Mức lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu?

Từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở tăng thêm 310.000 đồng/tháng có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của nhiều đối tượng trong xã hội. Vậy lương cơ sở là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Mục lục bài viết [Ẩn]

1. Lương cơ sở là gì? Dùng để tính lương cho ai?

Lương cơ sở hiện đang được đề cập đến tại rất nhiều văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội… Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về việc lương cơ sở là gì?

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì nhưng Chính phủ đã có một Nghị định riêng quy định về lương cơ sở. Theo đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP đang đề cập đến lương cơ sở làm căn cứ để tính:

a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Như vậy, mặc dù không có định nghĩa về lương cơ sở nhưng theo quy định trên có thể hiểu lương cơ sở là mức lương thấp nhất dùng để tính lương cho cho các đối tượng:

- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã.

- Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng nhưng được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế của các Hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an trong công an; người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Trong nhiều năm trở lại đây, mức lương cơ sở liên tục tăng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sống của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là chi tiết mức lương cơ sở qua các năm.


1. Lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở là mức lương được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ bảo hiểm xã hội được tính dựa vào mức lương cơ sở. Tuy nhiên, không có văn bản nào định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì?

Hiện nay, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, Chính phủ đề cập đến lương cơ sở như sau:

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Như vậy, mặc dù không có định nghĩa lương cơ sở là gì nhưng có thể hiểu đây là mốc lương tối thiểu, được dùng để tính lương trong các bảng lương, phụ cấp… của cán bộ, công chức, viên chức theo các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Không chỉ thế, mức hoạt động phí, sinh hoạt phí và các chế độ khác theo mức lương cơ sở cũng lấy căn cứ từ mức lương này.

Điều đặc biệt và thường dùng để phân biệt mức lương cơ sở với các loại lương khác [lương tối thiểu vùng áp dụng với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước] là đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở trong việc tính bảng lương.

Theo đó, lương cơ sở là mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Trước đây, tại các Nghị định của mình, Chính phủ gọi lương cơ sở là mức lương tối thiểu chung. Tuy nhiên, đến khoản 2 Điều 5 Nghị định 66/2013/NĐ-CP, để phân biệt rõ ràng giữa lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài công lập, Chính phủ quy định:

2. Mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế mức lương tối thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương của cơ quan có thẩm quyền.

2. Lương công chức tính theo lương cơ sở thế nào?

Như phân tích ở trên, lương cơ sở là căn cứ để tính lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV, Thông tư 79/2019/TT-BQP, lương cán bộ, công chức, viên chức, người trong lực lượng vũ trang được tính theo công thức:

Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số hiện hưởng

Trong đó:

Mức lương cơ sở được nêu trong các văn bản của Chính phủ ban hành tại các thời điểm khác nhau.

Hệ số hiện hưởng là hệ số được nêu cụ thể tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP tuỳ vào từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang.


3. Mức lương cơ sở qua các năm biến động thế nào?

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,49 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 01/7/2019. Từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Trước đó, từ 01/7/2018 mức lương cơ sở áp dụng là 1,39 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản: Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng [Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP].

Tháng lương cơ sở là gì?

Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng. Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.

Mức lương tối thiểu là gì?

Mức lương tối thiểu tháng mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã ...

Lương bậc 3 hệ số bao nhiêu?

Hệ số lương có 8 bậc như sau: Bậc 1: 4.00. Bậc 2: 4.34. Bậc 3: 4.68.

Chủ Đề