Nếu tính chất hóa học của muối viết phương trình hóa học minh họa

Chúng ta đã biết đến nhiều loại muối. Vậy tính chất hóa học của muối là gì? Thế nào là phản ứng trảo đổi và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Đang xem: Các phương trình muối tác dụng với muối

Tính chất hóa học của muối

Muối có những tính chất hóa học nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tính chất hóa học của muối

tinh-chat-hoa-hoc-cua-muoi

1. Muối tác dụng với kim loại

Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

DD muối + Kim loại → Muối mới + Kim loại mới

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag

2. Muối tác dụng với axit

Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới

Muối + Axit → Muối mới + Axit mới

Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O [do H2CO3 phân hủy]

3. Muối tác dụng với bazơ

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

DD muối + Bazơ → Muối mới + Bazơ mới

K2CO3 + Ca[OH]2 → CaCO3 ↓ + 2KOH

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu[OH]2 ↓

4. Muối tác dụng với muối

Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.

DD muối + DD muối → 2 Muối mới

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3 ↓

5. Phản ứng phân hủy muối

Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3, CaCO3…

2KMnO4 [t°] → K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 [t°] → 2KCl + 3O2

CaCO3 [t°] → CaO + CO2

Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

phan-ung-trao-doi-la-gi

Ví dụ:

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 ↓ + CuCl2

Fe[NO3]2 + 2KOH → Fe[OH]2 ↓ + 2KNO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

2. Điều kiện của phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi và nó luôn xảy ra.

VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Giải bài tập tính chất hóa học của muối và phản ứng trao đổi

Câu 1. Hãy dẫn ra một dd muối khi tác dụng với một dd chất khác thì tạo ra:

a] Chất khí

b] Chất kết tủa

Viết các PTHH xảy ra.

Bài làm:

a] Tạo ra chất khí:

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2O

K2S + HNO3 → KNO3 + H2S ↑

b] Tạo ra chất kết tủa:

KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4

Câu 2. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dd có sẵn trong PTN để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các PTHH.

Bài làm:

Cho dd NaOH lần lượt vào từng lọ đựng các dd muối trên và quan sát hiện tượng:

– Nếu thấy có kết tủa màu xanh lam xuất hiện thì lọ đó đựng muối CuSO4.

CuSO4 + 2NaOH ⟶ Cu[OH]2 ↓ + Na2SO4

– Nếu thấy có kết tủa trắng xuất hiện, sau chuyển thành đen là lọ đựng AgNO3.

AgNO3 + NaOH ⟶ AgOH ↓ + NaNO3

2AgOH ⟶ Ag2O + H2O

– Nếu không có hiện tượng gì thì lọ đó đựng muối NaCl.

Câu 3. Có những dd muối sau: Mg[NO3]2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a] Dung dịch NaOH

b] Dung dịch HCl

c] Dung dịch AgNO3

Nếu có phản ứng, hãy viết các PTHH.

Bài làm:

a] Dung dịch NaOH

Mg[NO3]2 + 2NaOH → Mg[OH]2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2 ↓ + NaCl

b] Dung dịch HCl: không có muối nào phản ứng

c] Dung dịch AgNO3:

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu[NO3]2

Câu 4.

Xem thêm: 10 Cách Phòng Chống Virus Máy Tính, Virus Máy Tính Là Gì

Cho những dd muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu [x] nếu có phản ứng và dấu [o] nếu không.

Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb[NO3]2
BaCl2

Viết PTHH ở ô có dấu [x].

Bài làm:

Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb[NO3]2 x x x o
BaCl2 x o x o

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb[NO3]2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3

Pb[NO3]2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KCl

Pb[NO3]2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Câu 5. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd đồng [II] sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a] Không có hiện tượng nào xảy ra.

b] Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c] Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dd ban đầu nhạt dần.

d] Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn và viết PTHH nếu có.

Bài làm:

Đáp án đúng: C

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan từ từ, kim loại đồng màu đỏ sinh ra bám ngoài đinh sắt. Dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng nên nồng độ giảm dần. Vì vậy màu xanh của dung dịch CuSO4 ban đầu bị nhạt dần.

