Nâng bằng lái xe hạng C lên D bao nhiêu tiền?

            + Thí sinh đạt trong kỳ sát hạch thì được cấp Giấy phép lái xe sau 14 ngày. Thí sinh mang theo Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe ôtô [Giấy phép đang sử dụng, đã đăng ký để nâng hạng] trực tiếp đến nhận Giấy phép lái xe và hồ sơ trong giờ hành chính tại:

KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG BẰNG LÁI XE Ô TÔ LÊN CÁC HẠNG C-D-E TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE HÀ NỘI

Được thực hiện theo đúng quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ký ngày 07/11/2007 của bộ GTVT

A. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E

Học viên sau khi học lái xe ô tô B2 xong và ra hành nghề lái xe, có kinh nghiệm ít nhất 3 năm kinh nghiệm và 50.000 km lái xe an toàn thì học viên được phép nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E theo những tiêu chuẩn sau đây:

Đối tượng tuyển sinh:

+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

+ Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

+ Đối tượng đăng ký nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E phải có giấy xác nhận thời gian lái xe và số kilômét lái xe an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

+ Nâng hạng từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời gian lái xe ít nhất 1 năm và có 12.000 km lái xe an toàn;

+ Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000 km lái xe an toàn.

+ Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000 km lái xe an toàn.

+ Nâng hạng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp từ Trung học cơ sở [lớp 7/10 hoặc 9/12] trở lên.

Mọi thủ tục xin nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E xin liên hệ hotline Trung tâm đào tạo lái xe Hà Nội.

Thời gian đào tạo nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E:

  1. Hạng B1 lên B2: 112 giờ học [Lý thuyết: 52, Thực hành lái xe: 60]
  2. Hạng B2 lên C : 208 giờ học [Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160]
  3. Hạng C lên D : 208 giờ học [Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160]
  4. Hạng D lên E : 208 giờ học [Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160]
  5. Hạng B2 lên D : 376 giờ học [Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320]
  6. Hạng C lên E : 376 giờ học [Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320]
  7. Hạng B2, C, D, E lên F: 208 giờ học [Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160].

Lịch học nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E và các môn cụ thể được phân bổ trong bảng đi kèm với bài viết phía dưới phía dưới.

B. Các môn kiểm tra nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E.

Các môn kiểm tra kết thúc khoá học [hầu như đều giống những khóa học trước đó]

+ Luật giao thông đường bộ.

+ Thực hành lái xe [Đối với hạng D, hạng E bổ sung bài thi tiến lùi theo hình chữ chi].

C. Hồ sơ xin nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E học viên cần chuẩn bị.

  • Hồ sơ thi giấy phép LX gốc.
  • Bằng văn hóa cấp 2 trở lên, gốc.
  • Ảnh 3×4 = 06 ảnh.
  • Ảnh 4×6 = 02 ảnh.
  • Bằng lái xe gốc.
  • CMND gốc và 02 bản photo không cần công chứng.

D. Kinh phí nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E.

Trọn gói nâng bằng lái xe:

  • Hạng B2 lên D: 5.500.000 VNĐ.
  • Hạng C lên D: 5.500.000 VNĐ.
  • Hạng C lên E: 5.500.000 VNĐ.
  • Hạng D lên E: 5.500.000 VNĐ.

Đăng ký nâng bằng lái xe ô tô các hạng C-D-E tại Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe Hà Nội với Thủ tục hồ sơ nhanh gọn, đăng ký được học luôn, thời gian linh hoạt theo học viên. Địa chỉ học tại trung tâm thành phố Hà Nội.

Nâng hạng giấy phép lái xe hiện nay đang được rất nhiều tài xế quan tâm. Mục đích của việc nâng dấu bằng lái nhằm giúp chủ sở hữu mở rộng phạm vi phương tiện được phép điều khiển, từ đó gia tăng thu nhập. Đặc biệt việc nâng bằng lái xe từ C lên D được nhiều người ưu tiên hơn cả. Vì sao lại như vậy? Quá trình nâng bằng C lên D diễn ra như thế nào? Tổng chi phí hết bao nhiêu?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ giải đáp ngay trong bài viết này. 

Mục lục

1. Tại sao lại cần nâng bằng C lên D?

Việc đầu tiên chúng ta cần biết đó là: những lợi ích nhận được khi nâng bằng C lên D.

