Ngành Điều dưỡng Đại học Y Hải Phòng

1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Khoa Dược học
- Ngày 22 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 2532/QĐ-BGDĐT cho phép Trường đại học Y Hải Phòng đào tạo trình độ đại học ngành Dược học. Ngày 2 tháng 11 năm 2011, Khoa Dược học được thành lập gồm 6 Bộ môn chuyên ngành và các đơn vị chuyên môn.
- Bộ môn Dược lý.
- Bộ môn Dược lâm sàng.
- Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược.
- Bộ môn Hóa dược & Kiểm nghiệm
- Bộ môn Thực vật & Dược liệu
- Bộ môn Bào chế & Công nghệ dược.
- Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Biển
- Labo Nghiên cứu Tương đương sinh học
- Đơn vị giảng dạy Bệnh học và Điều trị
- Đơn vị Thực hành dược.
- Giáo vụ/Văn phòng Khoa
* Giáo sư danh dự Quốc tế:
Giáo sư Kwon Kwang-il. Nguyên Phó chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường Dược, Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc. Từ 2008, hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ trao đổi giảng viên, sinh viên và đào tạo sau đại học ngành Dược và Y.
Giáo sư Hyun Taek Shin. Trường Dược, Đại học Yonsei, Hàn Quốc. Từ 2012 tham gia giảng dạy, cố vấn xây dựng chương trình đào tạo dược theo hướng hội nhập.
Giáo sư Yuji Kurosaki. Giáo sư ngành Bào chế, Trường Dược, Đại học Okayama Nhật Bản. Từ 2014, hỗ trợ trao đổi giảng viên, đào tạo Tiến sỹ, nghiên cứu.
Giáo sư Joseph S. Bertino Jr. Phó giáo sư tại Đại học Columbia, Tổng biên tập Tạp chí Dược lý lâm sàng, Hoa Kỳ. Từ 2014, giảng dạy và cố vấn phát triển chuyên ngành Dược lâm sàng cho Khoa dược với thời lượng 4 tuần mỗi năm.
Giáo sư Jae-Gook Shin. Giáo sư Dược lý di truyền, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Trường Y thuộc Đại học Inje, Hàn Quốc. Từ 2016, hỗ trợ đào tạo 3 Tiến sỹ [1 đã tốt nghiệp] và hợp tác nghiên cứu.
Thực hiện trao đổi sinh viên dược với: Đại học Iowa; Đại học Samford [Hoa Kỳ]; Đại học Laval [Canada]; Đại học Mahasarakham [Thái Lan]; Đại học Quốc gia Chungnam [Hàn Quốc], Đại học Okayama và Đại học Kanazawa [Nhật Bản];
1.2. Khoa Điều dưỡng
Tiền thân là Bộ môn điều dưỡng được thành lập năm 1992. Năm 2009 Khoa Điều dưỡng được thành lập.
Khoa Điều dưỡng có 05 bộ môn và 01 đơn vị KNYK:
- Bộ môn điều dưỡng cơ bản
- Bộ môn điều dưỡng người lớn
- Bộ môn điều dưỡng trẻ em
- Bộ môn điều dưỡng sản
- Bộ môn điều dưỡng cộng đồng
- Đơn vị Kỹ năng y khoa
Hiện tại khoa có 32 cán bộ cơ hữu, có 03 cán bộ kiêm nhiệm và nhiều giảng viên kiêm chức của Trường ở tại cơ sở thực hành. Cụ thể: Phó giáo sư - Tiến sĩ: 02; Tiến sĩ: 01; Bác sỹ CKII: 01; Thạc sỹ: 17; Bác sỹ: 01; Cử nhân: 04; trong số này có 2 GV đang học tiến sỹ điều dưỡng ở nước ngoài; 01 GV đang học tiến sỹ ở trong nước và 1 GV đang theo học thạc sỹ điều dưỡng trong nước.
Từ năm 2012 đến nay, Khoa Điều dưỡng có sự hợp tác với Thụy Điển [trường đại học Kristianstad], Pháp [đại học Breist và Agen], Nhật [đại học Kanazawa], Thái Lan, nhiều trường đại học về Điều dưỡng của Đài Loan trong việc trao đổi - đào tạo giảng viên, sinh viên.
1.3. Khoa Kỹ thuật y học
Tiền thân là bộ môn Kỹ thuật y học được thành lập năm 2009. Ngày 28/6/2012, Khoa Kỹ thuật y học được thành lập với 6 bộ môn:
+ Bộ Môn Kỹ thuật Hóa sinh Lâm sàng
+ Bộ môn Kỹ thuật Vi sinh Lâm sàng
+ Bộ môn Kỹ thuật Huyết học lâm sàng
+ Bộ môn Kỹ thuật Ký sinh trùng Lâm sàng
+ Bộ môn Kỹ thuật Giải phẫu bệnh lâm sàng
+ Bộ môn kỹ thuật sinh học phân tử lâm sàng
Hiện nay, Khoa Kỹ thuật y học có: 22 nhân viên cơ hữu: [12 giảng viên và 8 kỹ thuật viên trong đó có: 4TS, 7 ThS, 11 CN] Có các giảng viên kiêm nhiệm từ các Khoa, Bộ môn khác của trường và các bệnh viện thực hành của trường: 2 PGS, 8 TS, 10 ThS, 1 BSCKII và các BS, CN, KTV tại các bệnh viện thực hành.
1.4. Khoa Răng Hàm Mặt
- Khoa Răng Hàm Mặt tiền thân là bộ môn Răng Hàm Mặt – được thành lập vào năm 1979.
- Ngày 05/10/2009: Khoa Răng Hàm Mặt chính thức được thành lập
- Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt có 06 bộ môn và 01 khoa khám chữa bệnh, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm của Khoa Răng Hàm Mặt là các GS, PGS, TS, ThS, BSCKI, BSCKII, BSCK RHM.
