Ngày nghỉ phép năm là gì

Nghỉ phép năm là quyền lợi của người lao động được hưởng nguyên lương trong số ngày nghỉ phép đó. Do đó, người lao động cần nắm rõ những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề phép năm để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Vậy Quy định về chế độ nghỉ phép năm của người lao động năm 2022 như thế nào? Nghỉ phép năm có tính thứ 7 chủ nhật không theo quy định? Nghỉ phép năm có tính vào thâm niên không? Hướng dẫn Cách tính số ngày nghỉ phép năm? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

Nghỉ phép năm là gì?

Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc cho người sử dụng lao động và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Số ngày nghỉ phép trong năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi [không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết hoặc nghỉ không hưởng lương và nghỉ việc riêng].

Quy định về chế độ nghỉ phép năm của người lao động năm 2022 như thế nào?

Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 ban hành ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thay thế cho Bộ luật lao động 2012 có quy định về ngày nghỉ phép năm như sau:

Quy định về số ngày nghỉ phép năm

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:

  1. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
  2. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định
  3. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Trường hợp gộp số ngày nghỉ phép năm

Quy định tại Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó,

  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
  • Thời gian nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Trường hợp không nghỉ hết phép năm

Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định sẽ được xử lý như sau:

– Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép do thôi việc hoặc bị mất việc làm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày được nghỉ phép chưa nghỉ.

– Trường hợp không nghỉ hết ngày nghỉ phép trong năm do không có nhu cầu nghỉ mà vẫn tiếp tục đi làm thì người sử dụng lao động không phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ.

Như vậy, người lao động không nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ sẽ không được thanh toán bằng tiền theo số ngày nghỉ phép còn thừa khi kết thúc năm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để gộp ngày nghỉ phép còn dư sang các năm tiếp theo.

Nghỉ phép năm có tính thứ 7, chủ nhật không

Nghỉ phép năm có tính thứ 7 chủ nhật không?

Theo Điều 13 Luật cán bộ, công chức quy định:

“Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”.

Về cách tính chế độ nghỉ phép năm:

Theo Điều 74 Bộ Luật lao động quy định:

“Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

  • 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bìigrave;nh thường;
  • 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
  • 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt”.

Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày [Điều 75BLLĐ]

Như vậy, thời gian nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động là ngày làm việc của đơn vị và được hưởng nguyên lương. Chính vì vậy, những ngày nghỉ hàng tuần [thứ bảy, chủ nhật] sẽ không bị tính vào những ngày nghỉ phép đó, hay nói cách khác là bạn đương nhiên vẫn được nghỉ những ngày nghỉ hàng tuần, ngoài những ngày nghỉ phép hàng năm của bạn.

Nghỉ phép năm có tính vào thâm niên không?

Căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày [Trường hợp của bạn 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường]

Như vậy, cứ 05 năm làm việc người lao động sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm cho nên đối với trường hợp của bạn, khi xin nghỉ phép thì ngày nghỉ phép vẫn được tính theo thâm niên trong quy định này.

Cách tính số ngày nghỉ phép năm như thế nào?

Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên [nếu có], chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Công thức tính số ngày phép năm như sau:

Số ngày phép = [[ Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên [nếu có]]/ 12] x Số tháng làm việc thực tế

– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động [nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động] chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Nghỉ phép năm có tính thứ 7 chủ nhật không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi nghỉ ốm đau thì có được tính nghỉ phép năm không?

Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, khi nghỉ ốm đau thì người lao động vẫn được tính là nghỉ phép năm nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì phép năm được tính như thế nào?

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên [nếu có], chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Có được ứng ngày nghỉ phép năm của năm sau không?

Pháp luật không quy định về việc ứng ngày phép mà chỉ quy định về việc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần. Do đó, việc công ty có cho người lao động ứng phép của năm sau hay không phụ thuộc vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty hoặc thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Chủ Đề