Ngành Quản trị văn phòng đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Ngành Quản trị văn phòng thuộc Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Trường ĐHKHXH&NV [ĐHQGHN] bắt đầu tuyển sinh từ năm 2014.
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo:      + Tiếng Việt: Quản trị văn phòng + Tiếng Anh: Office Management - Danh hiệu tốt nghiệp:   Cử nhân - Thời gian đào tạo:        4 năm - Tên văn bằng tốt nghiệp:       + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản trị văn phòng + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Office Management - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ về lĩnh vực quản trị văn phòng, nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của quản trị văn phòng; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản trị văn phòng. Bên cạnh đó, người học, sau khi tốt nghiệp cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực quản trị văn phòng và đủ điều kiện để học lên các bậc cao hơn.

3. Thông tin tuyển sinh


Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Ngoại ngữ B1 5  
  Tiếng Anh B1  
  Tiếng Trung B1 5  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
13 Xã hội học đại cương 3  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Lôgic học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kĩ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 27  
III.1 Các học phần bắt buộc 18  
27 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
28 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  
29 Khởi nghiệp 3  
30 Các lý thuyết quản trị 3  
31 Nhập môn Quản trị văn phòng 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/27  
32 Lưu trữ học đại cương 3  
33 Đại cương về quản trị kinh doanh 3  
34 Khoa học quản lý đại cương 3  
35 Tâm lý học quản lý 3  
36 Luật hành chính Việt Nam 3  
37 Thông tin học đại cương 3  
38 Báo chí truyền thông đại cương 3  
39 Chính trị học đại cương 3  
40 Mỹ học đại cương 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 18  
IV.1 Các học phần bắt buộc 12  
41 Tổ chức văn phòng 3  
42 Tổ chức quản lý công tác văn thư lưu trữ 3  
43 Quản trị nhân sự văn phòng 3  
44 Tổ chức hệ thống thông tin văn phòng 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành  6/12  
45 Hành chính học đại cương 3  
46 Quan hệ công chúng trong văn phòng 3  
47 Đạo đức công vụ 3  
48 Nguyên lý kế toán 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành  6/12  
49 Chính sách công của Việt Nam 3  
50 Phát triển cộng đồng 3  
51 Các vấn đề toàn cầu 3  
52 Tâm lí học giao tiếp 3  
V Khối kiến thức ngành 48  
V.1 Các học phần bắt buộc 23  
53 Phương pháp soạn thảo văn bản 3  
54 Nghiệp vụ văn thư 3  
55 Nghiệp vụ lưu trữ 3  
56 Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp 3  
57 Quản lý tài sản cơ quan 2  
58 Văn hoá công sở 3  
59 Nghiệp vụ thư ký 3  
60 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng 3  
V.2 Các học phần tự chọn 12/30  
61 Tổ chức sự kiện trong văn phòng 3  
62 Lễ tân văn phòng 3  
63 Kỹ năng giao tiếp 3  
64 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 3  
65 Kỹ năng thuyết trình 3  
66 Kỹ năng tổ chức công việc 3  
67 Kỹ năng làm việc nhóm 3  
68 Kỹ năng quản lý thời gian 3  
69 Kỹ năng quản lý xung đột 3  
70 Quản lý tài liệu điện tử 3  
V.3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 13  
71 Thực tập thực tế 3  
72 Thực tập tốt nghiệp 5  
73 Khoá luận tốt nghiệp 5  
  Học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp    
74 Lý luận về quản trị văn phòng 2  
75 Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính - văn phòng 3  

Những vị trí công tác người học ngành Quản trị văn phòng có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp. - Chuyên viên làm việc tại các bộ phận hành chính, tổng hợp thuộc khu vực văn phòng; - Thư kí văn văn phòng hoặc trợ lí hành chính tại văn phòng của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các chương trình, dự án; - Có khả năng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác; - Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn phòng và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học; - Nghiên cứu viên về văn phòng, quản trị văn phòng tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học;

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Có cơ hội học lên ở các bậc cao hơn và trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các trung tâm/ viện/ cơ sở nghiên cứu về hành chính, văn phòng.

Video liên quan

Chủ Đề