Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

DÀN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI

– Giới thiệu xuất xứ của nhân vật cần phân tích ( nhân vật trong tác phẩm nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?).

– Nêu khái quát đặc điểm của nhân vật cần nghị luận

–  Nêu giới thiệu khái quát về nhân vật

– Triển khai phân tích (hay cảm nhận) các đặc điểm của nhân vật theo yêu cầu của đề (Lai lịch, ngoại hình, tính cách, số phận….)

+ Tùy vào từng đặc điểm của nhân vật có trong tác phẩm để phân tích , cảm nhận

+ Mỗi một đặc điểm của nhân vật được phân tích (hay cảm nhận), được viết  thành một hay nhiều đoạn văn. Các đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp….) và được liên kết với nhau bằng các câu từ chuyển ý.

+ Khi phân tích, cần chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh làm rõ từng đặc điểm của nhân vật ( theo nguyên tắc : “nói có sách, mách có chứng”)

– Đánh giá chung về:

+ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật của nhà văn

+ Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của nhà văn

– Tính điển hình của nhân vật đã phân tích.

– Nhận xét, đánh giá chung những thành công và hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích

– Nêu khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

– Bước 1: Nêu khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận

– Bước 2: Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận những biểu hiện cụ thể về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà đề yêu cầu nghị luận.

 (Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạpvà được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)

III. Kết bài:

– Tóm lược và khẳng định nội dung đã phân tích.

– Đánh giá chung những thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật tác phẩm

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

Giaitoan8.com xin gửi mẫu Dàn ý Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật, đoạn trích tác phẩm, văn xuôi mà các em học sinh gặp nhiều khúc mắc trong quá trình hành văn của mình !!!

Nghị luận về một nhân vật hay một nhóm nhân vật trong đoạn trích tác phẩm hay văn xuôi rất hay có trong các bài kiểm tra, đề thi THPT Quốc Gia xưa và nay, để có thể phát triển nội dung trong bài văn của mình, các em hãy tham khảo dàn ý mẫu nghị luận về một nhân vật dưới đây nha.

Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

Dàn ý Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật, đoạn trích tác phẩm, văn xuôi.

a, Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả( nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm( đánh giá sơ lược tác phẩm), nêu nhân vật

- Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

b, Thân bài

- Tóm tắt tác phẩm

- Khái quát vào truyện

- Phân tích:

+ Lai lịch

+ Ngoại hình

+ Ngôn ngữ

+ Nội tâm

+ Cử chỉ, hành động

+ Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

+ Nội dung

* Hiện thực

* Nhân đạo

* Sự mới mẻ

+ Nghệ thuật

* Điểm nhìn

* Tình huống

* Tâm lý

- Mở rộng, liên hệ( nếu có)

c, Kết bài

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học

- Thông điệp tác giả muốn hướng tới

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật

+ Đặc điểm điển hình nhân vật

+ Phong cách, bút pháp tác giả

Giaitoan8.com mong tháo gỡ khó khăn trong quá trình học tập của các em. Các em có thể tham khao cách làm dạng Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm, văn xuôi. Chúc các em đạt thành tích tốt trong học tập !!

