Nên ôn thi đại học từ khi nào năm 2024

Ôn thi đại học chưa bao giờ là một hành trình dễ chịu với các sĩ tử. Làm thế nào để hoàn thành kỳ thi tốt, vào được ngôi trường mình muốn? Đó luôn là câu hỏi khó với các bạn. Sau đây sẽ là một gợi ý để bạn vượt qua khó khăn, có một lộ trình ôn thi hiệu quả nhất.

Giai đoạn 1: Xây dựng kiến thức nền tảng khi ôn thi đại học

Mục đích

Trong giai đoạn này, bạn cần đảm bảo sẽ học hết các kiến thức cơ bản nhất. Theo công bố từ Bộ GD-ĐT, phần lớn nội dung thi tốt nghiệp THPT thuộc kiến thức lớp 12. Vậy hãy dành thời gian này để học đầy đủ những kiến thức cơ bản cho các môn bạn dự thi.

Thời gian lý tưởng

Thời gian lý tưởng để hoàn tất giai đoạn này là cuối tháng 12. Đây là lý do nhiều thầy cô và thí sinh đi trước gọi lớp 12 là thời gian “học vội”. Nếu được bạn có thể chạy nước rút để giai đoạn này rút ngắn hoặc kết thúc sớm hơn.

Việc cần làm

Trước tiên, bạn hãy xác định thật rõ những bộ môn cần ôn luyện để thi tốt nghiệp. Nhiều thí sinh vào đầu tháng 12 vẫn không biết mình nên thi những môn gì, chọn ngành khối nào. Hãy cố gắng rút ngắn giai đoạn lựa chọn này. Bạn có thể chủ động tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn kênh khác nhau. Tìm hiểu dựa trên mong muốn, sở trường và sở thích của bản thân. Có sự đầu tư nghiên cứu, bạn sẽ sớm tìm được ra câu trả lời.

Tiếp theo, hãy tập trung học kiến thức cơ bản của từng môn. Ở giai đoạn này bạn chưa vội cần quan tâm đến những kiến thức nâng cao, mất quá nhiều thời gian đầu tư. Chỉ nên tập trung vào những phần nền tảng nhất. Hãy đảm bảo mình không bỏ sót, chưa hiểu rõ hay hiểu sai phần kiến thức nào.

Giai đoạn 2: Bao quát toàn bộ phổ kiến thức khi ôn thi đại học

Mục đích

Giai đoạn tiếp theo hướng đến mục tiêu nắm chắc mọi kiến thức có trong đề thi tốt nghiệp THPT. Nắm chắc ở đây nghĩa là ghi nhớ và hiểu rõ về kiến thức thi.

Thời gian lý tưởng

Nội dung thi chủ yếu thuộc kiến thức lớp 12, tuy nhiên vẫn có phần chủ điểm lớp 10, 11. Vì phổ kiến thức ôn thi khá rộng nên bạn sẽ cần 2-3 tháng để tổng hợp, rà soát và bổ sung lượng kiến thức còn thiếu. Thời gian lý tưởng nhất để kết thúc giai đoạn này là cuối tháng 3.

Việc cần làm

  • Hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức lớp 12 cho từng môn thi.
  • Nghiên cứu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy [thầy cô, bạn bè, báo chí, đề thi các năm trước…] để chắt lọc kiến thức lớp 10, 11 cần ôn luyện lại.
  • Luôn làm bài tập và thực hành cho từng phần kiến thức được hệ thống.
  • Chủ động học và làm bài tập thực hành cho những kiến thức bạn chưa hiểu và cảm thấy thiếu sót.

Gợi ý: bạn có thể vẽ biểu đồ mindmap để hệ thống hóa kiến thức. Cách học này sẽ cho bạn góc nhìn tổng quát, đầy đủ mà không hề nhàm chán về kiến thức mình học.

Ôn thi đại học là hành trình rất gian nan.

Giai đoạn 3: Rèn luyện kỹ năng làm bài thi đại học

Mục đích

Sau 2 giai đoạn tập trung xây dựng, bổ sung và hệ thống hóa kiến thức, giờ đã đến lúc “Fighting time”! Giai đoạn 3 hướng đến mục tiêu hiểu cấu trúc đề thi, thuần thục kỹ năng làm bài.

Thời gian lý tưởng

Khoảng 2 tháng để bạn chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng để làm bài thi. Thông thường các thí sinh ôn thi đại học sẽ kết thúc giai đoạn này vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5.

