Ngày 29 tháng 12 năm 1911 gắn liên với sự kiện nào sau đây trong cuộc cách mạng Tân Hợi

Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra vào ngày 29 - 12 - 1911 ở Trung Quốc?

A. Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương

B. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt"

C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc

Đáp án chính xác

D. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Xem lời giải

Mục lục

Bối cảnh

Từ Hi Thái hậu [1835–1908], là hiện thân phe bảo thủ trong triều đình nhà Thanh, bà nắm quyền lực triều chính trong vòng 47 năm, và đã ngăn chặn nỗ lực Bách nhật duy tân của vua Quang Tự [1871–1908].
Sau thất bại Bách nhật duy tân năm 1898, cố vấn vua Quang Tự là Khang Hữu Vi [trái, 1858–1927] và Lương Khải Siêu [1873–1929] đã đi lưu vong, trong khi Đàm Tự Đồng [phải, 1865–1898] bị xử tử. Tại Canada, Khang và Lương thành lập Bảo Hoàng Hội [保皇會] để thúc đẩy chế độ quân chủ lập hiến tại Trung Quốc. Năm 1900, hội ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền trung Trung Quốc để giải cứu Quang Tự, và sau đó bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911-1912, Lương trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Hoa Dân Quốc. Khang vẫn tiếp tục ủng hộ bảo hoàng và hỗ trợ phục vị hoàng đế Trung Hoa [Đại Thanh] cho Thanh Đế cuối cùng Phổ Nghi năm 1917 trước khi bị lật đổ trở lại bởi sự phản đối gay gắt của các thế lực quân phiệt cùng toàn bộ nhân dân Trung Quốc.

Sau thất bại đầu tiên trước phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất năm 1842, triều đình nhà Thanh đã nỗ lực ngăn chặn sự xâm phạm của người nước ngoài vào Trung Quốc. Những nỗ lực cải cách và điều chỉnh miễn cưỡng sự quản lý truyền thống đã bị triều đình cực bảo thủ ngăn chặn, vốn không muốn có quá nhiều quyền lực bị thay đổi. Sau thất bại Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai năm 1860, nhà Thanh đã cố gắng hiện đại hóa bằng cách áp dụng một số công nghệ phương Tây thông qua Phong trào Tự cường [洋務運動] từ năm 1861.[4] Trong các cuộc chiến chống Thái Bình Thiên Quốc [1851–64], Niệp [1851–68], Vân Nam [1856–68] và Tây Bắc [1862–77], quân đội đế quốc truyền thống tỏ ra thiếu khả năng và triều đình đã dựa vào quân đội địa phương.[5] Năm 1895, Trung Quốc phải chịu một thất bại khác trong Chiến tranh Thanh-Nhật.[6] Điều này chứng tỏ rằng xã hội phong kiến ​​truyền thống Trung Quốc cũng cần phải được hiện đại hóa nếu những tiến bộ công nghệ và thương mại thành công.

Năm 1898 vua Quang Tự được các nhà cải cách lúc đó như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu cho một cuộc cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, quân sự và kinh tế theo Bách nhật duy tân.[6] Cuộc cải cách đột ngột bị ngăn chặn bởi phe bảo thủ do Từ Hi Thái hậu lãnh đạo.[7] Vua Quang Tự, là con rối phụ thuộc vào Từ Hi, bị trục xuất khỏi cung và quản thúc tháng 6/1898.[5] Các nhà cải cách Khang và Lương buộc phải sống lưu vong. Khi ở Canada, vào tháng 6 năm 1899, họ đã cố gắng thành lập Bảo Hoàng Hội trong nỗ lực phục vị hoàng đế.[5] Từ Hi Thái hậu là người kiểm soát chính nhà Thanh từ thời điểm này. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thúc đẩy Liên quân bát quốc tấn công Bắc Kinh năm 1900 và sự áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng, chia cắt hầu hết lãnh thổ, tạo ra các tô giới và đặc quyền thương mại. Dưới áp lực bên trong và bên ngoài, triều đình nhà Thanh bắt đầu áp dụng một số cải cách. Nhà Thanh quản lý để duy trì sự độc tài trong quyền lực chính trị bằng các cuộc đàn áp, thường rất tàn bạo, với tất cả các cuộc nổi loạn trong nước. Những người bất đồng chính kiến ​​chỉ có thể hoạt động trong các đoàn thể bí mật và các tổ chức ngầm, trong các tô giới hoặc lưu vong ở nước ngoài.