Câu 6. Trộn 30 ml dd có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dd có chứa 1,7 g AgNO3.

a] Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.

b] Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c] Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dd thay đổi không đáng kể.

Xem thêm: Bài Dự Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc Năm 2020 Bài Mẫu, Mẫu Đăng Ký Dự Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2021

Bài làm:

a] Hiện tượng: có kết tủa màu trắng AgCl xuất hiện lắng dần xuống đáy.

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca[NO3]2 [1]

b] Ta có:

nCaCl2 = 2,22 / 111 = 0,02 [mol]nAgNO3 = 1,7 / 170 = 0,01 [mol]

Theo PTHH [1], ta có: nCaCl2 = ½ nAgNO3 = 0,005 [mol]

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình

Muối là gì, các phản ứng và công thức hóa học của muối ra sao. Hôm nay GiaiNgo sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết tính chất hóa học của muối nhé!

Trong đời sống, khi nói đến muối thì đó là một loại gia vị có vị mặn. Tuy nhiên, đối với hóa học, muối có nhiều loại khác nhau. Vậy tính chất hóa học của muối là gì? Cùng GiaiNgo khám phá nhé!

Muối là gì?

Muối là gì?

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất. Hợp chất của muối gồm nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit tạo thành.

Cùng GiaiNgo tìm hiểu những thành phần và tính chất hoá học của muối kỹ hơn ngay sau đây nhé!

Thành phần hoá học của muối

Thành phần hoá học của muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại [Na,Cu,Al,…] hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit [Cl-,SO42-,PO43-,…].

Tên muối = tên kim loại [thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị] + tên gốc axit.

Ví dụ:

  • Na2SO4: natri sunfat.
  • Fe[NO3]3: sắt [III] nitrat.
  • KHCO3: kali hiđrocacbonat.

Chú ý:

  • – Cl: clorua.
  • =S: sunfua.
  • = SO3: sunfit.
  • = SO4: sunfat.
  • =CO3: cacbonat.
  • ≡ PO4: photphat.

Phân loại muối

Theo thành phần hoá học của muối có thể chia làm hai loại:

Muối trung hoà:

  • Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
  • Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3.

Muối axit:

  • Muối axit là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.
  • Ví dụ: NaHSO4, K2HPO4, Ba[HCO3]2,…
  • Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro H đã được thay thế bằng kim loại.

Chắc hẳn qua những câu hỏi trên đây bạn đã biết khái niệm và thành phần của muối hóa học. Tiếp tục cùng GiaiNgo khám phá chi tiết tính chất hoá học của muối nhé!

Tính chất hóa học của muối

Muối làm đổi màu chất chỉ thị màu

Tính chất hoá học của muối đầu tiên của muối là làm thay đổi màu chất chỉ thị màu.

  • Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit yếu thì dung dịch muối đó sẽ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh. Ví dụ: Na2CO3, KBr, K2CO3,…
  • Khi kim loại yếu kết hợp với gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Ví dụ: Ag2SO4,…
  • Khi kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit mạnh hoặc cả 2 có tính chất ngang nhau thì dung dịch muối đó sẽ không đổi màu quỳ tím. Ví dụ: KNO3, NaCl, CuSO3,…

Kết luận: muối có tính axit mạnh hơn làm quỳ tím hóa đỏ. Nếu tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh và quỳ tím không đổi màu khi muối đó trung tính.

Tác dụng với kim loại

Tính chất hoá học của muối tiếp theo là tác dụng với kim loại. Điều kiện: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối.

Muối tác dụng với kim loại → muối mới + kim loại mới. Như K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au.

Ví dụ:

  • Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.
  • Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag↓.

Phản ứng phân huỷ muối

Tính chất hoá học của muối không chỉ tác dụng với kim loại, axit. Mà bản thân muối cũng có phản ứng phân hủy riêng. Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:

  • 2KClO3 →t0 2KCl + 3O2.
  • CaCO3CaCO3 t0→ CaO + CO2.

