Ngâm chân bao lâu là tốt nhất

Ngâm chân là một trong những cách đơn giản giúp bạn có thể ngăn ngừa bệnh tật và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngâm chân có rất nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần biết rằng thời gian ngâm chân là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát huy tác dụng chữa bệnh của việc ngâm chân. Vậy nên ngâm chân bao lâu là đủ?

1. Ngân chân có tác dụng gì với sức khỏe?

Bàn chân được ví như là trái tim thứ 2 của cơ thể, ở đây có đến gần 60 huyệt đạo quan trọng được liên kết đến rất nhiều bộ phận. Bảo vệ đôi chân luôn khỏe mạnh chính là cách đơn giản nhất để chăm sóc sức khỏe và phòng tránh được một số bệnh thường gặp.

Ngâm chân bao lâu là tốt nhất


Bàn chân bị đau sẽ dễ khiến cơ thể mắc bệnh


2. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của việc ngâm chân:

Ngâm chân chữa bệnh mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi và những người bước sang độ tuổi trung niên. Thế nên mỗi tối trước khi đi ngủ bạn hãy ngâm chân của mình một lúc sẽ có tác dụng kích thích tuần hoàn làm cho máu lưu thông tốt đem đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ngâm chân chữa bệnh lạnh tay chân

Vào mùa đông, nhiều người thường hay cảm thấy chân tay bị lạnh cứng do việc lưu thông máu trong cơ thể không được tốt. Những khi như thế bạn nên ngâm tay, chân với nước ấm sẽ giúp cơ thể cảm thấy ấm dần lên từ bên trong, tay chân sẽ không bị lạnh, thoải mái và dễ chịu hơn.

Ngâm chân bao lâu là tốt nhất

Ngâm chân làm giảm đau nhức xương khớp

Khi bị đau nhức xương khớp bạn nên ngâm chân hằng ngày. Hơi ấm sẽ đi đến các khớp làm giảm đau nhức, sưng tấy xương khớp rất hiệu quả.

Ngâm chân điều trị các bệnh ngoài da

Khi bị bệnh nấm chân hay nấm móng có thể sử dụng cách ngâm chân trong nước muối ấm để điểu trị. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có tính kháng khuẩn nên vừa làm  da sạch sẽ thơm tho vừa giúp phục hồi da do viêm nhiễm nấm.

3. Nên ngâm cân bao lâu là hợp lý nhất?

Ngâm chân có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng cũng phải tùy vào từng đối tượng cũng như mục đích của việc ngâm chân để lựa chọn thời gian ngâm chân bao lâu cho hợp lý.

Những người mắc bệnh tiểu đường hay bệnh tim nên ngâm chân bao lâu

Với những người bị bệnh tiểu đường thì làn da rất nhạy cảm do vậy không nên ngâm chân hằng ngày mà chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần và chỉ nên ngâm trong thời gian từ 5 – 10 phút để tránh tình trạng nước làm tổn thương đến da chân.

Những người bình thường nên ngâm chân bao lâu

Với những người bình thường, không bị các bệnh liên quan đến vấn đề về da, hay có vết thương hở thì thời gian ngâm chân khoảng 20 – 25 phút mỗi ngày để đôi chân sạch sẽ thơm tho và cơ thể ngày càng khỏe mạnh.

Khi ngâm chân có thể cho thêm một số nguyên liệu như: Hoa hồng, muối hột, muối Himalaya, tình dầu ngọc am, chanh, gừng, tinh dầu trà xanh, tinh dầu oải hương…  giúp tinh thần thêm sảng khoái và làm tăng hiệu quả của việc ngâm chân.

=> Đừng bỏ qua Top những bồn ngâm massage chân đang có mức giá tốt nhất thị trường kẻo lại tiếc hùi hụi

Khoa học hiện đại đã chứng minh lòng bàn chân là khu vực phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể.

Do đó, ngâm chân có thể kích thích vùng phản ứng tương ứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh nội tiết, tăng chức năng các cơ quan nội tạng.

Cách ngâm chân khoa học

1. Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃

Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.

Khi ngâm chân, nước phải ngập quamắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.

Ngâm chân bao lâu là tốt nhất

Ngâm châm vào thời điểm nào thì tốt? Ảnh minh họa.

2. Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối

Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.

Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.

Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

3. Những đối tượng không nên ngâm chân

Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể.

Những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt …. không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu.

Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não … ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.

4. Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân

Ngâm chân bao lâu là tốt nhất

- Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.

- Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.

- Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.

- Chanh: Thêm mấy lát chanh giúp vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.

- Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

5. Thời gian ngâm chân

Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày.Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.

Hoặc bạn có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim.

Đó là tín hiệu cho thấy kinh lạc trong cơ thể đã được thông suốt. Đây cũng là biện pháp để chúng ta kiểm tra kinh lạc trong cơ thể có bị ứ trệ hay không.

Có người ngâm 20 phút đã ra mồ hôi, có người phải ngâm lâu hơn, có người thậm chí không ra mồ hôi.

6. Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn

Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:

Ngâm chân bao lâu là tốt nhất

- Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.

Tác dụng: Rấttốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.

- Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.

Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.

Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.

- Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.

Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến tiền liệt.

* Theo Sina Health