Theo suy nghĩ của những người Hán đương thời [tuyệt đại đa số người Trung Quốc], thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc [Mãn Châu] làm chủ từ năm 1644, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.

Tổ chức Cách mạng

Giai đoạn đầu

Có nhiều nhà cách mạng và các nhóm muốn lật đổ chính quyền nhà Thanh để tái lập chính quyền do người Hán lãnh đạo. Các tổ chức cách mạng đầu tiên được thành lập bên ngoài Trung Quốc, như Phụ Nhân Văn xã [輔仁文社] do Dương Cù Vân, thành lập tại Hồng Kông năm 1890. Văn xã gồm 15 thành viên, bao gồm Tạ Toản Thái, người đã châm biếm chính trị "Tình hình Viễn Đông", một mạn họa đầu tiên của Trung Quốc, và sau này trở thành một trong những người sáng lập cốt lõi của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng [南華早報].[8]

Tôn Dật Tiên tại Luân Đôn

Tôn Dật Tiên thành lập Hưng Trung Hội [興中會] tại Honolulu năm 1894 với mục đích chính là gây quỹ cho các cuộc cách mạng.[9] Hai tổ chức đã sát nhập năm 1894.[10]

Các nhóm nhỏ

Hoa hưng Hội được thành lập năm 1904 với các nhân vật nổi tiếng như Hoàng Hưng, Chương Sĩ Chiêu, Trần Thiên Hoa và Tống Giáo Nhân, cùng hơn 100 người khác. Hội có khẩu hiệu là "Chiếm cứ một tỉnh, các tỉnh khác hưởng ứng"nhằm đánh đổ Mãn Thanh vốn cướp nước của người Hán từ 1644 đến lúc đó nên mục tiêu là quét sạch phong kiến quân chủ Mãn Châu để đi thành lập 1 nền Cộng hòa dân quốc Trung Hoa cho người Hán [雄踞一省,与各省纷起].[11]

Quang phục Hội [光復會] thành lập năm 1904, tại Thượng Hải, bởi Thái Nguyên Bồi. Các nhân vật nổi tiếng gồm Chương Bỉnh Lân và Đào Thành Chương.[12] Mặc dù tuyên bố phản Thanh, Quang phục Hội rất phê phán Tôn Dật Tiên.[13] Một trong những nhà cách mạng nữ nổi tiếng nhất là Thu Cẩn, người đấu tranh cho quyền của phụ nữ và cũng đến từ Quang phục hội.[13]

Ngoài ra còn có nhiều tổ chức cách mạng nhỏ khác, như Lệ Trí Học hội [勵志學會] tại Giang Tô, Công Cường hội [公強會] tại Tứ Xuyên, Ích Văn hội [益聞會] và Hán tộc Độc lập hội [漢族獨立會] tại Phúc Kiến, Dị Tri xã [易知社] tại Giang Tây, Nhạc Vương hội [岳王會] tại An Huy và Quần Trí hội [群智會/群智社] tại Quảng Châu.[14]

Ngoài ra còn có các tổ chức vũ trang chống Mãn Châu, gồm Thanh bang [青帮] và Hồng môn Trí Công đường [致公堂].[15] Tôn Trung Sơn đã tiếp xúc với Hồng môn, còn được gọi Thiên Địa hội.[16][17]

Ca Lão hội [哥老會] là một tổ chức khác, với Chu Đức, Ngô Ngọc Chương, Lưu Chí Đan và Hạ Long. Đây là nhóm cách mạng cuối cùng phát triển thành đảng Cộng sản.

Tôn Dật Tiên với thành viên Đồng Minh hội

Đồng Minh hội

Tôn Dật Tiên thống nhất thành công Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội và Quang Phục Hội vào mùa hè năm 1905, qua đó thành lập Đồng Minh Hội [同盟會] tháng 8/1905 tại Tokyo.[18] Cương lĩnh của Hội là "Đánh đuổi giặc Thát[19], khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần". Khi thành lập Đồng Minh hội có 90% thành viên có độ tuổi từ 17 đến 26.[20] Một số tác phẩm trong thời đại bao gồm các ấn phẩm mạn họa, như Thời sự Họa báo [時事畫報].[21]

Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.