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌCI.Kỹ năng:Mở bài:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích ( vị trí nào trong tác phẩm )-Giới thiệu đặc điểm nhân vật-Nêu nhận xét, đánh giáThân bài:a) Giới thiệu nhân vật:hoàn cảnh, tình huốngb)-Triển khai từng luận điểm bằng cách đưa ra dẫn chứng va phân tích dẫnchứng làm rõ ( chỉ rõ giá trị nghệ thuật, giá thị nội dung)-Giữa mỗi luận điểm cần có sự chuyển ý, tạo sự liền mạch trong bài văn.c) Đánh giá:*Nhân vật: co những nét đẹp gì Nỗi khổ nào Đại diện cho tầng lớp nào trongxã hội*Nghệ thuật:-Miêu tả nhân vật:+ Miêu tả hình dáng bên ngoài : cử chỉ, hành động, lời nói,...+Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật:ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoạinội tâm,...-Xây dựng tình huống:-Cách đặt nhan đề tác phẩm* Thái độ của tác giả:-Ca ngợi, trân trọng, cảm thông,...-Lên án, tố cáo,..Kết bài:-Nhận xét, đánh giá về giá trị nghệ thuật, nội dung-Nâng cao-Mở rộngII. Một số đề tham khảo:Đề 1:Các nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân:I/ Nhân vật Tràng :.+ Tràng là một trong ba nhân vật trung tâm trong truyện ngắn « Vợ nhặt »của Kim Lân.+ Xuất hiện trong tác phẩm, Tràng là một người đàn ông nghèo khổ,bấthạnh nhưng giàu tình người và khát vọng hạnh phúc.Điều đó được thểhiện qua câu chuyện nhặt vợ của anh giữa ngày đói.1/Về lai lịch, ngoại hình ,tính cách:- Tràng vốn là một gã trai nghèo, sống ở xóm ngụ cư, có mẹ già và làmnghề đẩy xe bò mướn.- Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, thô kệch với “ cái đầu trọcnhẵn”; “cái lưng to rộng như lưng gấu”; “ hai con mắt gà gà, nhỏ tí” lúcnào cũng đắm vào bóng chiều của hoàng hôn.- Tính tình của Tràng lại có phần “dở hơi” nhưng tốt bụng, hay vui đùa vớitrẻ con trong xóm.Tràng có một cảnh ngộ thật bất hạnh và tội nghiệp.2/ Vẻ đẹp tình người và khát vọng hạnh phúc của Tràng qua câuchuyện nhặt vợ:a.Tình huống nhặt vợ của Tràng :Tràng có vợ bằng cách “nhặt” được chỉ qua hai lần gặp gỡ, vài câu nóiđùa và bốn bát bánh đúc giữa ngày đói. Tình huống độc đáo, đùa mà thật ,thật mà cứ như đùa.b.Diễn biến tâm lý, tính cách ,hành động của Tràng trước và sau khinhặt vợ:- Khi nhặt vợ :+ Lúc đầu, khi người phụ nữ đói nghèo, rách rưới đồng ý theo khôngTràng về làm vợ, Tràng không phải không biết “chợn”: “Thóc gạo này đếncái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không , lại còn đèo bòng”.+ Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi “Chậc,kệ!”.Tràng chấp nhận đánh liều vớihoàn cảnh và số phận vì : Người đàn bà cần Tràng để có một chỗ dựa quathì đói kém, còn Tràng cũng cần người phụ nữ nghèo ấy để có vợ và đểbiết đến hạnh phúc.- Trên đường đưa vợ về nhà, Tràng thật sự vui và hạnh phúc : mặt“phớn phở”, “mắt sáng lên lấp lánh”, “miệng cười tủm tỉm”; “ Trong mộtlúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cảđói khát đang đe doạ…Trong lòng hắn, lúc này chỉ còn tình nghĩa với ngườiđàn bà đi bên.Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ôngấy…” …- Chỉ sau một ngày “nên vợ nên chồng”.+ Tràng thấy mình đổi khác “ trong người êm ái , lửng lơ như người từgiấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ như khôngphải”.+ Tràng thấy thương yêu và gắn bó với căn nhà; “Hắn đã có một giađình.Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Cái nhà như tổ ấm che mưa chenắng…Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải locho vợ con sau này…”+ Tràng muốn dự phần tu sửa căn nhà . “Hắn xăm xăm chạy ra giữasân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.+ Tràng đã thật sự thay đổi về số phận lẫn tính cách : từ đau khổ sanghạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức.+ Cuối tác phẩm, trong suy nghĩ của Tràng “ cảnh những người nghèođói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp.Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.Đoànngười đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ Việt Minh.Đây là hiện thực nhưngcũng là ước mơ về một tương lai hướng về Đảng về cách mạng của Tràngvà những người như Tràng.* Đánh giá chung về nhân vật Tràng:- Kim Lân miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng xoay quanh tình huống nhặtvợ hết sức đặc biệt.Cũng từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớntrong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm :Những người đói, họkhông nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống.