Muốn giữ máu không đông khi ra khỏi mạch ta làm thế nào

1. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?

1.1. Đông máu là gì?

Hiện tượng đông máu là khi một protein hòa tan trong máu chuyển hóa thành một sợi huyết dạng gel rắn. Chức năng của sợi huyết này chính là lấp đầy vị trí thành mạch bị đứt hoặc tổn thương nhằm ngăn ngừa được tình trạng chảy máu, đồng thời hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra do cơ thể mất quá nhiều máu.

Đông máu giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều

1.2. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?

- Bình thường, máu ở trạng thái lỏng và dễ dàng lưu thông trong lòng mạch. Trong trường hợp lòng mạch bị tổn thương thì máu sẽ đông lại thành cục để ngăn chặn tình trạng chảy máu.

- Quá trình đông máu - cầm máu được diễn ra nhằm đảm bảo dòng máu được lưu thông và đồng thời cầm máu nhanh chóng trong trường hợp mạch máu bị tổn thương, hoặc mạch máu bị đứt.

- Quá trình đông máu được diễn ra nhờ những yếu tố vật lý và các protein huyết tương. Trong đó:

  • Yếu tố vật lý bao gồm mức độ tổn thương thành mạch, độ trơn láng của nội mạc lòng mạch, tốc độ máu chảy cũng như độ nhớt của máu,…

  • Các protein huyết tương: Là những yếu tố đông máu, chống đông máu, yếu tố làm tan những cục máu đông, tiểu cầu hay một số loại enzyme.

Khi thành mạch bị tổn thương, nút tiểu cầu được hình thành để lấp đầy mạch máu bị tổn thương

- Đông máu: Rất nhiều người thắc mắc “quá trình đông máu diễn ra như thế nào”. Đây là quá trình bao gồm một chuỗi phản ứng liên tiếp, bao gồm:

  • Hình thành phức hệ prothrombinase bằng đường nội sinh và đường ngoại sinh: Trong đó, đường nội sinh là khi thành mạch bị tổn thương làm lộ lớp dưới nội mạc mang điện tích âm. Còn đường ngoại sinh chính là các yếu tố tham gia hoạt hóa.

  • Hình thành thrombin: Thrombin rất quan trọng trong quá trình đông máu cũng như cầm máu. Việc tạo ra nhiều thrombin sẽ giúp cho quá trình đông máu được tiếp tục diễn ra.

  • Hình thành fibrin: Các chuyên gia cho biết, Thrombin sẽ thủy phân fibrinogen và kết quả là tạo ra fibrin đơn phân. Sau đó, những fibrin này sẽ kết hợp lại tạo thành sợi fibrin hình thành cục máu đông. Cục máu đông hay còn được hiểu là một khối gel hóa, gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, với tác dụng trong việc ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Khi vùng mạch tổn thương bị sẹo hóa thì những cục máu đông này sẽ tan ra để lòng mạch được thông thoáng và tiếp tục thực hiện lưu thông tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề