Nam Đàn Nghệ An có bao nhiêu xã?

Nam Đàn từng là kinh đô Vạn An của Việt Nam thời vua Mai Hắc Đế. Ngày nay vẫn còn vết tích thành Vạn An.

Địa bàn thị trấn Nam Đàn hiện nay trước đây vốn là thị trấn Nam Đàn, xã Vân Diên và một phần xã Nam Thượng.

Trước khi sáp nhập, thị trấn Nam Đàn có diện tích 1,90 km², dân số là 6.900 người, mật độ dân số đạt 3.632 người/km², gồm các khối phố: Mai Hắc Đế, Lam Sơn, Xuân Khoa, Sa Nam, Yên Khánh, Đan Nhiệm, Quang Trung, Phan Bội Châu [tên cũ là khối Tây Hồ], Ba Hà. Xã Vân Diên có diện tích 13,60 km², dân số là 13.000 người, mật độ dân số đạt 956 người/km², gồm 19 xóm: Trung Đông, Quy Chinh 1, Quy Chính 2, Bắc Sơn, Bắc Thung, Đông Tiến, Đụn Sơn, Hạ Long, Hồ Sơn, Nam Bình, Nam Thung, Nam Sơn, Hùng Lĩnh, Trường Long, Sư Phạm, Nhật Đông, Nhật Quang, Vạn An, Vệ Nông. Xã Nam Lộc có diện tích 7,30 km², dân số là 1.900 người, mật độ dân số đạt 260 người/km².

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An [nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Vân Diên; toàn bộ 3,20 km² diện tích tự nhiên và 700 người thuộc 2 xóm: 4, 5 của xã Nam Thượng vào thị trấn Nam Đàn.

Địa giới hành chính

Thị trấn Nam Đàn nằm trên quốc lộ 46, cách thành phố Vinh khoảng 20 km và nằm gần chân đê tả sông Lam, có con sông Đào chảy qua, có vị trí địa lý:

Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi, nằm ở hạ lưu sông Lam. Là mảnh đất “trùng lai danh thắng địa” nằm trọn giữa hai dãy núi điệp trùng, hùng vĩ là dẫy Đại Huệ ở phía bắc và Thiên Nhẫn ở phía nam, ở giữa có dòng sông Lam thơ mộng chảy qua theo hướng tây bắc - đông nam, chia lãnh thổ Nam Đàn thành hai vùng: Tả ngạn và hữu ngạn sông Lam.

 

Khí hậu Nam Đàn cũng như địa bàn Xứ Nghệ, Nam Đàn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống thời tiết. Hàng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng, lũ lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.

          Đất rừng ở Nam Đàn có 6471,35ha, chiếm trên 20% diện tích đất tự nhiên của Nam Đàn. Rừng tự nhiên của Nam Đàn thuộc kiểu rừng á kim nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim, lá rộng...Trước đây rừng ở Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Đụn Sơn có nhiều loại gỗ quý như: Lim, sến, táu, vàng tâm, săng lẻ, dổi...và các loại lâm sản khác như: tre, song, mây, lá tro để làm nón làm tơi cùng các cây dược liệu quý. Rừng ở Nam Đàn cũng có thể trồng rẫy, trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Thú rừng trước đây có hàng trăm loài, hàng chục họ, bộ. Có cả thú lớn như hổ, báo, nai, hươu và các loài thú thường gặp như chồn, cáo, khỉ, cũng như các loài bò sát, chim...Nhưng nay gỗ quý, thú lớn không còn mà chủ yếu là thông, chàm, bạch đàn, còn một số loài thú như mang [hoẵng], chồn, cáo, một số loài bò sát...

          Nam Đàn không giàu về khoáng sản và không có các mỏ lớn mà chỉ có một số khoáng sản như: đá, cát, sỏi, đất sét làm vật liệu xây dựng…  

Dân số của huyện Nam Đàn tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2019 là 164.530 người. 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Thời Tam Quốc vùng đất này thuộc Đông Ngô [220 - 265 sau CN] và tên huyện được đổi thành Đô Giao. Vua Lê Đại Hành trị vì đất nước từ năm 981 đến năm 1005 đã phân định lại địa giới hành   chính và đã đổi tên huyện Hàm Hoan thành huyện Hoan Đường thuộc Hoan Châu.

