hãy thử cách dưới đây.

Sử dụng cổng USB đằng sau máy

Nếu máy tính của bạn có cổng USB đằng trước và sau máy, hãy thử kết nối đầu đọc vào cổng USB đằng sau.

Rút ra và cắm lại cáp USB

Đảm bảo đầu USB được cắm ổn định vào cổng USB. Bạn có thể kiểm tra kết nối bằng cách rút ra và cắm lại cáp USB và cổng USB.
Bên cạnh đó, đảm bảo cáp USB được kết nối với thiết bị đọc ổn định [vd: máy ảnh,…] Nếu bị cắm lỏng, bộ phận đọc sẽ không thể làm việc ổn định.

Rút ra và khởi động lại máy tính

Rút cáp USB, khởi động lại máy tính, và cắm lại cáp vào cổng USB. Đôi khi điều này reset lại kết nối vào cho phép thiết bị hoạt động lại và đọc được thẻ SD [có thể hiện lên cửa sổ cài driver].

Cài đặt driver liên quan

Một vài đầu đọc thẻ có driver trên trang của nhà sản xuất. Trong hầu hết trường hợp, Windows tự động phát hiện vài cài đặt driver mặc định, nhưng một vài đầu đọc sẽ hoạt động tốt hơn với driver đặc dụng cho thiết bị.

Thử các loại thẻ khác nhau

Nếu đầu đọc thẻ của bạn có khả năng đọc nhiều loại thẻ, hãy thử loại thẻ khác trên đầu đọc. Nếu nhiều hơn một thẻ không thể đọc được, thì đầu đọc có thể bị hỏng và không thể đọc được thẻ SD.

Ấn thẻ vào mạnh hơn

Với một vài đầu đọc, thẻ SD sẽ phải ấn vào mạnh hơn một chút. Không được nhồi thẻ SD vào trong khe, mà chỉ ấn thẻ vào mạnh hơn thường một chút để đảm bảo thẻ được đặt vào đúng chỗ.

Xuất hiện icon No Drive trong My Computer

Sau khi cắm thẻ SD vào đầu đọc, nếu có xuất hiện ổ [của thẻ] trong My Computer để truy cập thẻ SD, vấn đề có thể là do máy tính bạn có quá ít bộ nhớ ảo. Để giải quyết vấn đề này, đóng toàn bộ chương trình và cho phép máy tính bạn nghỉ một vài phút. Cắm thẻ SD lại để xem ổ thẻ có xuất hiện không.

Hơn nữa, nếu máy bạn chạy Windows Vista, có thể bạn sẽ phải tải và cài đặt một bản patch để sửa một lỗi liên quan đến vấn đề đọc thẻ SD trong Windows Vista.

Kiểm tra Write-Protection [khóa chức năng Viết]

Thẻ nhớ SD không đọc được và cách sửa lỗi

Nhiều thẻ SD có tính năng write-protection có thể bật/tắt bằng công tắc bên trái thẻ SD. Với chức năng write-protection được bật, bạn sẽ không chỉnh sửa được file.

Nếu thẻ SD có công tắc write-protection, hãy đảm bảo là bạn tắt nó đi, hoặc gạt nó về hướng đối diện với hướng “LOCK”. Rồi sau đó thử kết nối thẻ lại xem vấn đề đã biến mất chưa.

Format

Một vài đầu đọc thẻ sử dụng và lưu trữ dữ liệu trên thẻ SD, thẻ được format giống như một ổ cứng được format lần đầu sử dụng cùng máy tính. Trong một vài trường hợp, thiết bị có thể đã format thẻ SD theo cách mà khiến thẻ chỉ có thể được đọc trên thiết bị mà không đọc được ở nơi khác.

Lưu ý: Nếu bạn có vấn đề sử dụng thẻ SD trên smartphone, có thể thẻ đã bị format trên một thiết bị hoặc máy tính theo phương thức mà điện thoại bạn không hỗ trợ.

Như đã nói, nếu thiết bị [vd: camera] có thể đọc thẻ SD và máy tính có thể nhận diện ra thiết bị đó sử dụng cổng USB, máy tính có thể truy cập thẻ dù thẻ đã bị format theo cách nào.

Một cách chữa đó là format lại thẻ SD trong thiết bị đang sử dụng để đảm bảo thẻ có thể đọc được, nhưng hãy nhớ việc này sẽ xóa sạch các nội dung. Format nên được làm sau cùng khi bạn đã thử hết các cách trên.

Thay thế

Nếu những giải pháp trên đều không hiệu quả, có thể đã đến lúc bạn thay thể thẻ SD cũ. Như các ổ lưu trữ nội dung số khác, thẻ SD sẽ kém dần theo thời gian, tùy thuộc vào việc bạn sử dụng nó bao nhiêu và ở đâu. Việc sử dụng nhiều hoặc trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt [nhiệt độ quá cao hay không khí quá ẩm] có thể khiến thẻ SD hỏng.

nguồn: computerhope.com

>> Gợi ý từ khóa Google : thẻ nhớ microsd không đọc được – laptop không đọc được thẻ nhớ sd – thẻ nhớ sd không đọc được – máy tính không đọc được thẻ nhớ sd – máy tính không nhận thẻ nhớ sd  – thẻ nhớ microSD không hoạt động – thẻ nhớ sd không đọc ghi được

Tham khảo dịch vụ chính VDO Data:  Thuê máy chủ – Thuê chỗ đặt máy chủ – Thuê vps

About VDO Data

View all posts by VDO Data | Website

Nếu đang phải đối mặt với sự cố, lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được nhé.


Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không thể đọc được, có thể là do đầu đọc thẻ, cổng USB hoặc máy tính bị lỗi, bị hỏng, ... . Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được.

Cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được

Cách 1: Kiểm tra đầu đọc thẻ

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được có thể là do đầu đọc thẻ bị hỏng, bị lỗi.

Điều này đặc biệt đúng nếu thẻ nhớ SD chỉ bị lỗi trên một thiết bị cụ thể. Thử cắm đầu đọc thẻ trên máy tính khác, hoặc cách khác là thử cắm đầu đọc thẻ mới và xem lỗi thẻ nhớ SD còn hay không. Nếu lỗi vẫn còn, tham khảo tiếp một số cách sửa lỗi trong phần nội dung tiếp theo dưới đây.

Cách 2: Sử dụng cổng USB khác

Một số máy tính, laptop được trang bị nhiều cổng USB. Thử cắm thẻ nhớ SD lần lượt vào các cổng và kiểm tra xem lỗi không đọc được thẻ nhớ còn hay không.

Nếu đầu đọc thẻ [hoặc cáp USB] hoạt động trên cổng USB khác, thủ phạm gây ra lỗi, sự cố thẻ nhớ SD không phải ai khác chính là cổng USB.

Cách 3: Khởi động lại máy tính của bạn

Nếu những cách trên đều không ăn thua, thử áp dụng giải pháp truyền thống là khởi động lại máy tính để sửa lỗi thẻ nhớ SD không đọc được. Trong nhiều trường hợp, giải pháp khởi động lại máy tính cũng có thể giúp khắc phục được nhiều lỗi, vấn đề mà người dùng gặp phải.

Tiến hành ngắt kết nối đầu đọc thẻ nhớ, sau đó khởi động lại máy tính, cắm lại đầu đọc thẻ và kiểm tra xem lỗi còn hay không.

Cách 4: Cập nhật driver

Hầu hết các đầu đọc thẻ USB sẽ tự động cài đặt driver trong lần đầu tiên người dùng kết nối các thiết bị này với máy tính.

Tuy nhiên các nhà sản xuất thường cập nhật driver riêng của họ để sửa các lỗi hoặc cải thiện sản phẩm của mình. Các bản cập nhật driver này có sẵn để tải xuống, tuy nhiên người dùng hiếm khi để ý đến.

Truy cập trang chủ nhà sản xuất đầu đọc thẻ của bạn và kiểm tra xem có bản cập nhật driver thiết bị nào hay không, nếu có tải xuống và cài đặt driver, kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 5: Kiểm tra thẻ nhớ, ổ USB có hiển thị trong My Computer [This PC] không

Trong trường hợp nếu máy tính không nhận thẻ nhớ SD hoặc ổ USB, tên thiết bị sẽ không được hiển thị trong My Computer [This PC], rất có thể máy tính đang bị thiếu bộ nhớ. Thử đóng tất cả các chương trình lại và để máy tính chạy không trong khoảng vài phút.

Hoặc cách khác là sử dụng Task Manager [trên Windows] hoặc Activity Monitor [trên Mac] để buộc dừng các ứng dụng chiếm nhiều bộ nhớ thiết bị.

Nếu vẫn không hiển thị tên, ký tự khi cắm ổ USB hoặc đầu đọc thẻ nhớ trên máy tính, bạn sẽ phải tự gán tên, ký tự ổ đĩa bằng cách sử dụng Disk Management.

Cách 6: Tắt Write Protection

Trong trường hợp nếu máy tính nhận thẻ nhớ SD nhưng không cho phép sửa đổi các file, trong trường hợp nguyên nhân có thể là do tính năng bảo vệ đọc - ghi [Read - Write protection] đã được kích hoạt. Trên thẻ nhớ có nút bật tắt vật lý nằm bên cạnh, có thể bạn vô tình bật phải nút này trong quá trình sửa lỗi.

Trường hợp này, giải pháp là vô hiệu hóa tính năng bảo vệ đọc - ghi đi và kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 7: Format thẻ nhớ SD để sửa lỗi

Các cài đặt format [định dạng] có thể ảnh hưởng đến các thiết bị có thể đọc thẻ nhớ SD. Chẳng hạn nếu bạn định dạng thẻ nhớ SD để thiết bị hoạt động trên máy tính chứ không phải trên điện thoại thông minh.

Để làm thẻ nhớ có thể đọc được trên thiết bị yêu thích của mình, giải pháp là định dạng lại thẻ nhớ. Lưu ý, fomat [định dạng] thẻ nhớ SD hoặc micro SD sẽ xóa tất cả các nội dung trong thẻ nhớ đồng thời khôi phục lại thẻ nhớ về trạng thái ban đầu. Vì vậy cần đảm bảo bạn đã sao lưu các file, dữ liệu quan trọng của mình trên thẻ nhớ để tránh tình trạng mất dữ liệu.

->Mã hóa thẻ nhớ SD hoặc USB trên Windows 10

//thuthuat.taimienphi.vn/cach-sua-loi-the-nho-sd-bi-hong-khong-doc-duoc-46312n.aspx
Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách hiện file ẩn trong USB, thẻ nhớ do virus, mở USB không thấy file nhé.

Video liên quan

Chủ Đề