1.1. Bằng lái xe hạng D lái được xe gì?

Bằng D được xem là một trong những loại Giấy phép lái xe thông dụng nhất hiện nay. Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: người sở hữu GPLX hạng D có quyền điều khiển các loại xe dưới đây

  • Xe ô chở khách đến 30 chỗ ngồi [bao gồm cả chỗ ngồi của tài xế]
  • Các loại xe được quy định tại các hạng bằng B1, B2 và bằng C

1.2. Lợi ích khi nâng bằng lái xe hạng C lên D?

Khi sở hữu bằng C, bạn chỉ được phép điều khiển xe chở khách tối đa đến 9 chỗ ngồi. Nhưng nếu cầm trên tay bằng D thì tài xế có quyền điều khiển xe chở khách tối đa lên đến 30 chỗ ngồi. Đây chính là lợi ích lớn nhất bạn nhận được khi nâng dấu C lên D

Bên cạnh đó, quá trình sát hạch nâng C lên D đòi hỏi tài xế cần vượt qua các khóa đào tạo, kỳ thi kiểm tra năng lực lái xe. Đây là cơ hội tuyệt vời để các tài xế rèn luyện kỹ năng cũng như nâng cao trình độ điều khiển phương tiện.

2. Điều kiện nâng bằng C lên D

2.1. Về số km lái xe an toàn và thời gian lái xe

Kinh nghiệm được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều khiển phương tiện của tài xế. Để đánh giá yếu tố này, cơ quan chức năng đã đưa ra điều kiện nâng hạng C lên D đầu tiên như sau: 

  • Người hành nghề lái xe có thâm niên lái xe lớn hơn hoặc bằng 03 năm
  • Trong suốt thời gian hoạt động, tài xế đã vượt qua quãng đường 50.000km lái xe an toàn

2.2. Về sức khỏe

Không chi khi thi nâng hạng mà kể cả khi thi bằng lái xe máy hay bằng lái xe ô tô thì thí sinh đều phải đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe. Nếu sức khỏe không tốt đồng nghĩa với việc bạn không đủ khả năng lái xe an toàn.

Điều kiện về sức khoẻ cần đạt khi đăng ký thi nâng hạng bằng C lên D như sau 

  • Không bị mắc các bệnh về tâm thần hay thần kinh
  • Thị lực tốt, không bị mù 3 màu: đỏ, vàng và xanh lá cây
  • Thính lực tốt
  • Không bị mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp
  • Không bị cụt ngón, thiếu ngón
  • Không sử dụng các chất ma tuý, chất kích thích hay các chất kích thần

Chi tiết các điều kiện về sức khỏe, bạn có thể tham khảo tại: //luatminhkhue.vn/tieu-chuan-suc-khoe-cua-nguoi-lai-xe-nam-2018.aspx

2.3. Về độ tuổi

Người có giấy phép lái xe hạng C muốn thi nâng lên hạng D cần đủ 24 tuổi tính đến ngày dự thi sát hạch, điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể đăng ký học nâng hạng trước, lúc nào đủ tuổi thì có thể thi luôn mà không cần chờ đợi, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian.

2.3. Về trình độ văn hóa

Thí sinh thi nâng dấu C lên D cần có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc các chương trình đào tạo tương đương. Đồng nghĩa với việc nếu bạn không có bằng tốt nghiệp cấp 2, bạn sẽ không đủ điều kiện để thi nâng hạng C lên D.

Kết luận: Nếu một trong bốn yếu tố trên không được đáp ứng thì Trung tâm sát hạch nâng C lên D sẽ không chấp nhận hồ sơ thí sinh. 

3. Thủ tục và hồ sơ nâng hạng từ C lên D

Thủ tục nâng bằng lái xe từ C lên D là vấn đề tiếp theo nhiều các tài xế thường quan tâm. Khi xét thấy bản thân đáp ứng đủ các điều kiện nâng bằng C lên D, người lái có thể chuyển qua giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn [chỉ cần bản sao, không cần công chứng] 
  • Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 đều được [bạn có thể ra quán chụp hoặc tới các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ chụp miễn phí]
  • Đơn đề nghị thi nâng hạng giấy phép lái xe theo biểu mẫu quy định
  • Giấy khám sức khỏe cho người lái xe do Cơ sở Y tế, Trung tâm y tế tuyến huyện trở lên cấp. Lưu ý thời hạn giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng tính đến ngày thi sát hạch
  • Bản sao giấy phép lái xe hạng C đang có
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc các cấp học tương đương
  • Tờ khai quá trình hành nghề tài xế có đầy đủ thông tin về thời gian và số km lái xe an toàn

Thông thường thí sinh chỉ cần đến các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ để đăng ký, việc hoàn thiện thủ tục giấy tờ như thế nào, bạn sẽ được các chuyên viên hướng dẫn cụ thể. Vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