- Cũng qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, nhà văn giúp ngườiđọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao độngnghèo : đó là vẻ đẹp tình người và niềm tin tưởng vào tương lai.- Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã bộc lộ được khả năng miêu tả tâm lýnhân vật và ngòi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn.II/ Nhân vật người vợ nhặt- Hiện lên trong tác phẩm, người phụ nữ được Tràng nhặt về làm vợcó cảnh ngộ nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnhliệt .- Điều đó được thể hiện qua việc chị chấp nhận theo không một người đànông về làm vợ giữa ngày đói.1/Về lai lịch, ngoại hình :- Xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròntrĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghềnghiệp…- Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọiphiếm định giành cho chị và tất cả những người phụ nữ có cảnh ngộ và sốphận đáng thương và tội nghiệp như chị.- Chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là nhữngnét không mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngựcgầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.2/ Về tính cách :a/ Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏnglỏn, táo bạo và liều lĩnh :+ Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và“liếc mắt cười tít” với Tràng.+ Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn“đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khiđược Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánhđúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…+ Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách củacon người.--> nhà văn thật sự xót xa và cảm thông cho cảnh ngộ đóinghèo của người lao động.b/ Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật củamình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang :- Trên đường theo Tràng về nhà: chị hiện lên với dáng vẻ bẽn lẽn đếntội nghiệp khi đi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng ( thị đi sau Tràng babốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn” , ngượngnghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia”...) thật tội nghiệp, đángthương…- Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhàkhang trang, sạch sẽ. Hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo,biết thấu hiểu và cảm thông cho cảnh ngộ nhà chồng.- Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra am hiểu về thời sự khikể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóccủa Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềmhy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.* Đánh giá chung :- Tóm lại, người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi,không người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tìnhnhân ái của Tràng và mẹ Tràng.- Xây dựng nhân vật vợ Tràng, nhà văn tố cáo xã hội đẩy con người đếncảnh ngộ rẻ rúng vì đói khát.III/ Nhân vật bà cụ Tứ.- Cũng như Tràng và người vợt nhặt, bà cụ Tứ là một trong ba nhân vậttrung tâm trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân…- Xuất hiện trong tác phẩm, bà cụ Tứ là một người mẹ già, nghèo khổnhưng giàu tình thương con và giàu lòng nhân hậu. Điều đó được thểhiện qua diễn biến tâm trạng của bà cụ trước sự việc con trai bà nhặt đượcvợ giữa ngày đói :1.Vài nét về cuộc đời của bà cụ :Trong tác phẩm, bà cụ Tứ hiện lên là một người đàn bà nông dân,hồn hậu và có một cuộc đời thật nhiều thương cảm : nhà nghèo, goábụa, sống gian khổ, thầm lặng.2.Bối cảnh – tình huống và diễn biến tâm trạng của bà cụ:- Bối cảnh xuất hiện của nhân vật: Bà cụ Tứ lần đầu tiên xuất hiệntrong thiên truyện là lúc bóng hoàng hôn tê tái phủ xuống xóm Ngụ cư giữangày đói. Cùng lúc đó, người con trai đáng thương của bà làm nghề đẩy kéoxe trên huyện, đưa một người đàn bà lạ về nhà.- Diễn biến tâm trạng của bà cụ trước việc Tràng nhặt vợ:a. Khởi đầu , bà ngỡ ngàng - ngỡ ngàng trước việc có một người phụnữ lạ xuất hiện trong nhà mình. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ được nhàvăn diễn tả bằng hàng loạt những câu nghi vấn: “Quái sao lại có ngườiđàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giườngthằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình mình bằng u?...”Thái độngạc nhiên của người mẹ, phải chăng cũng là nỗi đau của nhà văn trước mộtsự thật : chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sựnhạy cảm vốn có trước hạnh phúc của con .b. Sau khi hiểu ra là con trai đã có vợ, bà lão không nói gì màchỉ “cúiđầu im lặng”- một sự im lặng chứa đầy nội tâm : đó là niềm xót xa, buồnvui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn . Bà mẹ đã tiếp nhận hạnh phúc của conbằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ýthức sâu sắc trước hoàn cảnh.