Trước Cách mạng Tân Hợi

Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì trước khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, Tôn Dật Tiên và đảng cách mạng của ông đã tổ chức 10 cuộc khởi nghĩa chống Thanh nhưng đều bị thất bại. Điểm lược một vài vụ nổi bật:

Năm 1895, nhân lúc nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh ký hiệp ước Mã Quan với Nhật Bản, ngày 26 tháng 10, Tôn Dật Tiên định tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, các đồng chí của ông bị giam và bị giết hơn 70 người, ông phải trốn sang Nhật Bản, rồi qua Honolulu. Đây là cuộc khởi nghĩa lần đầu của ông[22].

Tháng 11 năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Tôn Dật Tiên cùng với các đồng chí chạy thoát vội trở về nước, tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu lần thứ hai. Ông cử Trịnh Sĩ Lương đi đánh Huệ Châu [Quảng Đông], Sử Kiên Như đi ném tạc đạn giết Tổng đốc Đức Thọ. Nhưng cả hai việc đều thất bại. Sử Kiên Như tuẫn nạn và nhiều chiến sĩ cách mạng khác lại bị bắt giam và bị giết.

Ngày 18 tháng 9 năm 1905 tại Tokyo [Nhật Bản], Tôn Dật Tiên cùng Hoàng Hưng chủ trì việc hợp nhất Hưng Trung Hội với hai tổ chức cách mạng khác là Quang Phục hội và Hoa Trung hội. Kể từ đây, đảng vừa hợp nhất có tên là Trung Quốc Đồng Minh hội [gọi tắt là Đồng Minh hội], do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý[23]. Năm 1906, hai hội viên của Đồng Minh hội là Lưu Đạo Nhất và Thái Thiệu Nam tổ chức khởi nghĩa ở ba nơi là Bình Hương [Giang Tây], Trương Lăng [24] và Lưu Dương [Hồ Nam], nhưng tất cả đều thất bại.

Mùa thu năm 1907, Đồng Minh hội tổ chức khởi nghĩa ở Khâm Châu thuộc Quảng Đông [nay thuộc Quảng Tây]. Chiếm được Phòng Thành, nhưng vì không có tiếp tế, phải rút vào Thập Vạn Đại Sơn[25]. Đến mùa đông năm ấy, quân cách mạng đánh chiếm Trấn Nam Quan[26], Khâm Châu, Liêm Châu [nay tên là Hợp Phố thuộc Quảng Tây], Thượng Tư [Quảng Tây], nhưng rồi cùng vì không có tiếp tế nên phải rút đi.

Năm 1908, quân cách mạng cùng dân địa phương khởi nghĩa ở Hà Khẩu [Vân Nam]. Sau khi đánh thắng một trận lớn, quân và dân cùng tiến lên uy hiếp Mông Tự, nhưng rồi cũng phải rút đi vì không có tiếp tế. Mùa thu năm ấy, chi bộ Đồng Minh hội thành lập ở Hương Cảng [Hồng Kông]. Năm 1910, tổ chức này cho người vận động lực lượng tân binh ở Quảng Đông nổi dậy, nhưng bị đàn áp ngay.

Tháng 4 năm 1911, Đồng Minh hội chọn 500 cảm tử quân, hợp với quân địa phương, đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Châu. Cuộc đột kích này do Hoàng Hưng và Triệu Thanh chỉ huy, nổ ra ngày 27 tháng 4 năm 1911 [tức ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi]. Tuy nhiên, do quân cảm tử và khí giới không đến cùng một lượt, và còn do bị lộ, nên số quân đánh vào dinh Tổng đốc phải tuẫn nạn nhiều. Sau tìm được 72 thi hài đem hợp táng tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu, và được người đời gọi là Thất thập nhị liệt sĩ [27]. Đây là lần khởi nghĩa thứ 10 do Đồng Minh hội tổ chức, trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương.

Cũng trong khoảng thời gian này, việc nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán cho Mỹ đã gây thêm một làn sóng căm phẫn trong nhân dân Trung Quốc. Khắp nơi, nổi lên phong trào đòi tẩy chay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Thấy người dân chống đối quá, Mỹ đồng ý xóa điều ước với điều kiện Thanh đình phải bồi thường 6. 750.000 đô la. Vừa sợ đế quốc, vừa sợ nhân dân, Thanh đình sai Tổng đốc Lưỡng Hồ là Trương Chi Động vay tiền của Anh để bồi thường cho Mỹ.

Đến ngày 9 tháng 5 năm 1911, Thanh đình ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh cho bốn nước là Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Lập tức lần lượt ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu, Tứ Xuyên...nhân dân nổi lên chống đối vì họ cho rằng Thanh đình đã bán rẻ quyền lợi dân tộc. Thanh đình bèn ra lệnh trấn áp phong trào quyết liệt, cấm báo chí đưa tin, cấm bãi thị, bãi khóa, diễn thuyết và cho giải tán các hội đồng bảo vệ đường sắt...Tuy nhiên, bất chấp lệnh trên, bất chấp cả những lời lẽ can ngăn của phái quân chủ "lập hiến", phong trào chống đối vẫn lên cao, nhất là ở Tứ Xuyên[28].

Ngày 7 tháng 9 năm 1911, Tổng đốc Tứ Xuyên là Triệu Nhĩ Phong phái người đến mời các thủ lĩnh trong hội bảo vệ đường sắt đến dinh thương lượng, nhưng sau đó cho lính bắt tất cả. Thấy điều bạo ngược, hàng vạn người dân Thành Đô [tỉnh lỵ của tỉnh Tứ Xuyên] kéo đến dinh Tổng đốc đòi thả người, nhưng bị Triệu Nhĩ Phong ra lệnh nổ súng làm chết 32 người và làm bị thương nhiều người khác. Căm phẫn tột độ, phong trào bãi khóa, bãi thị lan rộng ra toàn tỉnh Tứ Xuyên, về sau phát triển mạnh thành cuộc khởi nghĩa Thành Đô, buộc triều Thanh phải đem quân từ Hồ Bắc về trấn áp.

Tổ chức khác

Tháng 2/1906 Nhật Tri hội [日知會] cũng gồm nhiều nhà cách mạng, như Tôn Vũ [孫武], Trương Hán Kiệt, Hà Quý Đạt và Chu Tử Long.[29][30] Những người tham gia hội sau đó trở thành nòng cốt thành lập Đồng Minh hội tại Hồ Bắc.

Trong tháng 7/1907 một số thành viên của Đồng Minh hội ở Tokyo đã ủng hộ một cuộc cách mạng ở khu vực sông Dương Tử. Lưu Quỹ Nhất [劉揆一], Tiêu Đạt Phong [焦達峰], Trương Bá Tường [張伯祥] và Tôn Vũ [孫武] thành lập Cộng Tiến hội [共進會].[31][32] Trong tháng 1/1911, tổ chức cách mạng Chấn Vũ học xã [振武學社] đổi tên thành Văn học xã [文學社].[33] Tưởng Dực Võ [蔣翊武] được chọn làm lãnh đạo.[34] Hai tổ chức này sau đó đóng góp vai trò quan trọng trong Cách mạng Vũ Xương.

Nhiều nhà cách mạng trẻ đã thông qua chương trình cấp tiến vô chính phủ. Tại Tokyo Lưu Sư Bồi [劉師培] đề xuất lật đổ chính quyền người Mãn và quay lại giá trị chính thống Trung Quốc. Tại Paris Lưu Sư Bồi, Ngô Trĩ Huy và Trương Nhân Kiệt tán thành với Tôn Vũ về sự cần thiết cách mạng và gia nhập Đồng Minh hội, nhưng lập luận rằng một sự thay thế chính trị của một chính phủ bằng một chính phủ khác sẽ không tiến bộ;cách mạng trong gia đình, giới tính và xã hội sẽ loại bỏ giá trị của chính quyền và sự áp bức. Trương Kế một người vô chính phủ cho rằng phương tiện cách mạng là bảo vệ ám sát và khủng bố, nhưng những người khác khẳng định rằng chỉ có giáo dục là chính đáng. Những người vô chính phủ quan trọng bao gồm Thái Nguyên Bồi, Uông Tinh Vệ và Trương Nhân Kiệt, là những người hỗ trợ tài chính cho Tôn Vũ. Nhiều người trong số những người vô chính phủ này sau đó sẽ đảm nhận các vị trí cao trong Quốc Dân Đảng [KMT].[35]

Tầm nhìn

Nhiều nhà cách mạng đẩy mạnh quan điểm phản Thanh/chống-Mãn và nhắc lại truyền thống lịch sử những cuộc chiến chống Mãn Châu với người Hán trong thời nhà Minh [1368–1644]. Chủ đạo giới trí thức bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách có từ thời cuối nhà Minh, triều đại cuối cùng của người Hán. Năm 1904, Tôn Dật Tiên tuyên bố mục tiêu tổ chức là "đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất." [驅除韃虜, 恢復中華, 創立民國, 平均地權].[18] Nhiều tổ chức ngầm thúc đẩy ý tưởng "Phản Thanh phục Minh" [反清復明] đã có từ những ngày Thái bình Thiên quốc.[36] Những người khác như Chương Bỉnh Lân, hỗ trợ con đường "hưng Hán diệt Hồ" [興漢滅胡] và "chủ nghĩa bài Mãn" [排滿主義].[37]

Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc [P1]

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc [P1]. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào đề xâm lược Trung Quốc?