4. Lệ phí nâng dấu C lên D

Tổng chi phí nâng bằng C lên D mà thí sinh cần chi trả như sau:

  • Phí hồ sơ: giao động từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ tùy từng Trung tâm và tùy từng địa phương [thường đã bao gồm tất cả các khoản từ phí hồ sơ, phí khám sức khỏe, phí chụp hình,…]
  • Phí tham gia đào tạo: đây là khoản phí không bắt buộc, nếu thí sinh đăng ký học nâng bằng C lên D thì cần chi thêm khoản phí này
  • Phí thuê xe chip trước khi thi: đây cũng là khoản phí không bắt buộc, nhưng thường thí sinh nào cũng sẽ thuê xe chip từ 1 giờ – 2 giờ để đi cho quen, mức phí thuê xe chip giao động từ 350.000 VNĐ – 400.000 VNĐ tuỳ từng sân sát hạch.
  • Phí nộp tại sân thi trong ngày thi sát hạch là 585.000 VNĐ gồm: 90.000 VNĐ phí thi lý thuyết, 300.000 VNĐ phí thi thực hành lái xe trong sa hình, 60.000 VNĐ phí thi thực hành lái xe trên đường trường và 135.000 VNĐ phí in bằng.

5. Chương trình đào tạo nâng dấu C lên D

Trước khi dự thi sát hạch nâng C lên D, các tài xế cần trải qua khóa đào tạo nâng dấu bằng lái. Nội dung giảng dạy tại các Trung tâm bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành. 

Thời gian đào tạo học viên nâng bằng C lên D cần có 192 giờ tương đương 52 ngày. Tùy theo phân phối chương trình từ phía Trung tâm mà học viên có thể theo học từ 1 đến 2 tháng liên tục. 

5.1. Đào tạo lý thuyết

Tổng thời gian dạy lý thuyết diễn ra trong vòng 48 giờ. Nội dung trong cuốn 600 câu hỏi sát hạch lý thuyết. Phân bổ chương trình giảng dạy lý thuyết nâng C lên D như sau:

  • Pháp luật giao thông đường bộ [16 giờ]
  • Kiến thức mới về xe nâng hạng [8 giờ]
  • Nghiệp vụ vận tải [8 giờ]
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông [16 giờ]

5.2. Đào tạo thực hành

Tổng thời gian học viên tham gia học thực hành lái xe là 144 giờ. Các môn học thực hành gồm: bài tiến lùi xe trong hình chữ chi, bài thi lái xe trong sa hình, và bài thi lái xe trên đường. Quy định quãng đường học thực hành là 240km. Loại xe dùng để đào tạo là xe khách 30 chỗ ngồi.

6. Bài kiểm tra cấp Chứng chỉ tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành các khoá đào tạo nâng C lên D thì thí sinh phải hoàn thành bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp.

6.1. Phần 1: Kiểm tra lý thuyết

Như đã biết, phần kiểm tra lý thuyết để nâng C lên D được thực hiện trực tiếp trên máy tính. Nội dung thi nằm trong bộ 600 câu hỏi ôn tập thi bằng lái xe. 

Mỗi đề thi lý thuyết nâng dấu C lên D có 45 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Mỗi đề thi đều có từ 1 – 2 câu hỏi điểm liệt về những tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng, trả lời sai câu điểm liệt đồng nghĩa với việc bạn thi trượt phần lý thuyết.

Thời gian làm bài trong 26 phút, số câu hỏi cần trả lời đúng là 41/45 câu hỏi.

6.2. Phần 2: Kiểm tra lái xe tiến lùi trong hình chữ chi

Bài kiểm tra cấp chứng chỉ tốt nghiệp để nâng C lên D tiếp theo chính là lái xe tiến lùi trong hình chữ chi. Phần thi này được thực hiện trên xe khách loại 30 chỗ ngồi. Nội dung thi gồm 2 bài:

  • Tiến xe trong hình chữ chi
  • Lùi xe trong hình chữ chi

Thí sinh thực hiện bài kiểm tra trong thời gian 2 phút với điểm đạt là 16/20 điểm trở lên.

6.3. Phần 3: Kiểm tra lái xe trong sa hình

Thêm một phần thi mà các thí sinh muốn nâng dấu C lên D phải vượt qua chính là thực hành lái xe trong sa hình, trong đó có 10 bài thi nhỏ như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng xe và khởi hành ngang dốc,… Tương tự, với bài thi này các thí sinh cũng thực hiện trên phương tiện xe khách 30 chỗ. 

