Nghị định 78 2023

Sáng 23-9, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78 ngày 4-10-2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có các ông: Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội [NHCSXH]; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh.

Đại diện Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội trao tượng trưng 500 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh.

Đến ngày 31-8, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.703 tỷ đồng, tăng hơn 3.554 tỷ đồng so với năm 2002 [tăng 24 lần]. Nguồn vốn tín dụng đã giúp hơn 653.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay hơn 11.500 tỷ đồng.


Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hữu Hoàng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả tín dụng chính sách trong thời gian tới. Trong đó, cần ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn; quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.


Nhân dịp này, Bộ Xây dựng tặng bằng khen cho 1 tập thể, 2 cá nhân của NHCSXH tỉnh đã có thành tích trong công tác phối hợp triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách; UBND tỉnh tặng bằng khen cho 10 tập thể và 5 cá nhân; nhiều tập thể, cá nhân được NHCSXH và các cấp hội khen thưởng, vinh danh. Công đoàn NHCSXH ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh.


H.DUNG

 

Sau 20 năm triển khai Nghị định 78 của Chính phủ trên địa bàn thành phố Tam Điệp đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Vai trò của tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo. Thông qua đó đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu.

Chị Phan Thị Nhường, thôn Đoàn kết, xã Yên Sơn chăm sóc đàn bò sinh sảnTrước đây gia đình chị Phan Thị Nhường, thôn Đoàn kết, xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp là 1 trong những hộ nghèo của xã. Một mình nuôi 2 con ăn học, toàn bộ chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ trông vào công việc đồng áng. Nghị định 78 của Chính Phủ như một chiếc phao cứu sinh đối với gia đình chị và nhiều hộ nghèo trên địa bàn xã. Qua bình xét chị được vay số tiền 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách ưu đãi. Từ số vốn đó, chị đầu tư nuôi bò sinh sản, quy hoạch lại khu vườn rộng hơn 2,5 ha để trồng các loại cây ăn quả, rau màu các loại. Nhờ chịu thương chịu khó nên kinh tế ngày một khấm khá lên. Sau khi đã thoát nghèo chị lại tiếp tục được vay 100 triệu đồng để mở rộng và phát triển mô hình một cách bền vững. Ngoài tạo việc làm ổn định cho bản thân, còn giải quyết việc làm cho 3-4 lao động địa phương. Các sản phẩm nông sản đều có đầu ra ổn định.

Tín dụng ưu đãi không chỉ giúp những hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế, mà trong thời gian qua đã giúp cho nhiều gia đình được vay vốn học sinh, sinh viên tạo điều kiện cho các em được học tập và trưởng thành. Như gia đình anh Nguyễn Bá Công ở tổ 4, phường Bắc Sơn. Anh làm nghề sửa chữa điện tử, vợ bán hàng tạp hóa tại chợ, điều kiện kinh tế cũng không dư giả, vì vậy việc nuôi 2 người con ăn học cũng rất vất vả. Được tạo điều kiện cho vay vốn học sinh, sinh viên đã giúp các cháu có trang thiết bị phục vụ việc học tập được tốt hơn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trong quá trình làm hồ sơ vay vốn. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thành phố với 9 Điểm giao dịch tại 9 xã, phường, 150 Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập tại các thôn, tổ dân phố giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả xã hội trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2021 toàn thành phố chỉ còn 0,64% hộ nghèo. Để tạo thêm nguồn lực cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách, tạo việc làm, chống tái nghèo, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, UBND thành phố ưu tiên bố trí mỗi năm ít nhất 02 tỷ đồng ủy thác sang Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thành phố nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Sau 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giải ngân cho 38.307 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố được vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Trong đó, có 9.524 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho 3.433 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 5 nghìn lao động, giúp cho 6.457 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, xây dựng cải tạo gần 19 nghìn công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây dựng 38 ngôi nhà cho hộ nghèo và 70 ngôi nhà ở xã hội. Khoảng cách giàu – nghèo được rút ngắn, người dân phấn khởi, cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương Tam Điệp ngày càng giàu đẹp./.

Đỗ Tho [nbtv.vn]

Chủ Đề