Hợp tác với một số Trường và Bệnh viên Nha khoa quốc tế:Đại học Okayama  - Nhật Bản; Đại học quốc gia Seoul – Hàn Quốc; Đại học Kyung Hee  - Hàn Quốc; Đại học Euji  - Hàn Quốc; Đại học Suranaree – Thái Lan; Bệnh viện Kaohsiung Veterans Genaral  - Đài Loan; Đại học Brest   - Cộng hòa Pháp
- Đặc biệt là hợp tác với trường Đại học Okayama  -  Nhật Bản đã mang lại hiệu quả cao trong Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Hầu hết các giảng viên của khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã được đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn tại Đại học Okayama, một số sinh viên cũng được thực tập tại Đại học Okayama Nhật Bản.
Đồng thời, giảng viên và sinh viên của Đại học Okayama cũng đến làm việc và thực tập tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Hai bên đã phối hợp triển khai được Trung tâm Nha khoa quốc tế Việt -  Nhật tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng để khám chữa bệnh cho người Nhật Bản, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam theo yêu cầu.
1.5. Khoa Y học biển
- Tiền thân của khoa Y học biển là bộ môn Y học biển - được thành lập tháng 1 năm 1999
- Ngày 21 tháng 4 năm 2015, khoa Y học biển được thành lập theo quyết định số 243/QĐ-YHP của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hải Phòng
+ Trụ sở làm việc của Khoa hiện tại: Viện Y học biển Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của khoa gồm 05 bộ môn:
- Bộ môn Y học dự phòng biển
- Bộ môn Tâm sinh lý lao động biển và ergonomie
- Bộ môn Y học dưới nước và cao áp lâm sàng
- Bộ môn Y học lâm sàng biển
- Bộ môn Cấp cứu và phòng chống thảm họa biển
Hiện nay, Khoa Y học biển có 8 giảng viên trong đó có 1 TTND.GS.TS; 1 TTƯT.PGS.TS; 1 TS; 1 BSNT đang học NCS; 3 Ths; 1 BS đang học cao học.
1.6. Khoa Y học cổ truyền
Tháng 10-2015: Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Hải Phòng được thành lập với 5 bộ môn gồm:
- Bộ môn Lý luận Y học cổ truyền:
- Bộ môn Dược y học cổ truyền:
- Bộ môn Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc:
- Bộ môn Nội nhi y học cổ truyền:
- Bộ môn Ngoại – Phụ y học cổ truyền:
Cán bộ trong khoa Y học cổ truyền tính đến năm học 2018-2019 gồm 21 giảng viên và 1 KTV, trong đó có 1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 1 BSCKII, 2 BSNT, 9 giảng viên trình độ đại học.
1.7. Khoa Y tế công cộng
Khoa Y tế công cộng được thành lập trên cơ sở sát nhập Bộ môn Y tế công cộng và Bộ môn Y xã hội học theo Quyết định 3725/QĐ - BYT của Bộ Y tế ngày 5/10/2009.
Khoa Y tế công cộng gồm 5 bộ môn trực thuộc:
- Bộ môn Dịch tễ học, Trưởng Bộ môn
- Bộ môn Sức khỏe môi trường
- Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp
- Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
- Bộ môn Y xã hội học
Văn phòng khoa: Tầng 8 Nhà B, trường Đại học Y Dược Hải Phòng số 72A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại [máy nội bộ]: 02553733433
Email:
Tổng số cán bộ cơ hữu của Khoa: 25 cán bộ, giảng viên với 3 PGS.TS; 3 TS; 14 ThS. Tỷ lệ giảng viên sau đại học có trình độ từ thạc sĩ là 80% cùng 36 giảng viên kiêm chức trình độ sau đại học [1 GS.TSKH; 10 PGS.TS; 10 TS; 9 BSCKII]
2. Thông tin về từng Ngành [tên ngành]
2.1. NGÀNH Y KHOA [General Medicine]
Thông tin chung
Tên ngành: Y khoa
Mã ngành: 7720101
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 6 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 4 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa.
Tổng số tín chỉ: 210
Chức danh nghề nghiệp: Bác sĩ Y khoa
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Bác sĩ Y khoa có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y khoa có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa, Thạc sĩ y học, Tiến sĩ y học.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Thực hành hệ Bác sĩ nội trú bệnh viện tại Cộng hòa Pháp [12 tháng];
- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước thuộc khối Pháp ngữ [AUF]; tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

