Nghiên cứu khoa học về học kết hợp (Blended Learning)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHNghiên cứu và triển khai Blended Learningtrong đào tạo đại học - Tình huống tạiTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhMã số: CS-2016-43Chủ nhiệm:ThS. Võ Hà Quang ĐịnhThS. Đặng Thái ThịnhTP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12, NĂM 2016MỤC LỤCCHƯƠNG 1:TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU.......................................... 1CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÓSỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ............................................................................................... 32.1Bối cảnh chung trên thế giới .............................................................................. 32.2Bối cảnh chung tại Việt Nam ............................................................................ 7CHƯƠNG 3:CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ BLENDED LEARNING 113.1Thuật ngữ E-learning ....................................................................................... 113.2Thuật ngữ Blended Learning ........................................................................... 133.3Lịch sử ............................................................................................................. 133.4Các mô hình Blended Learning ....................................................................... 143.5Ưu điểm ........................................................................................................... 153.6Hạn chế ............................................................................................................ 173.7Tính cộng đồng ................................................................................................ 183.8Digital natives .................................................................................................. 183.9Công nghệ kỹ thuật thế kỷ 21 .......................................................................... 19CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP CỦA VIỆC THỰC HIỆN BLENDED LEARNINGTRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .................................................................................... 214.1Các bước triển khai Blened Learning: ............................................................. 214.2Lựa chọn công cụ ............................................................................................ 234.3Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 25CHƯƠNG 5:QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BLENDED LEARNING TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH (UEH) .................................... 275.1Thực hiện Blended Learning tại UEH ............................................................. 275.2Mô hình kỹ thuật và quá trình tích hợp hệ thống ............................................ 305.3Những tính năng hệ thống ............................................................................... 32iii5.4Kết quả ứng dụng Blended Learning tại UEH ................................................ 355.5Nhận xét – Đánh giá kết quả ........................................................................... 49CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 51TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 55PHỤ LỤC.............................................................................................................. 57ivDANH MỤC CÁC HÌNH ẢNHHình 1: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng khu vực tronggiai đoạn 2011 - 2016 ...................................................................................................... 3Hình 2: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng sản phẩmtrong giai đoạn 2011 - 2016 ............................................................................................ 4Hình 3: Tác động của quy mô E-learning (theo số lượng người dùng) đến cách thứctriển khai ......................................................................................................................... 5Hình 4: Tốc độ tăng trưởng E-learning theo từng khu vực trong giai đoạn 2012 - 2017......................................................................................................................................... 5Hình 5: Tốc độ tăng trưởng từ khóa “Blended Learning” trên Google .......................... 7Hình 6: Bản đồ các quốc gia sử dụng “Blended Learning” ............................................ 7Hình 7: Thống kê mức độ quan tâm về E-learning tại Việt Nam của Google Trendstrong vòng 5 năm gần đây ............................................................................................... 