- Bằng lòng nhân hậu thật bao dung của người mẹ, bà nghĩ :“Biếtrằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”.Trongchữ “chúng nó” , người mẹ đã đi từ lòng thương con trai để ngầm chấp nhậnngười đàn bà lạ làm con dâu của mình.- Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo , tạo thành một trạng thái tâm lýtriền miên day dứt : bà nghĩ đến bổn phận chưa tròn , nghĩ đến ông lão, đếncon gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời mình, nghĩ đến tương lai của con …đểcuối cùng dồn tụ bao lo lắng – yêu thương trong một câu nói giản dị :“ Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”c. Đặc biệt là sau một ngày con trai có vợ, người mẹ giàu lòng thươngcon ấy thật sự vui và hạnh phúc trước hạnh phúc của con : bà cùng condâu dọn dẹp, thu vén căn nhà ; trong bữa cơm ngày đói, bà toàn nói chuyệnvui để xua đi thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sốngcho con :“ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà …”.- Thật cảm động, khi Kim Lân để cái ánh sáng kỳ diệu của tình mẫu tửtoả ra từ nồi cháo cám : “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”.Chữ ‘ngon” nàykhông phải là xúc cảm về vật chất ( xúc cảm về vị cháo cám) mà là xúc cảmvề tinh thần : ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chátcủa cháo cám thành ngọt ngào .- Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ trong hoàn cảnh ấy vẫn là niềm vuitội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với nồi cháo cám “đắng chát vànghẹn bứ”.* Đánh giá chung :- Nhân vật bà cụ Tứ là một nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tình ngườivà lòng nhân ái mà Kim Lân đã gửi gắm trong tác phẩm “ Vợ nhặt”.- Thành công của nhà văn là đã thấu hiểu và phân tích được nhữngtrạng thái tâm lý khá tinh tế của con người trong một hoàn cảnh đặc biệt.Vượt lên hoàn cảnh vẫn là một vẻ đẹp tinh thần của những người nghèokhổ.=>“Vợ nhặt” là ca về tình người của những người nghèo khổ, đã biếtsống cho ra người ngay giữa thời túng đói quay quắt .Đề 2:Nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng Aphủ” của Tô Hoài:- Mỵ là một trong hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồngAphủ” của nhà văn Tô Hoài.- Xuất hiện trong tác phẩm , Mỵ là một cô gái trẻ trung , có cuộc sốngkhổ nhục và số phận nô lệ nhưng lại tiềm tàng một sức sống và khátvọng tự do mạnh liệt. Cụ thể:1/ Trước khi bị bắt về làm dâu trừ nợ cho thống lý Ptra,Mỵ là một côgái :- Trẻ trung,yêu đời, có khát vọng hạnh phúc.- Cần cù lao động,hiếu thảo với cha.- Có tài thổi kèn lá, được nhiều trai bản yêu mến…Lẽ ra Mỵ phải được sống hạnh phúc.2/Từ khi Mỵ bị bắt về làm dâu trừ nợ :a.Cuộc sống cùng khổ, bế tắc của Mỵ:- Về thể xác :+ Mị bị đối xử chẳng khác gì nô lệ : bị bóc lột tận cùng sức laođộng (“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặc đay, xe đay,đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi lúc bung ngô, lúc nào cũnggày một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốtnăm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu làm có có lúc , đêm nó còn đượcđúng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi đầu vào côngviệc cả đêm cả ngày”)+ Bị A Sử đánh đập hành hạ, trói đứng.Mị bị đẩy vào tình trạng câm lặng , “Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa”,thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa.- Về tinh thần :+ Cuộc sống tinh thần của Mị trong nhà thống lí Pá Tra bị định đoạtbằng buổi cúng ma ( bị thần quyền đe dọa).+ Hôn nhân không tình yêu (Mị phải sống với A Sử- một người mà Mịkhông hề có tình yêu thương) với người phụ nữ, đây là bi kịch .+ Mị bị giam hãm trong một không gian chật hẹp : ở trong cáibuồng “ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nàocũng trong ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”–căn buồng gợi lên không khí tù túng, chập hẹp như một nhà tù giam hãmcuộc đời Mị .+ Mị mất hết cảm giác, thậm chí mất hẳn đời sống ý thức, sống mà nhưchết (“ lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi”; “ lùi lũi như con rùa nuôitrong xó cửa”.)