Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Dự án nhằm mục tiêu tìm hiểu mức độ nhận thức, quan điểm, thói quen và ý định thay đổi việc sử dụng đồ nhựa và phân loại rác thải nhựa của học sinh Trường THCS Đồng Sơn. Qua đó, giúp các em xây dựng chiến dịch truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa trong nhà trường một cách phù hợp và hiệu quả.

Để đưa ra được những giải pháp phù hợp, trước hết mỗi học sinh phải trả lời được các câu hỏi sau:

Hiện nay, học sinh Trường THCS Đồng Sơn có thói quen sử dụng đồ nhựa một lần (ĐNML) như thế nào? Giải pháp để học sinh Trường THCS Đồng Sơn nâng cao ý thức phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa? Giải pháp này có thể áp dụng ở các trường học khác được hay không? Các bạn học sinh đã thực sự hiểu biết về tác hại của ĐNML? Khi nào thì các bạn tham gia vào chiến dịch phòng chống rác thải nhựa tại địa phương và trường học?

Từ đó đưa ra các giải pháp khoa học và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu cho vấn đề như sau: Việc hạn chế sử dụng ĐNML như cốc nhựa, ống hút nhựa và túi ni lông… chưa được các bạn học sinh chú trọng. Điều tra nhận thức của các bạn học sinh trường THCS về việc sử dụng ĐNML bằng cách phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu.

Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa thông qua các hoạt động thực tiễn đối với các bạn học sinh Trường THCS Đồng Sơn.

Dự án nghiên cứu với 361 học sinh khối 7, 8, 9 Trường THCS Đồng Sơn – thành phố Bắc Giang về thực trạng sử dụng ĐNML của các bạn học sinh trong thời gian khảo sát: 01/01/2019 đến 06/9/2019.

Qua dự án này giúp em hiểu biết cụ thể, chính xác hơn về một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng trong xã hội hiện nay, từ đó vận dụng và tuyên truyền tốt các kiến thức đó vào cuộc sống cho bản thân và cho cộng đồng, tạo cho học sinh cảm hứng học tập và ý thức bảo vệ môi trường từ những hoạt động nhỏ nhất, tìm ra nguyên nhân mà các bạn học sinh thường xuyên sử dụng ĐNML, có kỹ năng sống, đóng góp vào việc hạn chế sử dụng ĐNML là tiết kiệm chi phí cho gia đình cũng như cho xã hội, tuyên truyền, thuyết phục người thân, bạn bè xung quanh cùng nhau hạn chế tối thiểu việc sử dụng ĐNML để môi trường trong sạch, đất nước phồn thịnh, gia đình hạnh phúc.

Học sinh hiểu được tác hại của ĐNML đến môi trường sống và sức khỏe con người. Từ đó, có những hành động sử dụng, phân loại và xử lý rác thải một cách khoa học nhằm hướng đến một môi trường bền vững, đưa ra được các giải pháp cụ thể giúp các bạn học sinh thay đổi thói quen hạn chế, tiến tới loại bỏ ĐNML trong cuộc sống.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Rác thải nhựa trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay.

* Khảo sát tình hình sử dụng ĐNML và rác nhựa trên địa bàn xã Đồng Sơn

+/ Đối với giáo viên

Qua phỏng vấn một số thầy cô tại Trường THCS Đồng Sơn, cho biết ở trường vẫn còn sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần trong các buổi họp, hội nghị. Một số ít thầy cô dùng những chai nhựa, vật liệu bằng nhựa để đựng đồ uống, đôi khi buổi trưa ở lại trường mua thức ăn đựng trong hộp xốp, hộp nhựa vì thấy nó tiện dụng. Đoàn đội nhà trường chưa thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá, cuộc thi, văn nghệ, sáng chế từ đồ tái chế, đổi rác lấy quà, dọn rác tại địa phương… Trong một số giờ học, các thầy cô cũng nhận thấy một hạn chế là việc giáo dục về ý thức và trách nhiệm của mỗi học sinh đối với môi trường, khuyến khích các em có những ý tưởng sáng tạo để bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa còn tương đối ít. Trong lễ khai giảng các năm học trước, trường còn sử dụng bóng bay để chào đón năm học mới…