Email liên lạc:

2.2. NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG [Preventive Medicine]

​​​​​​​Thông tin chung

Tên ngành: Y học dự phòng
Mã ngành: 7720110
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 6 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 4 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa.
Tổng số tín chỉ: 210
Chức danh nghề nghiệp: Bác sĩ Y học dự phòng
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Bác sĩ Y học dự phòng có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y dự phòng có thể:
- Làm việc tại các trung tâm y tế, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước thuộc khối Pháp ngữ [AUF]; tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Email liên lạc:

2.3. NGÀNH RĂNG HÀM MẶT [Odonto-Stomatology]
Thông tin chung
Tên ngành: Răng hàm mặt
Mã ngành: 7720501
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 6 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 4 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa hoặc Răng hàm mặt.
Tổng số tín chỉ: 210
Chức danh nghề nghiệp: Bác sĩ Răng hàm mặt
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa hoặc Răng hàm mặt và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Bác sĩ Răng hàm mặt có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu về răng hàm mặt để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Răng hàm mặt có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Đào tạo liên tục chuyên ngành sâu về Răng hàm mặt, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước thuộc khối Pháp ngữ [AUF]; tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Email liên lạc:
2.4. NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN [Traditional Medicine]

​​​​​​​Thông tin chung

Tên ngành: Y học cổ truyền
Mã ngành: 7720115
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 6 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 4 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa hoặc Y học cổ tryền.
Tổng số tín chỉ: 210
Chức danh nghề nghiệp: Bác sĩ Y học cổ truyền
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Y khoa hoặc Y học cổ tryền và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu về y học cổ truyền để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y học cổ truyền có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Đào tạo liên tục chuyên ngành sâu về Y học cổ truyền, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Trung Quốc, Đài Loan.
Email liên lạc:

2.5. NGÀNH DƯỢC HỌC [Pharmacy]

​​​​​​​​​​​​​​Thông tin chung

Tên ngành: Dược học
Mã ngành: 7720201
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 5 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 4 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp; 3 năm Cao đẳng ngành Dược học.
Tổng số tín chỉ: 170
Chức danh nghề nghiệp: Dược sĩ
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Dược học và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Dược sĩ có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu về dược để tham gia các hoạt động: chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sản xuất thuốc và các chế phẩm y sinh học; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Dược sĩ có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Đào tạo liên tục chuyên ngành sâu về dược, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước thuộc khối Pháp ngữ [AUF]; tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Email liên lạc:

2.6. NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG [Nursing]

​​​​​​​Thông tin chung

Tên ngành: Điều dưỡng
Mã ngành: 7720301
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 2,5 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp; 1,5 năm Cao đẳng ngành Điều dưỡng.
Tổng số tín chỉ: 140
Chức danh nghề nghiệp: Cử nhân Điều dưỡng
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Điều dưỡng và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Cử nhân điều dưỡng có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để tham gia chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Điều dưỡng có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Đào tạo liên tục chuyên ngành sâu về dược, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước thuộc khối Pháp ngữ [AUF]; tại Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Canada…
Email liên lạc:
2.7. NGÀNH XÉT NGHIỆM Y HỌC [Medical Laboratory]

​​​​​​​Thông tin chung

Tên ngành: Xét nghiệm y học
Mã ngành: 7720601
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm đối với người tốt nghiệp THPT; 2,5 năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp; 1,5 năm Cao đẳng ngành Xét nghiệm y học.
Tổng số tín chỉ: 135
Chức danh nghề nghiệp: Cử nhân Xét nghiệm y học
Yêu cầu về tiếng Anh khi tốt nghiệp: tối thiểu cấp độ A2 theo khung quy chiếu chuẩn châu Âu hoặc tương đương do nhà trường quy định.

​​​​​​​Điều kiện

- Tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm;
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng ngành Xét nghiệm y học và đủ điều kiện thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào theo quy định hằng năm.

​​​​​​​Mục tiêu

Đào tạo người học trở thành Cử nhân Xét nghiệm y học có y đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu về xét nghiệm y học để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ suốt đời.

​​​​​​​Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Xét nghiệm y học có thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế; các trường, viện đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y sinh, y dược, công nghệ y dược…
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ: Đào tạo liên tục chuyên ngành sâu về xét nghiệm y học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

​​​​​​​Liên kết, hợp tác quốc tế

- Học nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Nhật Bản, Hàn Quốc…
Email liên lạc:

Video liên quan

Chủ Đề