9Hình 8: Quy trình triển khai phần mềm theo Waterfall Model ..................................... 22Hình 9: Quy trình đăng ký lớp học phần ....................................................................... 29Hình 10: Quy trình định nghĩa/ điều chỉnh đề cương chi tiết môn học dùng LMS-UEH....................................................................................................................................... 29Hình 11: Mô hình kỹ thuật của hệ thống LMS-UEH .................................................... 31Hình 12: Vai trò của người học ..................................................................................... 33Hình 13: Ví dụ cây danh mục sơ đồ tổ chức của UEH trên LMS................................. 34Hình 14: Nhận thức về sử dụng LMS-UEH.................................................................. 38Hình 15: Lợi ích dạy - học từ hệ thống LMS-UEH ...................................................... 39Hình 16: Cảm nhận TRƯỚC khi sử dụng LMS-UEH .................................................. 41Hình 17: Cảm nhận SAU khi sử dụng LMS-UEH ........................................................ 42Hình 18: Kế hoạch - Đề xuất ........................................................................................ 43Hình 19: Chất lượng thông tin của hệ thống LMS-UEH .............................................. 46Hình 20: Chất lượng của hệ thống LMS-UEH ............................................................. 47Hình 21: Chất lượng dịch vụ của hệ thống LMS-UEH................................................. 48Hình 22: Kiến thức thu nhận từ hệ thống LMS-UEH ................................................... 48vDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 1: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT trong giáodục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học........................................................ 9Bảng 2: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT trong giáodục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học (tiếp theo) .................................... 10Bảng 3: Danh sách các phần mềm được khuyến khích sử dụng ................................... 23Bảng 4: Danh sách các công cụ được khuyến khích sử dụng ....................................... 24Bảng 5: Quy trình và các bước triển khai Blended Learning........................................ 30Bảng 6: Hạ tầng thiết bị sử dụng tại UEH .................................................................... 32Bảng 7: Bảng thống kê mô tả câu trả lời của giảng viên .............................................. 36Bảng 8: Mức độ khai thác hệ thống LMS-UEH ........................................................... 38Bảng 9: Mẫu đối tượng sinh viên .................................................................................. 43Bảng 10: Phân loại đối tượng sinh viên theo năm học.................................................. 45Bảng 11: Bảng thống kê mô tả câu trả lời của sinh viên............................................... 45viNghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhCHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨUXã hội ngày càng phát triển về mọi mặt và giáo dục cũng không nằm ngoàidòng chảy đó. Việc cải cách và đổi mới các phương pháp giáo dục trở thành điều tấtyếu. Tại Việt Nam, thực trạng triển khai phương pháp đào tạo truyền thống vẫn cònphổ biến. Nhiều báo cáo giáo dục trong nước cũng chỉ ra những hạn chế nhất định củaphương pháp thầy giảng – trò chép. Một số phương pháp cải tiến được áp dụng nhằmtăng cường tính chủ động của người học như lấy người học làm trung tâm, kết hợpviệc sử dụng công nghệ thông tin như bảng điện tử, máy chiếu hay phòng Lab tronggiảng dạy.Phương pháp đổi mới nổi bật có thể kể đến gần đây là E-learning – học trựctuyến qua mạng Internet. E-learning là phương pháp có nhiều ưu điểm so với phươngpháp truyền thống. Tuy nhiên, E-learning thường chỉ dừng lại ở mức cung cấp thôngtin, tài liệu cho người học là chủ yếu, chưa có sự kết hợp rõ ràng giữa phương pháptruyền thống và trực tuyến qua mạng.Blended Learning (phương pháp kết hợp giảng dạy truyền thống và E-learning)được báo cáo rằng hiệu quả hơn các lớp học face-to-face hay online thuần túy. Bằngcách kết hợp các ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, cácphương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thành công của sinh viên ở mứcđộ cao.Với Blended Learning, giảng viên sẽ hướng dẫn một phần và phần còn lại sinhviên sẽ làm việc trực tuyến không có giảng viên, sinh viên chủ động hơn và làm quenvới khái niệm mới dễ dàng hơn việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống.Blended Learning được cho rằng ít tốn kém hơn học trong