Việc cần làm

+ Trước tiên, hãy tổng hợp nhiều đề thi nhất có thể để làm kho đề của riêng minh. Khi xây “chiếc kho” này, bạn cũng cần lưu ý:

  • Tìm đề ở những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất [thầy cô, bạn bè, những website phổ biến và nổi tiếng…]
  • Hãy tìm các đề ôn thi đại học, đề thi tốt nghiệp THPT của từng năm trước. Sau đó bạn có thể khai thác thêm những bộ đề tham khảo, đề thi thử. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm từ các bộ sách, chuyên đề ôn thi.
  • Sau khi tổng hợp hãy lưu trữ một cách khoa học, gọn gàng nhất để tiện tra cứu và làm lại nhiều lần.

+ Thứ hai, sau khi có kho đề bạn sẽ tiến hành làm từng đề. Bạn nên bắt đầu từ những đề thi ôn luyện được xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi thật. Qua những bộ đề này bạn sẽ dần hiểu được cấu trúc thì và rèn kỹ năng cho mình.

+ Thứ ba, trong quá trình làm bạn hãy dần rút ra những kinh nghiệm và kỹ năng cần có để làm bài thi hiệu quả. Cách phân bổ thời gian, các mẹo giải đề nhanh cho bài thi trắc nghiệm, cách xử lý với những câu khó… Đừng quên ghi lại những kinh nghiệm rút ra để tra cứu lại nếu cần nhé!

+ Cuối cùng, đến một thời điểm bạn thấy tự tin về kỹ năng làm bài, bạn có thể bắt đầu làm các đề thi tốt nghiệp THPT của những năm trước. Hãy vận dụng tối đa những kỹ năng mình có để xem mình có thể đạt được bao nhiêu điểm. Tại đây bạn sẽ định hình được năng lực của mình!

Giai đoạn 4: Chiến thuật nâng cao điểm số khi ôn thi đại học

Mục đích

Với giai đoạn này, bạn cần thực hiện nhiều phương pháp để tối đa hóa mức điểm số của mình. Mục đích cuối cùng là bạn đạt được số điểm kỳ vọng, giúp bạn vào được ngôi trường mình mong muốn.

Thời gian lý tưởng

Nếu có thể bạn nên dành 1 tháng, thậm chí 2 tháng cho giai đoạn này.

Việc cần lầm

Hãy đưa ra nhiều nhất có thể những lý do vì sao bạn chưa đạt được điểm như ý.

Đưa ra giải pháp cho từng lý do. Nếu khó quá đừng ngại tham khảo từ bạn bè, thầy cô hay các anh chị đi trước, hoặc thậm chí tại các cộng đồng ôn thi đáng tin cậy trên Internet.

Đừng quên vẫn ôn lại phần kiến thức đã học. Vì học rồi vẫn có thể quên, vậy nên đây là lúc bạn mở chiếc mindmap ở trên. Dừng lại ngay trước phần nội dung mà mình “lại” thấy lạ lẫm và ôn lại nó một cách nghiêm túc.

Tập trung ôn luyện các đề thi. Bạn có thể thử sức với những đề mới hoặc luyện lại các đề từng làm để kiểm tra trí nhớ và các lỗi sai mình đã từng gặp.

Kết

Ôn thi đại học luôn là một chặng đường gian nan mà hầu như ai ở độ tuổi đôi mươi cũng đều đi qua. Trên đây là một trong những gợi ý giúp bạn có một lộ trình suôn sẻ và thành công nhất. Chúc bạn có một kỳ thi thật thành công!

Năm 2025 sẽ thi đại học như thế nào?

Từ năm 2025, các thí sinh sẽ chỉ thi 4 môn, bao gồm 2 môn thi bắt buộc [Ngữ văn, Toán] và 2 môn lựa chọn [trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ].

Làm sao để đạt được 27 điểm thi đại học?

Một tinh thần tốt và phương pháp làm bài hợp lý sẽ giúp bạn nắm chắc trong tay 27 điểm..

Chuẩn bị tinh thần tốt trước khi vào thi..

Làm những câu dễ trước rồi đến câu khó.

Làm bài xong phải kiểm tra lại..

Tự đặt câu hỏi ôn tập cho mình..

Lập kế hoạch ôn thi dài hạn..

Học thuộc trên đường..

Liên hệ thực tế.

Tổng ôn là gì?

Tổng ôn là giai đoạn rà soát kiến thức trước kì thi để đảm bảo học sinh không bị mất điểm ở những câu dễ, vừa sức, giành được điểm tối đa trong khả năng của mình. Giai đoạn này nên bắt đầu từ khi nào? Nhiều học sinh lầm tưởng rằng giai đoạn tổng ôn là trang bị toàn diện kiến thức lần thứ 2 trước kỳ thi.

Tại sao phải thi tốt nghiệp THPT?

Kết thúc 12 năm giáo dục phổ thông, cần thiết có một kỳ thi tốt nghiệp, điều này đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục 2019. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà còn là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển.

Chủ Đề