  • A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, giết giáo sĩ.
  • B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng.
  • C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh.
  • D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh,

Câu 2: Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì?

  • A. Chiến tranh lạnh.
  • B. Chiến tranh thuốc phiện.
  • C. Chiến tranh cục bộ.
  • D. Chiến tranh vũ khí.

Câu 3: Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?

  • A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược.
  • B. Bỏ mặc nhân dân.
  • C. Thỏa hiệp với các nước để quốc.
  • D. Trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Câu 4: Trước thái độ thỏa hiệp của triều đình nhà Thanh, nhân dân Trung Quốc đã có hành động gì?

  • A. Liên tục nỗi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
  • B. Thỏa hiệp với thực dân, phong kiến.
  • C. Đầu hàng thực dân phong kiến.
  • D. Dựa vào các nước đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến

Câu 5: Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

  • A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
  • B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
  • C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
  • D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ

Câu 6: Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước

  • A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến
  • B. Thuộc địa, nửa phong kiến
  • C. Phong kiến quân phiệt
  • D. Phong kiến độc lập

Câu 7: Chiến tranh thuốc phiện năm 1840 – 1842 là cuộc chiến tranh giữa

  • A. Pháp và Trung Quốc
  • B. Anh và Trung Quốc
  • C. Anh và Pháp
  • D. Đức và Trung Quốc

Câu 8: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là

  • A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh [Nam Kinh]
  • B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng
  • C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến
  • D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước

Câu 9: Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

  • A. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu
  • B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
  • C. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi
  • D. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn

Câu 10: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

  • A. Đông đảo nhân dân
  • B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời
  • C. Giai cấp địa chủ phong kiến
  • D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Câu 11: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ đầu tiên tại

  • A. Sơn Đông
  • B. Trực Lệ
  • C. Sơn Tây
  • D. Vân Nam

Câu 12: Mục tiêu của tổ chức Trung Quôc Đồng minh hội là:

  • A. dân tộc độc lập, dân quyên tự do, dân sinh hạnh phúc.
  • B. tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.
  • C. đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.
  • D. đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 13: Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng nảo ở Trung Quốc?

  • A. Vô sản.
  • B. Dân chủ tư sản.
  • C. Phong kiến.
  • D. Tiểu tư sản.

Câu 14: Ngày 29-12-1911 gắn với sự kiện nào sau đây trong cuộc Cách mạng Tân Hợi?

  • A. Chính quyên Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.
  • B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
  • C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
  • D. Viên Thê Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Câu 15: Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa Dân quốc đã thông qua nội dung nào sau đây?

  • A. Công nhận quyền binh đẳng, quyền tự do dân chủ của mọi công dân.
  • B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
  • C. Ép buộc vua Thanh phải thoái vị.
  • D. Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Câu 16: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

  • A. Không dựa vào lực lượng nhân dân
  • B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt
  • C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm
  • D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Câu 17: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

  • A. tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh
  • B. tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh
  • C. tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
  • D. đánh đuổi đế quốc khỏi đất nước Trung Quốc

Câu 18: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

  • A. Bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp
  • B. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
  • C. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí
  • D. Triều đình Mãn Thanh bắt tay với các nước đế quốc cùng đàn áp

Câu 19: Điểm giống nhau trong cuộc Duy tân Mậu Tuât ở Trung Quôc với Cái cách Minh Trị ở Nhật Bản là:

  • A. đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
  • B. đều có nền tảng kinh tế tư bản tiến hành cải cách.
  • C. đều được tiến hành bởi những vị vua anh minh sáng suốt.
  • D. đêu được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 20: Ý nghĩa quốc tế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:

  • A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
  • B. ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á.
  • C. lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.
  • D. chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 3: Trung Quốc [Trang 12 – 17,SGK]

Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc [P2]

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm theo bài sử 11, trắc nghiệm sử 11 bài 3, trắc nghiệm phần một lịch sử thế giới cận đại chương 1 các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, lịch sử 11 bài 3 Trung Quốc

Video liên quan

Chủ Đề