=> Mị thật sự bị đẩy vào tình trạng cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinhthần.c. Sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc của Mị ( thể hiện qua 3 lầnMị phản kháng chống lại số phận) :- Lần 1 : Mị định ăn lá ngón để tự tử -> ý thức về cuộc sống tủi nhục củamình> không chấp nhạn kiếp sống “ người-vật” -> Mị tìm đến cái chết nhưmột phương tiện giải thoát chính là hành động để khẳng định lòng ham sống,khát vọng tự do của mình.- Lần 2 : Trong đêm tình xuân,Mị muốn đi chơi:+ Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong quákhứ .+ Mị lấy rượu ra uống “ ừng ực từng bát”- Phải chăng Mị đang uống khátkhao, mơ ước, căm hận vào lòng.+ Khát vọng sống bừng lên trong Mị “ Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mịmuốn đi chơi”.+ Mị thấy phơi phới trở lại, đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng bỏvào đĩa đèn cho sáng -> thắp sáng niền tin, từ giã tăm tối.+ Mị lấy váy áo định đi chơi. Bị A Sử trói vào cột nhà, Mị vẫn thả hồntheo cuộc chơi, tâm hồn Mị cứ bồng bềnh bay theo tiếng sáo…- Lần 3 :Đêm mùa đông, Mị cởi trói cho APhủ :+ Chứng kiến cảnh APhủ bị hành hạ có nguy cơ phải chết, lúc đầu Mịkhông quan tâm “ dù APhủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi” ->Phải chăng đó là chứng tích của việc Mị bị đày đoạ một cách đau đớn cả vềthể xác và tinh thần làm cho Mị từ một phụ nữ nhân hậu trở thành vô cảm.+ Khi thấy “ dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xámlại” của APhủ, Mị đã xúc động.Thương mình, thương người -> Mị quyếtđịnh cởi trói cho APhủ.+ Mị đứng lặng trong bóng tối rồi chạy theo APhủ trốn khỏi Hồng Ngàivới một lí do “ Ở đây thì chết mất”-> hành động tự giải thoát khỏi số phậntăm tối của Mị hoàn toàn mang tính tự phát : Cởi trói cho APhủ cũngchính là Mị đã cởi trói cho cuộc đời mình.Chấp nhận cuộc sống trâungựa và khao khát được sống một cuộc sống của con người ; khát vọnghạnh phúc đã giúp Mị chiến thắng số phận tăm tối.* Đánh giá chung về nhân vật Mỵ:- Cuộc đời, số phận và phẩm chất của Mỵ trong tác phẩm, tiêu biểu cho sốphận, phẩm chất của người dân lao động nghèo miền núi Tây Bắc dưới sự ápbức, bóc lột của bọn phong kiến chúa đất và thực dân, góp phần làm nên tưtưởng chủ đề của tác phẩm “Vợ chồng Aphủ”.- Cũng qua nhân vật Mỵ, người đọc cảm nhận được bút pháp “biện chứngtâm hồn” hết sức tinh tế, độc đáo và điêu luyện của Tô Hoài trong việckhắc họa chân dung của những người lao động bị áp bức bằng một cái nhìnấm áp, đầy tin yêu và trân trọng.Đề 3:Nhân vật T nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyện TrungThành:- TNú là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xôman,được xuất hiện trong tác phẩm “Rừng xà nu” bằng những nét độc đáo,giàu chất sử thi.1/ Về lai lịch : Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làngXô Man cưu mang- đùm bọc.2/ Phẩm chất, tính cách:- Tnú đã giác ngộ cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng từnhỏ ,thông minh, gan dạ, giàu tự trọng... ( vào rừng cùng Mai tiếp tế chocác cán bộ;làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sônglựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”.- Bị giặcbắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ragiữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt, bị đốt mườiđầu ngón tay vẫn không kêu than...- Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vàođầu -> lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao.- Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng củaTnú.- Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân+Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man( tấm lưng chằng chịt nhữngvết chém, hai bàn tay bị đốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giếthại...) Tnú không khuất phục, kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để cầmsúng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước.- Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao: Xa bản làng ba năm, tuynhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về vàchỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép.- Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng:+ Yêu thương vợ con: Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã mananh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàngchục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bâygiờ là hai cục lửa lớn”--->Yêu thương – căm thù đốt cháy trong hai con mắt- một chi tiết dữ dội, bi thương.+ Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng,Tnú nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo....cũng chính vì tình yêu quêhương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịu nhiều đau thương....vì sự yênbình của quê hương, đất nước.+ Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lýmà còn bởi tính triết lý mà còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng.- Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ámảnh : Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời:+ Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữanh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lênbụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy màkhóc khi Tnú thoát ngục trở về .....+ Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác vàlòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo(mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy củadân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầmsúng lên đường trả hận....* Đánh giá chung về nhân vật :- Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con ngườimang ý nghĩa cuộc đời của một dân tộc.Nhân vật Tnú mang đậm tính sửthi – nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử.- Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫnlà kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùng trong trường ca Đam San, XinhNhã của núi rừng Tây Nguyên.- Tnú là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời của Tnú tiêu biểucho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương,phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu.- Hình tượng Tnú, với cuộc đời và số phận đầy bi tráng đã thể hiện cụthể mâu thuẫn không đội trời chung giữa những người dân cách mạngTây Nguyên với lũ giặc độc ác, man rợ, cắt nghĩa sâu sắc lí do tại saongười Tây Nguyên (và cả đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mĩ) lạivùng dậy như thác đổ bão lay quyết chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc riêngtư và hạnh phúc cộng đồngĐề 4:Nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong giađình” của nhà văn Nguyễn ThiChiến và Việt – “khúc hạ nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình.* Nét tính cách chung của hai chị em:- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đauthương ( cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gâynên) căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí : trả thù cho ba má , cho quêhương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc.-Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em ( tình cảm này được thểhiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đườngnhập ngũ) .- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm . Đánh giặc làniềm say mê lớn nhất của hai chị em và cũng là của tuổi trẻ miền Nam .- Hai chị em có những nét ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con ( giành nhaubắt ếch, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòngquân..)* Nét riêng ở từng nhân vật:* Chiến - hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn :+ Sinh ra trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh nên Chiến già dặnhơn so với tuổi .+ Mẹ mất , Chiến trở thành một người đảm đương tất cả chuyện giađình ( chuyện ruộng vườn, chuyện nhà cửa, chuyện bàn thờ, chuyện bànđịnh việc nhà, việc nước với em trai)+ Chiến mang hình dáng và tính cách của má Việt ( thân người to vàchắc nịch – thân hình của người sinh ra để gánh các, chống chọi, để chịuđựng và chiến thắng; biết lo liệu, toan tính việc nhà ý hệt má…)+ Biết nhường nhịn em ; hồn nhiên , trẻ trung , thích làm duyên, (vào bộ đội, Chiến mang theo chiếc gương soi).+ Chiến còn là một cô gái đầy ý thức trách nhiệm với quê hương,đất nước ( yêu thương bà con làng xã, quyết lên đường tham gia chiến đấuvì ý thức trách nhiệm với gia đình và quê hương bằng một tinh thần quyếtchiến “Nếu giặc còn thì tao mất”)=> Chiến là một mẫu nhân vật nữ tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ :giỏi giang, hiếu thảo, hết lòng yêu thương gia đình, quê hương .Là ngườicon gái kết tinh trong mình truyền thống chống giặc ngoại xâm của dântộc.* Việt – nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa rõ nét nhất từ tâm hồn,tính cách đến hành động.