 Năm 1036, Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, huyện Hoan Đường vẫn giữ nguyên tên gọi như trước đó.

Hồ Quý Ly lên làm vua [1400 - 1407] đổi tên huyện Hoan Đường thành huyện Thạch Đường.

Nhà Minh xâm chiếm nước ta đã tách thành 3 huyện là Thạch Đường, Kệ Giang và Sa Nam.

Sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, nhà Hậu Lê đã sắp xếp lại bản đồ vào năm 1767 và huyện Hoan Đường được đổi tên thành huyện Nam Đường.

Năm 1886 vua Đồng Khánh lên ngôi, vì vua có tên riêng là Nguyễn Phúc Đường nên để tránh phạm húy, chữ "Đường" được đọc chệch đi thành chữ "Đàn", cái tên Nam Đàn có từ đó, gồm thị trấn Nam Đàn và 28 xã: Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Cường, Nam Diên, Nam Giang, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Hưng, Nam Khánh, Nam Kim, Nam Lạc, Nam Lĩnh, Nam Lộc, Nam Long, Nam Nghĩa, Nam Phúc, Nam Sơn, Nam Tân, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Thượng, Nam Tiến, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xuân, Xuân Hòa, Xuân Lâm.

Ngày 24 tháng 3 năm 1969, hai xã Nam Hồng và Nam Long hợp nhất thành xã Hồng Long; ba xã Nam Lạc, Nam Hùng và Nam Tiến hợp nhất thành xã Hùng Tiến; hai xã Nam Khánh và Nam Sơn được hợp nhất thành xã Khánh Sơn; hai xã Nam Vân và Nam Diên hợp nhất thành xã Vân Diên.

Ngày 9 tháng 7 năm 1987, mở rộng thị trấn Nam Đàn trên cơ sở sáp nhập xóm Hạ Long của xã Vân Diên có diện tích tự nhiên 29,15 ha với 269 nhân khẩu và các xóm Tây Hồ, Quang Trung của xã Xuân Hòa có diện tích tự nhiên 88,21 ha với 874 nhân khẩu.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, sáp nhập 3 xã Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường thành xã Trung Phúc Cường; sáp nhập 3 xóm: 1, 2, 3 của xã Nam Thượng với xã Nam Tân và xã Nam Lộc thành xã Thượng Tân Lộc; sáp nhập 2 xóm: 4,5 của xã Nam Thượng và xã Vân Diên vào thị trấn Nam Đàn.

Huyện Nam Đàn có 1 thị trấn và 18 xã như hiện nay.

Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời đã để lại cho Nam Đàn hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình mà ở mỗi di tích, danh thắng đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc tiêu biểu.  Hiện tại , trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được 173 di tích, danh thắng, trong đó có 162 di tích lịch sử văn. Trong đó số di tích đã được xếp hạng là 41 di tích bao gồm 03 dit tích cấp Quốc gia Đặc biệt là: Khu di tích Kim Liên, Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu và Đình Hoành Sơn, 13 di tích cấp Quốc gia bao gồm: Đền Hồng Long xã Hồng Long, Đình Đông Viên, Nhà lưu niệm đ/c Nguyễn Tiềm, Nhà thờ họ Từ, xã Trung Phúc Cường; Mộ La sơn phu tử Nguyễn Thiếp xã Nam Kim; Mộ đ/c Lê Hồng Sơn và đền Tán Sơn xã Xuân Hòa; Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế, Chùa Đức Sơn, Đền Nậm Sơn thị trấn Nam Đàn, đền thờ Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến, Núi Thiên nhẫn và thành lục Niên và 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài hệ thống di tích đã được xếp hạng, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các chùa lớn vừa được bảo tồn như chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, chùa Hà, chùa Vĩnh Phúc...Đặc biệt là đền Chung Sơn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia tiên của Người vừa được khánh thành tạo thành điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Nam Đàn.

          Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể huyện Nam Đàn cũng là nơi sản sinh và lưu giữ hệ thống văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng. Nam Đàn là một trong những nơi khởi nguồn của làn điệu dân ca Ví, Giặm - di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bên cạnh đó hàng năm trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ như: Lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nhạn Tháp, lễ hội đình Trung Cần, lễ hội đền Tồng Tất Thắng...

 Ẩm thực Nam Đàn từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền tổ quốc, với những món ăn dân dã, đời thường nhưng để lại trong lòng du khách ấn tượng khó quên như: Tương Nam Đàn, bánh đúc Sa Nam, miến Quy Chính, bột sắn dây, tinh bột nghệ Nam Anh, các sản phẩm được chế biến từ sen tại Kim Liên, cá rô Bàu nón...Trong thời kỳ đất nước đổi mới phát triển người dân Nam Đàn đã tự tạo cho mình những món ăn trở thành đặc sản mà khó có nơi nào sánh kịp trở thành những thương hiệu nổi tiếng như: me thui Nam Nghĩa, dê Cầu Đòn, Hến, cá mòi sông Lam, gà Nam Thái, nghé thui cầu Mưng...

Nam Đàn cũng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Trong đó có những nghề nổi tiếng như: Tương Nam Đàn, Bún gạo Quy Chính, Mộc Tây Hồ, nghề nuôi tằm dệt vải, nghề làm bánh đúc...

Huyện đã quy hoạch 03 cụm công nghiệp: Nam Thái 20ha, Nam Giang 36,5ha, Thị trấn 10h. Tại cụm Công nghiệp Nam Giang và Thị trấn đã thu hút được các nhà đầu tư. Các ngành tiếp tục được khuyến khích đầu tư là dệt, may, chế biến nông sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Nam Đàn là huyện đã được Chính phủ cấp bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay đang tập trung xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, theo quyết định số 17-QĐ/TTg, ngày 04/01/ 2019 phê duyệt đề án thí điểm xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiễu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2018 – 2025. Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn kết với du lịch nông thôn theo hướng phát triển năng động, hiệu quả và bền vững.

Nam Đàn có hệ thống sông, núi, hồ đập đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng như: Sông Lam, hồ Tràng Đen, hồ Thanh Thủy, núi Đại Huệ gắn với chùa Đại Tuệ và khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, chùa Đại Tuệ, núi Thiên Nhẫn, thác Hồ Thành gắn với thành đá chạy dài hàng trăm mét gọi là Thành Lục Niên...cùng với diện tích rừng tạo nên canh quan thiên nhiên thơ mộng để khai thác du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm vườn đồi, trang trại.

Mảnh đất và con người Nam Đàn với bề dày lịch sử văn hóa, lâu đời, với truyền thống anh hùng cách mạng, với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, tin tưởng rằng Nam Đàn sẽ không ngừng phát triển bền vững, sớm trở thành huyện nông thôn mới kiễu mẫu, xứng đáng với di nguyện thiêng liêng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, với lòng mong đợi của nhân dân cả nước và không phụ lòng của du khách thập phương khi về với Nam Đàn quê Bác.

Ở Nghệ An có bao nhiêu xã?

Hành chính. Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

Cửa Lò cách Nam Đàn bao nhiêu km?

Đi du lịch Cửa Lò Nghệ An đừng quên ghé thăm quê hương của Bác Hồ - vị lãnh tụ đáng kinh của dân tộc Việt Nam. Làng Sen nằm ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An; cách Cửa Lò khoảng 30km. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật, kỷ niệm gắn với cuộc sống thời ấu thơ của Bác và gia đình.

Từ TP Vinh đến Nam Đàn bao nhiêu km?

Nam Đàn là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 21km trên trục đường 46.

Nghệ An có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tỉnh Nghệ An có 3 Thị xã 1 Thành phố 17 Huyện. Tỉnh Nghệ An có 472 đơn vị hành chính, bao gồm 423 Xã, 17 Thị trấn, 32 Phường.

Chủ Đề