Tổng thời gian thực hiện bài thi là 20 phút với thang điểm 100 và điểm đạt là từ 80 trở lên. 

6.4. Phần 4: Kiểm tra lái xe trên đường trường

Đây là bài kiểm tra cuối cùng của kỳ thi cấp chứng chỉ sơ cấp nâng C lên D. Trong phần thực hành lái xe trên đường trường, thí sinh phải điều khiển xe khách loại 30 chỗ ngồi chạy trên đoạn đường tối thiểu dài 2km.

Thí phải thực hiện các yêu cầu đến từ giám khảo như: xuất phát, tăng tốc tăng số, giảm tốc giảm số và kết thúc. Thí sinh đạt 80/100 điểm trở lên là qua phần thi này.

Thí sinh đã thi đạt cả 4 bài kiểm tra trên mới được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nâng C lên D. Có chứng chỉ tốt nghiệp thì mới được đăng ký thi sát hạch.

7. Yêu cầu cần đạt khi thi nâng hạng từ C lên D

7.1. Phần lý thuyết

Phần thi lý thuyết khi thi sát hạch nâng hạng C lên D không khác gì so với phần thi lý thuyết khi thi chứng chỉ từ nội dung câu hỏi, cách thức tính điểm đến yêu cầu cần đạt được.

7.2. Phần thực hành lái xe trong sa hình

Phần này cũng tương tự như khi thi chứng chỉ, cụ thể 10 bài lái xe trong sa hình bạn cần vượt qua gồm

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư nơi có tín hiệu giao thông
  • Bài 6: Đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép dọc
  • Bài 8: Dừng xe nơi có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng
  • Bài 10: Kết thúc

Lưu ý: thi hạng C trở lên phần thực hành lái xe trong sa hình không còn bài ghép ngang như hạng B1 và B2.

7.3. Phần thực hành lái xe trên đường trường

Phần thi lái xe trên đường trường khi đi thi sát hạch cũng tương tự như khi thi chứng chỉ.

Thí sinh đạt cả 3 phần sát hạch trên thì được cấp giấy phép lái xe hạng D.

8. Đăng ký nâng bằng C lên D ở đâu uy tín

Việc tìm một địa chỉ cung cấp đầy đủ các dịch vụ thủ tục nâng bằng lái xe từ C lên D uy tín, chất lượng là vấn đề quan trọng được nhiều người chú ý. Vì vậy, mời bạn cùng tham khảo một số tiêu chí lựa chọn trung tâm đào tạo nâng C lên D sau đây:

  • Cơ sở vật chất phục vụ việc ôn luyện và thi đầy đủ, tiên tiến.
  • Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, tận tâm
  • Các giảng viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Chi phí hợp lý
  • Hồ sơ, giấy tờ hoạt động đầy đủ và đúng quy định.

Ngoài ra, bạn nên tìm đến những địa chỉ được nhiều người chọn ghi danh thi và có tỉ lệ đậu cao. Bởi đó chính là minh chứng tốt nhất cho chất lượng của các trung tâm đào tạo nâng hạng bằng lái

Nâng bằng lái xe từ C lên D bao nhiêu tiền?

Lệ phí nâng hạng C lên D Tùy từng Trung tâm, địa phương mà chi phí hồ sơ dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ [thường đã bao gồm tất cả các khoản phí từ phí hồ sơ, phí khám sức khỏe, phí chụp ảnh,…] Phí đào tạo: Đây là khoản phụ phí mà thí sinh phải đóng nếu đăng ký học bằng C lên D.

Nàng bằng C lên D mất bao nhiêu thời gian?

Cụ thể chương trình đào tạo nâng bằng C lên D: – Tổng thời gian đào tạo là 192 giờ. Trong đó, lý thuyết 48 giờ và thực hành lái xe 144 giờ.

Nàng dâu c bao nhiêu tiền?

Lệ phí nâng bằng B2 lên C Mức giá nâng bằng B2 lên C dự kiến bao gồm: Học phí trọn gói: 4.900.000 VNĐ/ toàn khóa. Lệ phí thi: 600.000 VNĐ Lệ phí dợt xe cảm ứng: 500.000 VNĐ/h.

Nàng bằng C lên D cần điều kiện gì?

Theo quy định trên; để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D; người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng điều kiện là có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Với trường hợp của bạn, bạn đã có thời gian hành nghề lái xe lái xe được 5 năm liên tục với bằng C.

Chủ Đề