+ Việt có nhiều nét dễ thương của cậu bé mới lớn : lộc ngộc vô tư,hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động ( ở nhà : tranh phần hơn với chị; khi vàobộ đội, được anh em xem như em út; “giấu chị như giấu của riêng”…)+ Trong đánh giặc, Việt tỏ ra gan góc, dũng cảm ( khi bị thương, nằmmột mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn trong tư thế chờ giặc đến “Tao sẽchờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn mìnhtao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”)= > Có thể nói, lòng yêu nước – căm thù giặc luôn là thước đo quantrọng nhất về phẩm giá con người ở tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi.- Chiến và Việt là biểu tượng cao đẹp của lớp thanh niên trưởng thànhtrong khói lửa chiến tranh :+ Họ ý thức được sự mất mát mà kẻ thù gây racho gia đình và quê hương.+ Nỗi đau không làm họ nhụt chí mà càng mài sắc thêm ý chí căm thùgiặc.Đề 5:Nhân vật người đàn bà hàng chài Trong truyện ngắn “Chiếc thuyềnngoài xa” của Nguyễn Minh Châu- Xuất hiện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, người đàn bà hàng chài hiệnlên là một người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng lại giàu tình thươngcon và thấu hiểu lẽ đời.1/Về tên gọi : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định . Ý nghĩacủa cách gọi phiếm định : Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết baongười phụ nữ khác, họ cũng đang rất khốn khổ , tồn tại thật trên cõi đời này.2/ Cảnh ngộ : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bàlàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy,trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi ngoàibốn mươi, lại càng trở nên đậm nét ““khuôn mặt mệt mỏi”…Tội nghiệp, bất hạnh.3/ Tính cách và tấm lòng của chị:a/ Là một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng : bao lần bị chồngđánh vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chốngtrả, cũng không tìm cách trốn chạy”, và xem chuyện chịu đựng là một lẽđương nhiên mà những người đàn bà vùng biển như bà phải chấp nhận.Vớichị, muốn tồn tại thì phải chấp nhận.b/Là một người phụ nữ giàu tự trọng, thấu hiểu lẽ đời, có tình thươngcon vô bờ bến”:- Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lạicha bị người khách lạ phát hiện , chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vôcùng xấu hổ, nhục nhã”. .Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến vàthương xót ( kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị ) và chị “sống cho conchứ không thể sống cho mình”.- Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không hềđể ý, không hề bận tâm bởi chị là một người mẹ giàu lòng vị tha, chấpnhận hy sinh, thua thiệt về mình chứ không óan trách người khác, nên baonhiêu đau khổ ,chị đều gánh chịu “tình thương con cũng như nỗi đau, cũngnhư cái sự âm thầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời, hình như mụ chẳng baogiờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”.- Khi ở toà án huyện, chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu nhữngxúc cảm mới:+ Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góctường ở chốn công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng “con”và van xin “ conxin lạy quí toà…”Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp chốn công đường.+ Khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưnghô : “ Chị cám ơn các chú!...” một sự hoán đổi thật ý nghĩa : ở đây, lẽ đời đãthắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâmcủa một người mẹ giàu tình thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứquyền uy có sức công phá lớn điều này đã làm chánh án Đẩu và nghê sĩPhùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Người phụ nữ sâu sắc , thấu hiểu lẽđời , cảm thông chấp nhận san sẻ nỗi khổ với chồng . Với chị , hạnh phúcchính là vì con* Đánh giá chung về nhân vật :- Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”làhình ảnh điển hình cho số phận đau thương, bất hạnh của bao ngườiphụ nữ trong xã hội đang bị cái đói, cái nghèo,cái lạc hậu vâybủa. Nhưng điều quan trọng là từ trong cuộc đời tăm tối đau thương ấy củahọ, Nguyễn Minh Châu vẫn phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn – tínhcách của những người vợ ,người mẹ giàu lòng vị tha, giàu tình thươngcon và rất thấu hiểu lẽ đời.- Qua số phận, tính cách tâm hồn của người đàn bà hàng chài,nhà vănthể hiện tấm lòng cảm thông chia sẻ với người con người, những cảnh đờibất hạnh do tàn dư xã hội cũ để lại.- Đồng thời, qua đó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhàvăn : văn học phài gắn bó với cuộc đời…; nhà văn phải có cái nhìn cuộcđời một cách đa diện, nhiều chiều, tránh đơn giản, chủ quan.