+/ Đối với học sinh

Khi các quán trà sữa, trà chanh, cà phê mọc lên “như nấm sau mưa”, việc dùng cốc nhựa một lần đã trở thành thói quen của nhiều học sinh, điều này góp phần làm gia tăng lượng rác thải nhựa ra môi trường. Bạn Giáp Thị Hải Yến (Lớp 9C, Trường THCS Đồng Sơn, TP Bắc Giang) chia sẻ: “Lúc tan học, mình thường cùng bạn bè ngồi trà sữa “chém gió” vào lúc rảnh rỗi, mua trà sữa hoặc uống gì quán cũng đều cho cốc nhựa sẵn để mang đi, không ai muốn mang cốc thủy tinh đi cả vì bất tiện”. Bạn Lưu Thùy Linh lớp 9A cũng cho rằng: “Dùng xong vất đi khuất mắt, miễn bỏ đúng thùng rác là được, đỡ mất công dọn”. Qua khảo sát thực tiễn, nhận thấy rằng việc sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa và túi ni lông là những ĐNML còn chưa được các bạn học sinh chú trọng. Đa số các bạn chưa nhận thức được tác hại của việc sử dụng ĐNML, còn vứt rác bừa bãi và chưa biết cách phân loại rác thải.

* Giải pháp góp phần giảm thiểu rác thải nhựa đối với học sinh trường THCS Đồng Sơn

1. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa “Tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa

Chương trình ngoại khóa “Tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa” với sự tham dự của đông đủ giáo viên và học sinh nhà trường. Đầu chương trình, thầy Hiệu trưởng đã nêu quyết tâm thực hiện tốt phương châm “Nói không với rác thải nhựa trong trường học” để xây dựng một ngôi trường THCS Đồng Sơn xanh, sạch, đẹp; kêu gọi mọi người hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng ĐNML ngay hôm nay và ngay bây giờ.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Thầy Lương Văn Vũ - Hiệu trưởng phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” đối với giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Trước khi bắt đầu buổi ngoại khóa, khán giả được theo dõi tiểu phẩm vui tươi, hóm hỉnh mang ý nghĩa sâu sắc với các tình huống đã, đang xảy ra trong thực tế ở trường THCS Đồng Sơn hiện nay. Các lớp chuẩn bị cho phần biểu diễn thời trang với chủ đề: “Nói không với sản phẩm nhựa và túi ni lông dùng một lần”.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Một tiết mục biểu diễn thời trang với chủ đề: “Chống rác thải nhựa” của các bạn học sinh 8A.

Học sinh cũng được đến với các câu hỏi kiến thức bổ ích giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Các bạn học sinh hào hứng giơ tay trả lời các câu hỏi với nội dung nhận biết, phân loại rác thải nhựa. Đa số các bạn học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình khi liên tục trả lời đúng những câu hỏi mà thầy giáo đưa ra. Trò chơi phân loại đồ dùng bằng nhựa đã giúp học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu các sản phẩm làm từ nhựa gây hại môi trường và các sản phẩm có thể tái chế. Tham gia buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên và học sinh toàn trường đã có thêm nhiều hiểu biết về tác hại của rác thải nhựa và túi ni lông đến môi trường sống và sức khỏe con người. Từ đó, có những hành động sử dụng, phân loại và xử lý rác thải một cách khoa học nhằm hướng đến một môi trường bền vững.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Việc phân loại rác thải nhựa đã trở thành hoạt động thường nhật của các lớp trong toàn trường.

2. Phối hợp với BCH Đoàn xã Đồng Sơn phát động ngày “Chủ nhật xanh” dọn dẹp vệ sinh môi trường

Phong trào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cả cộng đồng nói chung và các em học sinh nói riêng về tác hại của rác thải nhựa từ đó hướng tới thực hiện các biện pháp loại trừ, hạn chế rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày, xây dựng thói quen tích cực góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Phối hợp với BCH Đoàn xã thực hiện phong trào: “Ngày chủ nhật xanh” trong toàn xã.

3. Tổ chức cuộc thi “Tái chế rác thải nhựa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường”

Cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc “Nói không với rác thải nhựa” và chia sẻ được nhiều ý tưởng sáng tạo trong tái chế và sử dụng các vật dụng bỏ đi thành sản phẩm có ích. Sau khi phát động, nhiều mô hình, sản phẩm thiết kế sáng tạo tái chế rác từ ống hút, chai nhựa, giấy báo cũ,... thành các vật dụng hữu ích đã được trưng bày tại các lớp.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Rác thải nhựa được tái chế.

4. Thành lập “Biệt đội xanh”, phát động phong trào kế hoạch nhỏ thu gom các sản phẩm từ nhựa

Phong trào đã thu hút được nhiều bạn tham gia. Các bạn đã tiến hành thu gom đổi bao, túi ni lông, vỏ lon bia, nước ngọt,… lấy quà tặng, đơn giản chỉ là những cái bút, quyển vở nhưng các bạn đều thấy rất ý nghĩa khi chính bản thân đang góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Hiện nay, Câu lạc bộ đang phát động mỗi bạn khuyên góp các sản phẩm từ nhựa như chai nhựa, cốc nhựa... và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động tích cực học sinh trong trường và xã đến ủng hộ.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Hoạt động thường nhật cuối tuần của "Biệt đội xanh" thu gon rác thải nhựa.