các lớp học truyền thống,thậm chí là có tiềm năng cắt giảm được chi phí giáo dục. Blended Learning có thểgiảm chi phí bằng cách đặt những lớp học lên thế giới online và nó cơ bản thay thếđược cho các cuốn sách đắt đỏ với các thiệt bị điện tử mà sinh viên có thể tự mang đếnlớp. E-textbooks, thứ mà chúng ta có thể tiếp cận bằng kỹ thuật số có thể giúp làmgiảm chi phí cho những cuốn sách giấy thông thường (Scardamalia và Bereiter, 2003).Các bài kiểm tra kiến thức trong phương pháp Blended Learning được chấm tự động,cung cấp phản hồi tức thời. Quá trình sinh viên đăng nhập và thời gian làm việc cũngđược đo lường để đảm bảo trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, phương pháp Blended1Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhLeaning còn tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dạy và người học, điều kiện cơ sởvật chất, đồng thời chất lượng giáo dục được gia tăng.Trước sự phát triển và yều cầu của xã hội, ngày 22/04/2016 bộ Giáo dục và Đàotạo đã ban hành thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT về việc quy định Ứng dụng Côngnghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, trong đó đã đề cập đếnphương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao hiệu quả công tácgiảng dạy và chất lượng giáo dục.Trước những yêu cầu nêu trên cũng như những hiệu quả từ việc áp dụngphương pháp Blended Learning đã tạo động lực cho nghiên cứu này được triển khai.Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra các ưu điểm của phương pháp Blended Learningmang lại, bên cạnh đó nhóm cố gắng xác định hướng áp dụng phương pháp này tạiViệt Nam nói chung, và trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.2Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠOCÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ2.1 Bối cảnh chung trên thế giớiSự gia tăng về chi phí chi trả cho E-learning toàn cầu trong những năm gần đâydiễn ra rõ rệt và đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 và 51.5 tỷ USD trong năm 2016.Khu vực tăng cao nhất là châu Á, theo sau là Đông Âu và cuối cùng là châu Mỹ.Hình 1: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng khu vựctrong giai đoạn 2011 - 2016(Nguồn: E-Learning Market Trends & Forecast 2014 - 2016 Report)Điện toán đám mây đã thay đổi cách nhìn của các tổ chức giáo dục khi có sựchuyển dịch mạnh mẽ từ việc đầu tư trang thiết bị sang thuê các dịch vụ đám mây.Khái niệm phần mềm hướng dịch vụ (Software as a service) được phát triển mạnh mẽtrong các năm gần đây đặc biệt trong giai đoạn 2014-2015. Riêng dịch vụ này đạt 22 tỷUSD trong toàn bộ ngân sách cho E-learning (Theo Docebo (2016, March). Nghiêncứu cũng chỉ ra lý do phần mềm hướng dịch vụ phát triển mạnh mẽ là:-Tốc độ triển khai rất nhanh-Tiết kiệm ngân sách đầu tư-Tiết kiệm chi phí hoạt động3Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhHầu hết các giải pháp E-learning vừa và nhỏ đều lựa chọn cách thức xây dựngtheo mô hình phần mềm hướng dịch vụ, trong khi các giải pháp E-learning lớn lạimuốn tự triển khai hệ thống.Hình 2: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng sản phẩmtrong giai đoạn 2011 - 2016Nguồn: Docebo (2016, March)Theo nghiên cứu của IDC, số lượng tỷ lệ máy tính cá nhân PC trong thiết bịmáy điện tử giảm 28.7% trong năm 2013 sang 13% vào 2017 để nhường chỗ cho cácthiết bị di động tăng từ 59.5% lên 70.5%. Đây là động lực rất lớn cho việc phát triểnhình thức học trực tuyến qua mạng và nhất là thiết bị di động. Dự báo sự phát triển củacác hệ thống E-learning trong năm 2017 và 2018 là 23.17%.Thống kê sau cho thấy sự phát triển của quy mô E-learning (theo số người dùng) tácđộng đến cách thức triển khai của nó.4Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhHình 3: Tác động của quy mô E-learning (theo số lượng người dùng) đến cách thứctriển khaiNguồn: Docebo (2004, March)Việc ứng dụng E-learning trong đào tạo được diễn ra ở nhiều khu vực: khu vựccác trường đại học, khu vực doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên. Trong đó khuvực trường học chiếm tỷ trọng rất cao 88%, trong khi việc ứng dụng cho doanh nghiệplà 12%.Hình 4: Tốc độ tăng trưởng E-learning theo từng khu vực tronggiai đoạn 2012 - 20175Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhXét về khu vực Châu Á, đây là khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đạt 5.2 tỷUSD trong năm 2011 và tăng thành 11.5 tỷ USD trong năm 2016. Dẫn đầu trong khuvực là Ấn Độ với mức tăng trưởng về nội dung số phục vụ cho E-learning. Nhữngnhân tố sau đây được phân tích là có hiệu quả tác động đến sự phát triển của Elearning trong khu vực (Docebo (2016, March):-Sự phát triển của Internet băng thông rộng cho giáo dục: đây là nền tảng cơ sởcho phát triển bởi Internet giữ vai trò là xương sống của toàn bộ quá trình.