Nêu đặc điểm cấu tạo của vỏ trai sông

Hay nhất

Cấu tạo vỏ trai:

-Vỏ trai gồm 2 mảnh khớp với nhau nhờ bản lề.

-Đóng mở vỏ nhờ: 2 cơ khép vỏ và dây chằng

- Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vò [bám chắc vào mặt trong của vỏ] điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

I - HÌNH DẠNG, CẤU TẠO

1. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ [bám chắc vào mặt trong của vỏ] điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng [hình 18.2].

2. Cơ thể trai

- Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động.

- Cơ thể trai gồm:

+ Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết: lớp vỏ đá vôi.

+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo, là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở trên. 

+ Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai.

II - DI CHUYỂN

- Vỏ trai hé mở cho chân trai hình rìu [hình 18.4] thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 - 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.

III - DINH DƯỠNG

- Thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh.

- Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang.

- Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng.

- Hô hấp qua 2 đôi tấm mang.

IV - SINH SẢN

- Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái.

- Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.

- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ -> trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đây giàu dưỡng khí và thức ăn.

- Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành

-> di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ.Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo [2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân. Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí ôxi, nước theo ống thoát ra ngoài [chất thải, các-bô-níc] Cơ thể phân tính.

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ [bám chắc vào mặt trong của vỏ] điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.

Nhóm gồm toàn những Thân mềm có đặc điểm “ Chỉ có một mảnh vỏ đá vôi” là:

A. Hến, sò, ốc bươu, ốc vặn.  

B. Hến, sò, ốc bươu, ốc vặn.  

C. Ốc sên, ốc anh vũ, ốc bươu, ốc vặn.

D. Trai sông, sò điệp, trai ngọc, hến.

Nhóm gồm toàn những Thân mềm có đặc điểm “Có hai mảnh vỏ đá vôi” là:

A. Hến, sò, ốc bươu, ốc vặn.  

B. Hến, sò, ốc bươu, ốc vặn.  

C. Ốc sên, ốc anh vũ, ốc bươu, ốc vặn.  

D. Trai sông, sò điệp, trai ngọc, hến. 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề