Nga có bao nhiều vũ khí hạt nhân

Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân [TPNW] của Liên hợp quốc. [Nguồn: ploughshares.org]

Ngày 24/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva sẽ không tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân [TPNW].

Theo hãng tin TASS của Nga, khẳng định trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra sau khi kết thúc hội nghị đầu tiên của các quốc gia tham gia TPNW.

Theo bà, bước tiến đáng chú ý của TPNW đang khơi sâu thêm tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia và làm xói mòn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân [NPT].

Bà Zakharova nêu rõ: “Liên quan đến mong muốn thiết lập cơ sở lâu dài dành cho những nỗ lực phổ biến TPNW, như đã được ghi nhận trong những văn kiện cuối cùng của hội nghị, chúng tôi nhấn mạnh Nga không có ý định tham gia thỏa thuận này và tin rằng hiệp định [TPNW] không thiết lập bất cứ tiêu chuẩn phổ quát nào, ngay cả thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai."

Cũng theo quan chức ngoại giao Nga, Moskva tiếp tục duy trì quan điểm cho rằng sự phát triển của TPNW vẫn còn ở bước sơ khai, tồn tại thiếu sót và trên thực tế là phản tác dụng.

Thỏa thuận này không tạo ra bất kỳ kết quả nào có thể làm giảm các nguy cơ hạt nhân đang ngày càng trở nghiêm trọng hơn và không đưa nhân loại tiến gần hơn đến mục tiêu được nêu ra trong TPNW.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận được đặt ra trong thỏa thuận chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.

[Nhật Bản không dự cuộc họp đầu tiên của các bên tham gia TPNW]

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Thỏa thuận không tính đến tình hình quân sự-chính trị và quân sự-chiến lược, đồng thời đi ngược lại nguyên tắc quy định rằng tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân cần được tiến hành theo phương hướng sẽ dẫn đến ‘xu hướng gia tăng mức độ an ninh cho tất cả các bên. Chúng tôi không nhận thấy những biện pháp thực sự khả thi hoặc bất kỳ phương án thực chất nào nhằm trực tiếp cắt giảm các loại vũ khí hạt nhân. Cũng như mọi quốc gia khác sở hữu tiềm lực hạt nhân quân sự, Nga không tham dự hội nghị của các quốc gia tham gia TPNW và không có ý định làm như vậy trong tương lai.

Chúng tôi cũng không có kế hoạch xây dựng chương trình công tác chung với những cấu trúc phụ trợ, vốn được tạo ra như một phần của quá trình tương tác giữa các bên tham TPNW nhằm thực thi thỏa thuận này."

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định nước này chưa bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân để đe dọa bất kỳ quốc gia nào và cách tiếp cận của Moskva đối với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ dựa trên logic răn đe.

Bà nhấn mạnh: "Dù ai đó thích hay không, thì hiện vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại, logic răn đe vẫn là cách hiệu quả để ngăn chặn các cuộc đụng độ hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn. Việc xuyên tạc nhằm mục đích tuyên truyền về bản chất chính sách của Nga trong lĩnh vực này, vốn dựa trên lập luận rằng không thể chấp nhận được chiến tranh hạt nhân, là hoàn toàn không thể chấp nhận được”./.

Quang Vinh-Trung Kiên [TTXVN/Vietnam+]

Một phát hiện quan trọng trong Niên giám SIPRI 2022 là mặc dù số lượng đầu đạn hạt nhân giảm nhẹ vào năm 2021 nhưng các kho vũ khí hạt nhân [VKHN] dự kiến sẽ tăng lên trong thập kỷ tới.

Niên giám SIPRI 2022 nhấn mạnh, sau khi giảm trong 35 năm, số lượng VKHN trên thế giới sẽ tăng trong thập kỷ tới. Theo SIPRI, câu lạc bộ hạt nhân [gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Mỹ và Nga] có 12.705 đầu đạn hạt nhân vào tháng 1-2022, ít hơn 375 đầu đạn hạt nhân so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này giảm so với mức hơn 70.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 1986.

Một vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan. Ảnh:AFP

Sự sụt giảm kho VKHN là do cả Mỹ và Nga đã giảm dần kho VKHN khổng lồ được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh nhưng số lượng VKHN đang hoạt động vẫn "tương đối ổn định". Theo SIPRI, Nga là nước có kho VKHN lớn nhất với tổng số 5.977 đầu đạn hạt nhân [giảm 280 đầu đạn trong hơn một năm], trong đó 1.588 đầu đạn được triển khai cùng tên lửa và máy bay đang trong tình trạng sẵn sàng cao.

Trong khi đó, Mỹ có 5.428 đầu đạn hạt nhân [giảm 120 đầu đạn trong hơn một năm] nhưng có 1.750 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai. Đứng ở các vị trí tiếp theo là Trung Quốc [với 350 đầu đạn hạt nhân], Pháp [290], Vương quốc Anh [225], Pakistan [165], Ấn Độ [160] và Israel [90]. SIPRI nhận định, Triều Tiên tiếp tục ưu tiên chương trình hạt nhân quân sự như một yếu tố cốt lõi của chiến lược an ninh quốc gia.

Bình Nhưỡng đã không tiến hành các vụ nổ thử hạt nhân hoặc thử tên lửa đạn đạo tầm xa trong suốt năm 2021, tuy nhiên, SIPRI ước tính nước này hiện đã lắp ráp được 20 đầu đạn hạt nhân và sở hữu đủ vật liệu phân hạch cho từ 45 đến 55 đầu đạn.

Niên giám SIPRI 2022 cũng ghi nhận một số mốc quan trọng của ngoại giao hạt nhân trong năm 2021, như: Hiệp ước cấm VKHN của Liên hợp quốc [TPNW] có hiệu lực từ ngày 22-1-2021, sau khi được 50 nước phê chuẩn; Hiệp ướccắt giảm vũ khí chiến lượcmới[New START] giữa Nga và Mỹ được gia hạn thêm 5 năm, tới ngày 5-2-2026; hay việc Mỹ khởi động đàm phán với Tehran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện [JCPOA].

Đặc biệt, ngày 3-1-2022, 5 cường quốc hạt nhân của thế giới đồng thời là 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố chung khẳng định “không thể có quốc gia nào giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân” và cuộc chiến này không bao giờ nên xảy ra. Các nước trên cũng nhất trí ngăn chặn phổ biến VKHN và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, SIPRI cho rằng, kỷ nguyên giải trừ quân bị này chắc chắn sắp kết thúc và nguy cơ leo thang hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Ông Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI cho biết, các quốc gia trang bị VKHN đều đang tăng cường hoặc nâng cấp kho vũ khí của mình.

“Đầu năm 2021, Pháp chính thức khởi động chương trình phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân [SSBN] thế hệ thứ ba. Ấn Độ và Pakistan dường như đang mở rộng kho VKHN của mình. Cả hai nước đã giới thiệu và tiếp tục phát triển các loại hệ thống chuyển giao hạt nhân mới vào năm 2021.

Israel tuy không công khai thừa nhận sở hữu VKHN, cũng được cho là đang hiện đại hóa kho VKHN của mình. Đây là xu hướng rất đáng lo ngại. “Mặc dù đã có một số thành tựu đáng kể trong việc kiểm soát VKHN và giải trừ VKHN trong năm qua, nhưng nguy cơ VKHN được sử dụng dường như cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh”, Giám đốc SIPRI Dan Smith nhận định.

PHƯƠNG VŨ

[PLO]- Một số loại vũ khí tốt nhất của Nga như tiêm kích tàng hình Su-57 hay xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata không tham chiến tại Ukraine, vì một số lý do rõ ràng.

Trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, Ukraine đã trở thành nơi thử nghiệm tất cả các thiết bị quân sự của Nga, từ máy bay, xe tăng cho tới vũ khí tác chiến điện tử. Tuy nhiên, một số hệ thống dường như đến nay vẫn vắng mặt trong cuộc chiến. Trang 19fortyfive đã liệt kê một số vũ khí Nga sẽ không đưa sang Ukraine tham chiến.

Xe tăng T-14 Armata

Rõ ràng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của quân đội Nga đến nay chưa thấy xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ nòng 125 mm với cơ số đạn 45 viên cùng hệ thống nạp đạn tự động tiên tiến. Thiết kế của T-14 Armata còn có một khoang riêng được bọc thép dành cho tổ lái.

Xe tăng T-14 Armata của Nga trên đường tới Quảng trường Đỏ tham gia buổi tập dượt lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm 9-5-2015. Ảnh: Alexander Zemlianichenko/AP

Có một số lý do giải thích tại sao Nga không triển khai xe tăng hiện đại này ra chiến trường Ukraine.

Thứ nhất, đến nay chỉ có một ít xe tăng T-14 nguyên mẫu được chế tạo, điều này đồng nghĩa rằng để mất một hoặc vài chiếc T-14 Armata sẽ đặc biệt nghiêm trọng và các triển vọng của dự án như một mẫu xe tăng mà chính phủ Nga tìm cách mua hàng ngàn chiếc và bán ra nước ngoài sẽ bị đe dọa.

Theo trang The Conversation, giới phân tích phương Tây đã bắt đầu chú ý đến mẫu xe tăng này kể từ khi nó lần đầu được trình làng năm 2015. T-14 là bước tiến đáng kể so với tất cả loại xe tăng trước đây của Nga. Một số báo cáo đáng tin cậy của Nga cho thấy chương trình T-14 Armata đang gặp vấn đề về sản xuất và độ phức tạp. Chưa hết, công ty đang sản xuất Armata cũng gặp vấn đề tài chính.

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, xe tăng T-14 Armata sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt trong năm nay.

Thứ hai, với mức giá quá cao 3,7 triệu USD/chiếc cùng một số thành phần kỹ thuật cao nhất định, việc thay thế những chiếc xe tăng T-14 Armata bị phá hủy sẽ trở thành gánh nặng cho ngành sản xuất quốc phòng của Nga vốn đã bị trừng phạt mạnh.

Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57

Tiêm kích tàng hình đa nhiệm Su-57 của Nga dường như cũng vắng bóng trên chiến trường Ukraine bất chấp Nga tuyên bố điều ngược lại. Mặc dù Nga từng tuyên bố Su-57 đã bắt đầu hoạt động ở Ukraine ngay từ những tuần đầu tiên của cuộc xung đột, nhưng không có bằng chứng cho thấy mẫu tiêm kích tàng hình hiện đại này đã hoạt động ở Ukraine.

Các nguồn tin từ Nga thường xuyên khẳng định rằng Su-57 có tất cả tính năng nổi bật của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, chẳng hạn như khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, công suất tính toán cao. Tuy nhiên, nhiều khả năng trong số này có thể còn lâu mới đạt được và Su-57 có thể đang thiếu nhiều tính năng mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tương tự như F-35 của Mỹ sở hữu.

Su-57 Felon. Ảnh: Creative Commons

Có thể lo ngại của Nga khi không đưa Su-57 tham chiến ở Ukraine cũng tương tự như lo ngại của việc họ không dám mạo hiểm đưa xe tăng T-14 Armata sang chiến trường Ukraine. Đến nay chỉ có một số ít tiêm kích Su-57 được sản xuất và việc mất Su-57 trước hệ thống phòng không có từ thời Liên Xô và gần như đã lỗi thời của Ukraine sẽ là một vết đen đáng xấu hổ đối với khả năng bán tiêm kích này ra thị trường trong tương lai.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Nga đã sử dụng tên lửa có khả năng hạt nhân để tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine nhưng nước này vẫn chưa sử dụng bất kỳ vũ khí hạt nhân nào ở đó.

Hiện tại, kho vũ khí hóa học tiên tiến và có quy mô đáng kể của Nga cũng dường như không có gì đáng bàn và chưa từng được sử dụng.

Chưa thể nói trước về khả năng Nga sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Ukraine để ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây. Tuy nhiên nếu Nga có sử dụng bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào đều sẽ bị quân đội Ukraine và các nhà quan sát quốc tế phát hiện ra ngay lập tức.

TRI TÚC

Video liên quan

Chủ Đề