-Cơ chế chính sách về giáo dục: ở Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore đều cónhững chính sách khuyến khích sự phát triển của E-learning và hạn chế đi lại tạicác trung tâm lớn.-Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thiết bị trong trường học: là cơ sở hạ tầng cốtlõi để các trưởng mạnh dạng triển khai E-learning tại mỗi đơn vị và có khả năngphục vụ lượng truy cập đông từ sinh viên từ khắp nơi.-Thiết kế nội dung số: sự chuyển đổi từ giảng dạy truyền thống sang giảng dạycó sự hỗ trợ cộng tác của thiết bị điện tử như trình chiếu, bảng thông minh, yêucầu cần có bài giảng thiết kế lại cho phù hợp trên thiết bị trình chiếu. Ở mức độcao hơn, nội dung bài giảng tương tác là các tài liệu số cho E-learning đòi hỏimột sự kỳ công trong thiết kế.-Tăng cường sự phát triển của Đại học trực tuyến: khi E-learning phát triển đếnmột xu hướng có thể tự vận hành một mình thì Đại học trực tuyến ra đời. Môhình này phát triển rất mạnh ở Mỹ và Ấn Độ. Tuy có nhiều đánh giá không tốtảnh hưởng đến uy tín của cả mô hình nhưng một số tổ chức tổ chức đào tạo rấtcó chất lượng như: Kaplan University, Liberty University Online, SouthernNew Hampshire University Online, Capella University… Các trường này đượcthống kê đầy đủ tại: http://www.guidetoonlineschools.com/online-schoolsMô hình Blened Learning được hầu hết các trường tổ chức, nguồn thống kê củaGoogle Trends cho thấy từ khóa “Blended Learning” có 4.2 triệu kết quả trong đóđược tìm kiếm gia tăng trong 5 năm ở lại đây.6Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhHình 5: Tốc độ tăng trưởng từ khóa “Blended Learning” trên GoogleNguồn: Google TrendsTrong đó các quốc gia có mức độ sử dụng Blended Learning cao như Malaysia,Netherlands, Đức, Mỹ, Canada và Việt Nam chưa xuất hiện trên bản đồ BlendedLearning.Hình 6: Bản đồ các quốc gia sử dụng “Blended Learning”Nguồn: Google Trends2.2 Bối cảnh chung tại Việt NamTrong thời kì hội nhập và phát triển, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai tròquan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa mà đặc biệt phải nói đếngiáo dục và đào tạo. Tháng 2/2016, Microsoft đã đưa ra công bố về kết quả khảo sát tạiChâu Á – Thái Bình Dương về tầm ảnh hưởng của công nghệ trong cải tiến phươngpháp sư phạm. Theo đó, 95% các chuyên gia giáo dục đồng tình vai trò quan trọng củacông nghệ và 100% thừa nhận công nghệ sẽ là chìa khóa then chốt trong chuyển đổigiáo dục tiên tiến và truyền cảm hứng cho người học trong thời đại mới với 3 ưu thế:nâng cao trải nghiệm học tập, nâng cao hiệu quả giảng dạy và nâng cao tần suất tươngtác với người học.7Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNhìn chung trên thế giới, việc áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đãkhông còn xa lạ, những sản phẩm phần mềm, thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc giảngdạy, học tập ngày càng được phát triển hơn, thông minh hơn, thân thiện hơn với ngườidùng. Áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo như một ngành cần nghiên cứu vàphát triển nhằm phục vụ cho việc giáo dục.Việt Nam là một trong những nước nằm trong bảng xếp hạng có tốc độ phát triểncông nghệ cao nhất khu vực. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao còn rất hạn chế. Chínhvì thế, các nhà giáo dục đã ứng dụng nhiều cách để làm cho bài giảng thêm sinh động,kích thích khả năng tiếp thu, sáng tạo của người học, người dạy có thể tự do phát triểnbài giảng, hơn thế nữa tiết kiệm được thời gian học và dạy học, nguồn tài liệu giảngdạy sẽ phong phú hơn, không bị hạn hẹp trong quyển sách giáo khoa khô khan. Việcáp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạymà còn tin học hoá quy trình giảng dạy, giúp cho công việc của người dạy bớt rườm ràvà ít thủ tục giấy tờ hơn, tạo ra nhiều mô hình giảng dạy phù hợp hơn để phù hợp vớibước tiến của xã hội.Tại Việt Nam, trong năm 2008 – 2009 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động“Năm học CNTT” nhằm tạo ra bước đột phá trong đổi mới giáo dục. Việc áp dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục mới được áp dụng và phổ biến rộng rãi khắp cảnước trong những năm gần đây, tuy muộn nhưng ngày càng phát triển và đóng vai tròquan trọng trong nền giáo dục, đặc biệt là các mô hình giảng dạy dựa trên công nghệthông tin cũng được phổ biến rộng rãi tại các trường. Nhằm thích ứng với nền giáo dụcphát triển thời đại mới, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghê,đặc biệt là Internet vào chương trình dạy và học đã trở thành mục tiêu quan trọng hàngđầu. Thông qua đó, giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận bài giảng bằng cách truy cậptrên hệ thống mạng, người học có thể dễ dàng tương tác với giảng viên qua nhữngvideo