Nghề nghiệp khi được tuyển dụng là gì năm 2024

Tuyển dụng là một khía cạnh không thể thiếu trong bộ máy hành chính nhân sự của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhân viên tuyển dụng luôn là đầu mối quan trọng trong tổ chức, bên cạnh việc tuyển chọn, thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp, những người làm tại vị trí này còn có vai trò xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, hiệu quả.

Nhân viên tuyển dụng là gì?

Nhân viên tuyển dụng là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm, sàng lọc và tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và ứng viên, giúp doanh nghiệp tìm được những nhân sự phù hợp với yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhân viên tuyển dụng cũng có thể tham gia vào việc xây dựng chiến lược tuyển dụng dài hạn, nắm bắt xu hướng thị trường lao động và đề xuất các cải tiến trong quy trình tuyển dụng để đảm bảo sự thành công của tổ chức trong việc tìm kiếm và thu hút nhân viên tài năng. Theo đó, nhân viên tuyển dụng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với ứng viên và các bên liên quan. Họ cũng cần có khả năng phân tích và đánh giá hồ sơ ứng viên, đồng thời có kiến thức về quy trình tuyển dụng và các quy định liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên.

Vai trò của nhân viên tuyển dụng trong doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên phù hợp

Nhân viên tuyển dụng có nhiệm vụ thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sau đó sử dụng các kênh tuyển dụng phù hợp để tìm kiếm và thu hút ứng viên. Việc tìm được ứng viên phù hợp là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một ứng viên phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, đồng thời tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và tích cực. Do đó, nhân viên tuyển dụng cần có trách nhiệm thực hiện tốt vai trò của mình để giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất.

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Nhân tài là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhân viên tuyển dụng có thể góp phần tìm kiếm và tuyển dụng được những nhân tài phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Có thể nói, dù không trực tiếp tạo ra doanh số như phòng kinh doanh hay Marketing, nhưng nhân viên tuyển dụng là bộ phận gián tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

Giảm chi phí tuyển dụng

Nhân viên tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng bằng cách tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, sử dụng các kênh tuyển dụng hiệu quả và lựa chọn các ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Thay vì thuê ngoài, các nhân viên tuyển dụng nội bộ hiểu rõ hơn về quy trình cũng như cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, sẽ giúp tối ưu hơn quá trình tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo nhân viên tuyển dụng được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này, đồng thời biết cách áp dụng các phương pháp tuyển dụng tiên tiến và phù hợp với doanh nghiệp.

\>> Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân viên

Nhân viên tuyển dụng đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và giao tiếp với ứng viên. Họ cũng có nhiều hơn cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với ứng viên như tiến hành phỏng vấn, đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm,... Đồng thời giải đáp các câu hỏi của ứng viên và cung cấp thông tin về vị trí công việc, tiền lương, chế độ phúc lợi và các yếu tố khác liên quan đến việc làm trong doanh nghiệp.

Vì vậy, có thể thấy, nhân viên tuyển dụng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân viên, đảm bảo rằng công ty có đội ngũ nhân viên tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng

Nhân viên tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Đây cũng là một vị trí công việc thú vị và đầy thách thức. Nếu sinh viên đang có đam mê với lĩnh vực nhân sự và muốn đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, thì tuyển dụng là một lựa chọn nghề nghiệp đáng cân nhắc.

Theo quy định hiện nay, Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức [CBCC] Mẫu 2c-BNV/2008 được sử dụng thống nhất thay thế mẫu Sơ yếu lý lịch 02a-BNV/2007. Việc kê khai thông tin CBCC được thực hiện theo hướng dẫn sau:

1. Họ và tên khai sinh:

Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh

2. Tên gọi khác:

Là tên gọi khác hoặc bí danh khác dùng trong hoạt động cách mạng, báo chí, văn học nghệ thuật,… [nếu có]

3. Sinh ngày:

Ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh như trong giấy khai sinh

4. Nơi sinh:

Nơi CBCC được sinh ra [ghi đúng như trong giấy khai sinh]. Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi , nay là .

5. Quê quán:

Ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ/ông nội của CBCC Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ/người nuôi dưỡng mình từ nhỏ [nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ].

6. Dân tộc:

Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh’me,..