5. Phân loại, bỏ rác đúng nơi quy định - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Để nhà trường xanh, sạch, đẹp, việc bỏ rác đúng nơi quy định đóng vai trò quan trọng. Từ đầu năm 2019, việc vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định đã được đẩy mạnh hơn tại các lớp học. Trong các giờ chào cờ, giờ học, thầy cô luôn phổ biến về địa điểm đổ rác trong trường, tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên về việc đổ rác đúng quy định và không vứt rác ra sân trường, lớp học và trên các con đường tới trường. Nhờ đó, bộ mặt nhà trường khang trang, sạch đẹp hơn.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Hoạt động phân loại rác thải nhựa.

6. Phong trào “Sân trường, lớp học không có rác thải nhựa”

Trong các lớp học, rác dưới sàn lớp hay trong ngăn bàn học không còn. Những sọt rác trong lớp, tổ trực nhật làm triệt để nhiệm vụ vệ sinh lớp bằng việc thường xuyên đổ rác trong sọt ra thùng rác tập kết phía đầu hồi làm cho lớp học không có mùi rác thải.

Mô hình “Trồng cây xanh lớp học” trong trường hiện đang là hoạt động góp phần nâng cao phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Cụ thể bằng việc các lớp cắt cử phân công tổ chăm sóc cây xanh hàng ngày, cây phải được tưới hàng ngày và chăm bón phân định kỳ.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Hình ảnh sân trường không rác thải nhựa.

7. Thành lập trang facebook kêu gọi chung tay hành động vì môi trường không rác thải nhựa

Để góp phần làm cho chiến dịch tuyên truyền có hiệu quả hơn, chúng em đã lập ra trang cá nhân của trường với các bài viết kêu gọi học sinh cần bỏ rác đúng nơi quy định, biết tác hại của rác thải nhựa để tuyên truyền cho người thân, cộng đồng nhằm hạn chế rác thải nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Hình ảnh đăng trên trang Facebook: "Chung tay vì một môi trường không rác thải nhựa".

8. Căng tin nhà trường thực hiện quy định hạn chế sử dụng cốc nhựa, ống hút, túi ni lông

Thay thế túi nilong, ĐNML bằng lá chuối, lá sen, cốc sứ, cốc thuỷ tinh,…

Nếu nhà trường khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần thị em định làm gì

Hình ảnh những nắm xôi gói lá chuối từ căng tin nhà trường.

* Kết quả:

Các thầy cô giáo là những tấm gương tiên phong sử dụng cốc nước, bình nước thủy tinh thay thế chai nhựa dùng một lần.

Hình ảnh chai thuỷ tinh thay thế chai nhựa.

Các bạn học sinh được tham gia vào chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường thông qua hoạt động như: dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải trong lớp, trường và địa phương, chăm sóc cây xanh... giúp các bạn có ý thức học tập và bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất.

Sau khi thực hiện các hoạt động hạn chế rác thải nhựa trong toàn trường, nhìn chung tình hình vệ sinh các lớp học sạch sẽ, học sinh đã biết phân loại rác và có ý thức hạn chế rác thải nhựa. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề hạn chế rác thải nhựa là một trong những hoạt động giúp học sinh hiểu, ý thức và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống của mình. Nếu thực hiện tốt trong trường học thì ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành văn hóa đẹp. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa giờ đây đã trở thành việc làm thường xuyên, thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia.

Các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục về ý thức sử dụng ĐNML, biện pháp phòng chống ô nhiễm rác nhựa của Trường THCS Đồng Sơn cho thấy học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Các bạn hiểu biết về tác hại của rác thải nhựa. Để từ đó các bạn có những hành động góp phần bảo vệ môi trường.

Qua dự án này, các em học sinh hình thành suy nghĩ, thói quen, hành động tích cực và tạo dựng cho mình một lối sống xanh của thế hệ công dân văn minh, hy vọng mỗi học sinh, mỗi gia đình sẽ cùng em thắp lên một tia hy vọng cho việc phục hồi môi trường sống mà cả thế giới đang chung tay, vì một tương lai tươi đẹp hơn. Vì vậy, hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ.

 Nguyễn Thị Mai - GV Trường THCS Đồng Sơn