đăng tải, những bải giảng online. Điều này giúp cho quá trình giảng dạy tại lớp ítáp lực hơn. Bên cạnh đó, giảng viên có thể cập nhật thông tin bài vở, hạnh kiểm vàtương tác hiệu quả với các phụ huynh học sinh.Qua đó, chúng ta có thể thấy, công nghệ thông tin không chỉ hỗ trợ một phần màngày càng có xu hướng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục, thay thế dần cácmô hình giảng dạy cũ, tạo ra các mô hình mới năng động hơn, hiện đại hơn.8Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhHình 7: Thống kê mức độ quan tâm về E-learning tại Việt Nam củaGoogle Trends trong vòng 5 năm gần đâyTheo thống kê của Google về E-learning trong đào tạo từ 5 năm trở lại thì TháiNguyên là nơi quan tâm nhiều nhất về E-learning, biểu đồ cũng chứng minh việc ápdụng công nghệ thông tin vào đào tạo tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh.Bảng 1: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTTtrong giáo dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại họcTheo thống kê của Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) và dựa trên mô hình 4 giai đoạn ứng dụng CNTT9Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhtrong giáo dục của UNESCO: giới thiệu/làm quen, áp dụng, lan truyền, chuyển đổi(UNESCO, 2005)Nhìn chung là những người được khảo sát cho rằng việc áp dụng CNTT ở trunghọc và đặc biệt là ở cao đẳng, đại học phát triển cao hơn so với tiểu học: đa số chorằng việc áp dụng CNTT hầu hết các lĩnh vực ở cấp tiểu học chỉ là giai đoạn giớithiệu/làm quen, ở các cấp cao hơn là giai đoạn lan truyền hoặc áp dụng.-Giá trị trung bình cao nhất là ở “cơ sở hạ tầng và các nguồn lực” (2,53) và“phương pháp dạy và học” (2,45) trong cấp đại học. Giá trị trung bình thấp nhấtlà ở “cơ sở hạ tầng và nguồn lực” (1,32), “CNTT trong chương trình giáo dụcquốc gia” (1,33) và “cộng đồng/quan hệ đối tác” (1,32) trong cấp tiểu học.-Ở lĩnh vực “cộng đồng/đối tác” và “đánh giá”, có duy nhất 1 người cho rằng cáccấp cao đẳng/đại học đang ở giai đoạn chuyển đổi. Các lĩnh vực khác ở các cấpkhác nhau, không có người nào cho rằng đã đạt được đến giai đoạn nàyBảng 2: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT tronggiáo dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học (tiếp theo)Cũng theo VVOB :-Có một người cho rằng một vài lĩnh vực đã ở giai đoạn chuyển đổi như“Chính sách, kế hoạch quốc gia về CNTT trong giáo dục” và “Bổ sung chochính sách quốc gia về CNTT và giáo dục”.-Những người còn lại cho rằng ở tất cả lĩnh vực giai đoạn tối đa là lan truyền.-Giá trị trung bình thấp nhất là ở lĩnh vực “tầm nhìn quốc gia về CNTT tronggiáo dục” (1,75).10Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhCHƯƠNG 3: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀBLENDED LEARNINGBlended Learning là một phương pháp kết hợp giữa giảng dạy truyền thống vàtrực tuyến – tương tự E-learning. Mặt khác, Blended Learning là một chương trìnhgiáo dục chính thức mà một sinh viên phải học ít nhất một phần thông qua việc chuyểnphát nội dung và lời hướng dẫn nhờ kỹ thuật số và truyền thông trực tuyến với một sốyếu tố kiểm soát sinh viên thông qua thời gian, địa điểm, đường dẫn hoặc tốc độ truycập. Blended Learning được sử dụng trong thiết lập phát triển chuyên nghiệp và đàotạo, cũng như chuyển đổi tri thức thành kỹ năng hữu ích và thực tiễn cho công việc cụthể. Định nghĩa của Blended Learning vẫn chưa tìm được sự thống nhất nên dẫn đếnsự khó khăn trong nghiên cứu về tính hiệu quả của nó trong các lớp học.3.1 Thuật ngữ E-learningE-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ đã tồn tại song song vớisự phát triển của Internet, nhưng so với giảng dạy truyền thống thì là khái niệm mới.Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểuvề E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việchọc tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệthông tin. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sửdụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video,audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp vớinhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến(chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video… Gắn với sự phát triển của công nghệ thôngtin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-learning có thể chia ralàm bốn thời kì như sau:• Trước thập niên 80: Khi máy tính còn đắt đỏ và chưa được sử dụng rộng rãi, vìvậy vai trò người thầy và giảng dạy truyền thống được nhấn mạnh, những kháiniệm về phương pháp giáo dục ứng dụng công nghệ chưa được đề cập đến.