Tác dụng với axit

Kế tiếp tính chất hoá học của muối là tác dụng với axit. Điều kiện: Axit mới yếu hơn axit phản ứng hoặc muối mới không tan trong axit mới. Tác dụng với axit → muối mới + axit mới.

Ví dụ:

  • BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓.
  • CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2CO2↑ + H2O.

Tác dụng với dung dịch muối

Tính chất hoá học của muối đặc biệt nhất là muối có thể tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới.

Ví dụ:

  • NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3.
  • Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4↓ + 2NaCl.

Tác dụng với dung dịch bazơ

Tính chất hoá học của muối cuối cùng là tác dụng với dung dịch bazơ. Muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  • Na2CO3 + Ba[OH]2 → 2NaOH + BaCO3↓.
  • NaOH + FeSO4 = Fe[OH]2 + Na2SO4.
  • NaOH + FeS = Na2S + Fe[OH]2.

Bài viết liên quan:

Phản ứng trao đổi dung dịch muối

Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học. Trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng không thay đổi.

Ví dụ:

  • NH4NO3 + BaCl2 → NH4Cl + Ba[NO3]2.
  • ZnSO4 + MgCl2 + Na3PO4 → ZnCl2 + Mg3PO42 + Na2SO4.
  • Na2CO3+CaCl2 →CaCO3 +NaCl.

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra: nếu sản phẩm được tạo thành trong quá trình trao đổi là chất khí hay chất không tan.

Ví dụ:

  • K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
    CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

Lưu ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi luôn xảy ra.

Ví dụ:

  • H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.

Một số bài tập về tính chất hoá học của muối lớp 9

Bài 1. Trang 33 Hóa 9 bài 9. Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải bài 1:

Dựa vào tính chất hoá học của muối, ta có những PTHH sau đây:

Tạo ra chất khí

Ví dụ muối cacbonat [CaCO3, Na2CO3, NaHCO3] hoặc dung dịch muối sunfit [Na2SO3] tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng]:

  • CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O.
  • Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
  • Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O.

Tạo chất kết tủa

Ví dụ dung dịch muối [BaCl2, Ba[CH3COO]2, Ba[NO3]2,…] tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.

  • BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl.
  • Ba[CH3COO]2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH.

Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat [Na2CO3, K2CO3] tạo ra BaCO3 kết tủa.

  • Ba[NO3]2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.

Bài 2. Trang 33 Hóa 9 bài 9. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ.

Viết các phương trình hóa học và cho biết tính chất hoá học của muối.

Hướng dẫn giải bài 2:

Dựa vào tính chất hoá học của muối, ta có những PTHH sau đây:

Dùng dung dịch NaCl tự pha chế để nhận biết dung dịch AgNO3. Xuất hiện chất kết tủa trắng AgCl.

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3 .

Dùng dung dịch NaOH trong phòng thí nghiệm để nhận biết dung dịch CuSO4 màu xanh lam.

CuSO4 + NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4.

Dung dịch còn lại trong lọ không nhãn là dung dịch NaCl.

Bài 3. Có những dung dịch muối sau: Mg[NO3]2, CuCl2. Vận dụng tính chất hoá học của muối cho biết muối thể tác dụng với những chất nào sau đây:

  • Dung dịch NaOH.
  • Dung dịch HCl.
  • Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, dựa vào tính chất hoá học của muối hãy viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải bài 3:

Dựa vào tính chất hoá học của muối, ta có những PTHH sau đây:

  • Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg[NO3]2 và CuCl2 vì sinh ra
    • Mg[OH]2 kết tủa, Cu[OH]2 kết tủa.
    • Mg[NO3]2 + 2NaOH → Mg[OH]2 ↓ + 2NaNO3.
    • CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2 ↓ + 2NaCl.
  • Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.
  • Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng. PTHH: CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu[NO3]2.

Hy vọng các bạn biết được công thức hóa học của muối cùng một số bài tập về tính chất hoá học của muối lớp 9. Đừng quen share và follow bài viết để GiaiNgo có thêm động lực chia sẻ kiến thức nữa nhé.

Video liên quan

Chủ Đề