7. Tôn giáo:

Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao Đài,… Nếu không theo tôn giáo nào, thì ghi là “Không”, không được bỏ trống.

8. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Ghi theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

9. Nơi ở hiện nay:

Ghi theo địa chỉ nơi đang ở hiện tại

10. Nghề nghiệp khi được tuyển dụng:

Ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình, thì ghi là “Không nghề nghiệp”.

11. Ngày tuyển dụng:

Ngày, tháng, năm có quyết định tuyển dụng

12. Chức vụ [chức danh] hiện tại:

Chức vụ, chức danh công việc chính được phân công đảm nhiệm về chính quyền [hoặc Đảng, đoàn thể], kể cả kiêm nhiệm

13. Công việc chính được giao:

Tên công việc chính được lãnh đạo phân công đảm nhiệm

14. Ngạch công chức [viên chức]:

Tên ngạch công chức hoặc viên chức được bổ nhiệm

15.1. Trình độ giáo dục phổ thông:

Đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; Lớp 12/12 [đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm]

15.2. Trình độ chuyên môn cao nhất:

Trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai kèm theo chuyên ngành đào tạo.

VD: Người có nhiều văn bằng đào tạo như: kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

15.3 Lý luận chính trị:

Trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo, bồi dưỡng

15.4. Quản lý nhà nước:

- Chứng chỉ đào tạo tiền công vụ; chứng chỉ bồi dưỡng theo ngạch công chức, các văn bằng có giá trị thay thế các loại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh công chức lãnh đạo Cấp Phòng và tương đương, cấp Sở và tương đương, cấp Vụ và tương đương, Thứ trưởng và tương đương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh; chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; chứng chỉ bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

15.5. Ngoại ngữ:

- Ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C. Ví dụ: Anh C, Pháp B, Nga A,…;

- Trường hợp CBCC được đào tạo đại học hoặc trên đại học ở nước ngoài, có sử dụng ngoại ngữ của nước sở tại để học tập, nghiên cứu nhưng không được cấp bằng ngoại ngữ, thì được công nhận ngoại ngữ ở trình độ D. Ví dụ như: Nga D, Hungari D,…;

- Trường hợp CBCC đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn bằng + tên ngoại ngữ. Ví dụ: Cử nhân Pháp văn, Thạc sĩ Anh văn,…

15.6. Tin học:

Ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với văn bằng, chứng chỉ của CBCC được cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ như: Tin học Văn phòng A, B, C hoặc Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

16. Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam:

- Ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng;

- Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng được tính liên tục thì ngày vào Đảng tính từ lần thứ nhất;

- Nếu tuổi Đảng không tính liên tục thì ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.

17. Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội:

Ghi ngày, tháng, năm tham gia tổ chức Đoàn, Hội,…và ghi rõ làm việc gì trong tổ chức.

18. Ngày nhập ngũ:

- Ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội hoặc công an [nếu có].

- Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.

19. Danh hiệu được phong tặng cao nhất:

Danh hiệu anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân, ưu tú,… [nếu có] và năm được phong tặng.

20. Sở trường công tác:

Làm việc gì thì thích hợp nhất, có hiệu quả nhất [công tác Đảng, đoàn thể; quản lý kinh tế, hành chính, doanh nghiệp; sở trường nghiên cứu về…, giảng dạy về…; nghệ nhân gì, viết văn, họa sĩ, ca sĩ, diễn viên, vận động viên,…].

21. Khen thưởng:

- Thời gian khen thưởng: tháng/năm.

- Nội dung và hình thức khen thưởng: khen thưởng về thành tích gì, hình thức như: Giấy khen, Bằng khen, Huy chương, Huân chương.

- Cấp quyết định khen thưởng.

22. Kỷ luật:

- Thời gian bị xử lý kỷ luật: tháng/năm.

- Lý do và hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

- Cấp quyết định kỷ luật

23. Tình trạng sức khỏe:

Tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại [Tốt, trung bình, kém]; có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.

24. Là thương binh hạng:

Ghi rõ là thương binh hạng mấy trên mấy [nếu có]. Trường hợp là con gia đình thuộc diện chính sách, thì ghi rõ là con thương binh, con liệt sĩ, con người nhiễm chất độc da cam Dioxin,…

Chủ Đề