• Từ 1984 – 1993: Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tửvà nhóm phần mềm trình chiếu, nhưng chưa có mạng Internet. Giai đoạn này e11Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhlearning được hình thành với công nghệ CD-ROM (chép tập tin vào đĩa) vàtruyền tải bằng cách nhân bản các CD-ROM này. Tập tin trong các đĩa có thể làbài giảng, video, âm thanh. Bất cứ thời gian nào, người học có thể mua và tựhọc. Do đó sự hướng dẫn của giảng viên là hạn chế.• Từ 1993 – 1999: Phát triển mạnh mẽ của công nghệ Web và Internet. Ngoài racác dịch vụ trên Internet cũng tạo ra cuộc cách mạng như Email, Chat, Java. Sovới giai đoạn hiện nay, các hình thức này bị cản trở bởi tốc độ mạng Internetchưa cao, nhưng bước đầu cũng đã thay đổi được cách thức học một cách cơbản hướng đến học từ xa với thông tin cập nhật tức thời.• Từ 2000 – đến nay: Máy tính điện tử phát triển mạnh mẽ, Internet băng cộng vàthiết bị di động điện tử là những động lực và cơ sở cho E-learning phát triển.Ngày nay, thuật ngữ E-learning được nhắc nhiều đến và các cơ sở giáo dục triểnkhai E-learning với nhiều hình thức khác nhau.Có thể nói giai đoạn hiện nay là kỷ nguyên của E-learning với sự phát triển mạnhmẽ trong đào tạo với giá thành rẻ và hiệu quả cao thông qua hình ảnh, âm thanh, video,các công cụ trình bày sinh động.E-learning không những là truyền tải bài giảng mà còn gia tăng tính tương tác bổsung cho quá trình giảng dạy truyền thống. E-learning và Internet tạo ra môi trườngtrao đổi thông tin đa chiều và có thể cá nhân hóa với từng người học điều mà giảngdạy truyền thống rất khó đạt được.Dưới ảnh hưởng của kỷ nguyên bùng nổ thông tin, thuật ngữ “E-learning” đang trởnên phổ biến hơn bao giờ hết và gần như trở thành xu hướng chung trong giáo dục trêntoàn thế giới hiện nay. Cùng với sự phát triển công nghệ web, việc học dần trở nênsinh động với các bài giảng được tích hợp hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễntới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Công nghệ web thể hiệnkhả năng mang lại hiệu quả cao trong học tập, cho phép đa dạng hóa môi trường họctập. Tất cả những điều đó đã tạo nên cuộc cách mạng trong giáo dục với chi phí thấp,hiệu quả cao, tạo nên một làn sóng mạnh mẽ lan ra khắp thế giới.12Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh3.2 Thuật ngữ Blended LearningCác thuật ngữ “blended”, “hybrid”, "technology-mediated instruction," "webenhanced instruction," và "mixed-mode instruction" thường được sử dụng hoán đổicho nhau trong các văn bản nghiên cứu. Khái niệm của Blended Learning đã có mộtthời gian dài, song thuật ngữ của nó vẫn chưa được thiết lập một cách chắc chắn chođến đầu thế kỷ 21. Một trong số những trích dẫn sớm nhất về khái niệm xuất hiệntrong một ấn phẩm vào năm 1999, khi mà các trung tâm học tương tác, một công tygiáo dục thành lập ở Atlanta đã thông báo về sự thay đổi tên của mình sang EPICLearning. Tiêu đề đề cập rằng “Công ty hiện tại hoạt động 220 khóa học online nhúngsẽ bắt đầu đưa ra những chương trình dạy học sử dụng phương pháp học BlendedLearning. Ý nghĩa của Blended Learning rẽ rộng ra để bao gồm sự tổng hợp đa dạngtrong phương pháp học cho đến 2006, khi mà cuốn Handbook of Blended Learningđầu tiên của Bonk và Graham được xuất bản. Graham đã thách thức bề rộng và sự mơhồ về thuật ngữ định nghĩa, và định nghĩa “ hệ thống Blended Learning” như hệ thốnghọc mà “kết hợp chỉ dẫn trực diện với chỉ dẫn trung gian máy tính”. Hiện nay, sửdụng thuật ngữ Blended Learning liên quan “kết hợp máy tính và truyền thông kỹthuật số với các lớp học yêu cầu sự đồng thời có mặt của giảng viên và sinh viên”.3.3 Lịch sửĐào tạo dựa trên kỹ thuật nổi lên như một sự thay thế cho đào tạo có ngườihướng dẫn vào những năm 1960 trên các máy tính lớn và các máy nhỏ. Ưu điểm lớnnhất mà Blended Learning đưa ra là quy mô, nơi mà một người hướng dẫn chỉ có thểdạy cho nhiều người. Một ví dụ là PLATO (Programmed Logic for AutomaticTeaching Operations), một hệ thống được phát triển bởi Đại học Illinois và ControlData. PLATO có một chặng đường lịch sử dài trong cải tiến và đưa ra những khóa họctừ trình độ tiểu học cho đến cao đẳng. Đào tạo dựa trên các mainframe có một số giớihạn chung mở đường cho video trực tiếp dựa trên vệ tinh vào những năm 1970. Ưuđiểm ở đây là phục vụ cho những người không như người biết đọc máy tính. Tháchthức lớn nhất là chi phí yêu cầu để thực hiện việc này. Vào đầu những năm 1990, CDROMs nổi lên như một hình thức thống trị của cung cấp học tập dựa trên công nghệtrong khi băng thông qua modem 56k không có khả năng hỗ trợ video chất lượng âm13Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhthanh quá cao. Hạn chế của CD-ROMs là theo dõi độ hoàn thành của khóa học, vậynên hệ thống quản lý học tập nổi lên như cách làm cho quá trình theo dõi dễ dàng hơn.Ngành công nghiệp hàng không dùng hệ thống này rất nhiều để theo dõi mức độ tốttrong khóa học của một người, tiêu tốn bao nhiêu thời gian và nơi nào có người rời đi.AICC, Aviation Industry Computer-Based Training Committee, được hình thành năm1988 và các công ty như Boeing dùng CD-ROMs để đào tạo nhân lực. BlendedLearning hiện đại đã có trực tuyến, mặc dù CD-ROMs vẫn có thể được sử dụng nếu hệthống quản lý học tập đáp ứng được tiêu chuẩn của tổ chức. Vài ví dụ của các kênhthông qua Blended Learning trực tuyến bao gồm webcasting (đồng bộ và không đồngbộ) và online video (trực tiếp và ghi lại). Các giải pháp như học viện Khan đã sử dụngtrong lớp học để phục vụ như nền tảng cho Blended Learning.3.4 Các mô hình Blended LearningMặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn về định nghĩa của Blended Learning vàmột số nghiên cứu học thuật đã đề xuất rằng nó chỉ là thuật ngữ dư thừa, nhưng vẫn cónhiều mô hình Blended Learning khác biệt đã được đề ra bởi một số nhà nghiên cứu vàcố vấn giáo dục.Blended Learning có thể phân loại 1 cách tổng quát thành sáu mô hình tùy theo đặcthù học sinh của lớp học:➢ Face-To-Face Driver : nơi mà giảng viên cho lời hướng dẫn và các gia tố bằngcông cụ kỹ thuật số, thích hợp với các lớp học có đa dạng các phân khúc họcsinh về khả năng cũng như trình độ hiểu biết.➢ Sự luân phiên (Rotation) : Sinh viên xoay vòng thông qua thời khóa biểu củacác môn học trực tuyến độc lập và các lớp học trực diện với giảng viên. Môhình này thích hợp với các học sinh giỏi về mặt này nhưng yếu về mặt khác.➢ Flex : Hầu hết chương trình giảng dạy được phân phối bằng nền tảng kỹ thuậtsố và giảng viên có mặt để thảo luận và ủng hộ trực diện. Các giáo viên đóngvai trò là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp hướng dẫn. Mô hìnhnày phù hợp với người học gặp phải vấn đề gì đó hoặc người học vừa học vừalàm, thời gian lên lớp không nhiều.14Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh➢ Labs : Tất cả các chương trình giảng dạy được phân phối thông qua nền tảng kỹthuật số nhưng ở một địa điểm phù hợp. Sinh viên thường tham gia các lớp họctruyền thống trong mô hình này.➢ Self-blend : Mô hình cho phép sinh viên học các môn học ngoài chương trìnhtruyền thống. Sinh viên có thể chọn tăng lên cách học truyền thống của họ vớikhóa học online.➢ Online driver : Sinh viên hoàn thành toàn bộ khóa học thông qua một nền tảngonline với giảng viên check-ins. Tất cả các chương trình đào tạo và dạy học đềuđược phân phối thông qua nền tảng kỹ thuật số và gặp gỡ trực diện được thiếtlập và xuất hiện khi cần thiết.Blended Learning được nhiều trường phái định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, với bảnchất là một chương trình giáo dục chính thức thông qua việc chuyển phát nội dung vàhướng dẫn nhờ kỹ thuật số và truyền thông trực tuyến với một số yếu tố kiểm soát sinhviên thông qua thời gian, địa điểm, đường dẫn hoặc tốc độ qua Internet. BlendedLearning cũng được sử dụng trong phát triển các loại hình đào tạo chuyên nghiệphướng đến hiện đại bằng cách chuyển đổi tri thức thành kỹ năng, kiến thức hữu íchcho thực tiễn.Allen và Seaman (2013) đã chia thành 4 nhóm đào tạo:-Lớp học truyền thống-Lớp học có hỗ trợ của công nghệ Web (giảng viên đưa tài liệu lên Web)-Các lớp học hoàn toàn trực tuyến-Lớp học lai Blended kết hợp lớp học truyền thống và trực tuyến3.5 Ưu điểmBlended instruction được báo cáo rằng hiệu quả hơn các lớp học trực diện haytrực tuyến thuần túy. Các phương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thànhcông của sinh viên ở mức độ cao hơn hiệu quả hơn học trực diện.Bằng cách kết hợp giữa chỉ dẫn kỹ thuật số và thời gian có mặt một đối một, sinhviên có thể tự làm việc với khái niệm mới mà không có giảng viên để giảng dạy vàủng hộ cá nhân sinh viên có thể cần sự chú ý cá nhân. “Thay vì chơi để giảm thiểumẫu số chung – như trong lớp học truyền thống – giảng viên bây giờ có thể sắp xếp15Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhnhững chỉ dẫn của họ để giúp sinh viên đạt tối đa tiềm năng của mình.” Những ngườiủng hộ Blended Learning chứng tỏ rằng sáp nhập “công nghệ liên lạc Internet khôngđồng bộ” vào các khóa học cao hơn phục vụ cho “ dễ dàng trải nghiệm học tập độc lậpđồng thời và tương tác”. Sự kết hợp này là đóng góp lớn cho sự hài lòng của sinh viênvà thành công cho các khóa học. Việc sử dụng công nghệ thông tin liên lạc đã đượctìm thấy để cải thiện thái độ học tập của sinh viên. Bằng việc kết hợp công nghệ thôngtin vào các dự án lớp học, giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên bán thời gian đã đượccải thiện, và sinh viên có thể đánh giá tốt hơn sự hiểu biết của họ về các tài liệu mônhọc thông qua việc sử dụng các "module đánh giá định tính và định lượng dựa trênmáy tính."Blended Learning cũng có tiềm năng cắt giảm được chi phí giáo dục. BlendedLearning có thể giảm chi phí bằng cách đặt những lớp học lên thế giới trực tuyến và nócơ bản thay thế được cho các cuốn sách đắt đỏ với các thiệt bị điện tử mà sinh viên cóthể tự mang đến lớp. E-textbooks, thứ mà chúng ta có thể tiếp cận bằng kỹ thuật số cóthể giúp làm giảm chi phí cho những cuốn sách giấy thông thường. Những người ủnghộ Blended Learning trích dẫn cơ hội cho thu thập dữ liệu và sự tùy chỉnh hướng dẫnvà đánh giá như hai lợi ích lớn của cách tiếp cận này. Blended Learning thường baogồm phần mềm tự động thu thập dữ liệu và đo lường quá trình học thuật, cung cấp chogiảng viên, sinh viên và các bậc phụ huynh thông tin chi tiết của sinh viên. Thôngthường, các bài kiểm tra tự động được chấm, cung cấp phản hồi tức thời. Sinh viênđăng nhập và thời gian làm việc cũng được đo lường để đảm bảo trách nhiệm giảitrình. Các trường học với chương trình Blended Learning cũng có thể chọn để phân bổlại nguồn lực để thúc đẩy kết quả thành tích của sinh viên. Sinh viên với các biệt tàihoặc lợi ích bên ngoài của các chương trình có sẵn sử dụng công nghệ giáo dục nângcao kỹ năng của họ hoặc vượt lớp. Blended Learning cho phép giáo dục cá nhân, thaythế cho mô hình cứ giảng viên đứng trước lớp thì mọi người ở cùng một nhịp độ.“Blended Learning cho phép sinh viên làm việc với nhịp độ của mình , chắc chắn rằnghọ hoàn toàn thấu hiểu một khái niệm mới trước khi đi tiếp”. Một số trường trực tuyếnliên lạc với sinh viên và giảng viên thông qua công nghệ họp web từ một lớp học số.Những trường học này mượn nhiều công nghệ làm cho các khóa học online ở bậc đạihọc trở nên phổ biến. Một số ưu điểm của Blended Learning đặc biệt và ở bậc mẫu16Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhgiáo đến lớp 12 có thể tìm ra dưới khái niệm chung là công nghệ giáo dục. Đó cũng làmột trong số các cách hữu hiệu nhất cho việc giáo dục cá nhân về quy mô. BlendedLearning ủng hộ Common Core State Standards - chuẩn khích lệ cho phức hợp côngnghệ cho vào đa dạng môn học.Scardamalia và Bereiter (2003) đã đưa ra rất nhiều ưu điểm của BlendedLearning trong giáo dục như gia tăng tính sáng tạo, khả năng tự giác trong học tập vàtạo động lực thích thú trong giai đoạn đầu triển khai. Theo Dziuban, Hartman vàMoskal (2012) phương pháp này gia tăng cơ hội học tập cho mọi người trong điềukiện thiếu hụt về cơ sở vật chất, gia tăng tính tương tác nhiều hơn là hoạt động truyềnthống, tính tinh gọn trong công tác quản lý hành chính hoạt động đào tạo do áp dụngcông nghệ.Sự áp dụng của Blended Learning trên thế giới rất rộng rãi. Đơn cử nhưUniversity of Central Florida xây dựng một bộ công cụ (toolkit) để phục vụ cho quátrình Blended Learning (https://blended.online.ucf.edu/). Ở Việt Nam, đơn vị triểnkhai mạnh mẽ nhất e-learning là Topica (http://topica.edu.vn) ứng dụng để đào tạo từxa hoàn toàn, tuy nhiên họ không có mô hình lai như Blended Learning. Ngoài ra, mộtsố trường tiêu biểu đã triển khai trong khu vực phía Nam như Đại học Bách khoaTP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Nguyễn Tất Thành. Hầu hết, cáctrường đã triển khai thuộc khối kỹ thuật có điều kiện về công nghệ vững vàng.3.6 Hạn chếNhiều nhà nghiên cứu định nghĩa về Blended Learning như Matukhin, D. &Zhitkova, E. (2015); Garrison, D. R. và Kanuka, H. (2004) đã chỉ ra tầm quan trọngcủa nó trong đào tạo. Tuy nhiên, những hạn chế của Blended Learning cũng được đềcập như khả năng trực tuyến của các đối tượng tham gia, việc kiểm tra đánh giá, cáckhóa học có kết hợp trực tuyến không có sự khác biệt đáng kể so với phương phápthông thường. Những vấn đề mới được đặt ra trong các nghiên cứu về phương phápnày như: Có nên khuyến khích toàn bộ sinh viên tham gia khóa học có kết hợp trựctuyến? Có phương pháp nào tốt hơn thay thế hay chống lại Blended Learning haykhông? Nếu có vấn đề với mắt thì có thể tham gia hay không? E-learning tác động đếnkết quả học tập như thế nào? (Lumadi, 2013), hoặc có sự khác biệt nào trong việc áp17Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhdụng phương pháp Blended Learning cho những môn học khác nhau trong các ngànhkinh tế?Blended Learning phụ thuộc mạnh vào nguồn kỹ thuật hoặc công cụ nơi mànhững kinh nghiệm của Blended Learning được thể hiện. Nhưng công cụ này cần đượctin cậy, dễ sử dụng và nâng cấp, để có tác động ý nghĩa lên kinh nghiệm học tập. Biếtđọc viết về tin học có thể phục vụ như một rào cản quan trọng cho sự nỗ lực của sinhviên để truy cập vào tài liệu môn học, làm cho khả năng hỗ trợ kỹ thuật chất lượng caotối quan trọng. Khía cạnh khác của Blended Learning đó là nó có thể thách thức làmviệc nhóm vởi vì sự khó khăn về quản lý trong môi trường trực tuyến. Theo báo cáoviệc sử dụng công nghệ ghi âm bài giảng có thể dẫn đến sinh viên tụt lại phía sau vềtài liệu môn học. Trong một bài nghiên cứu qua bốn trường đại học tìm ra rằng chỉ cómột nửa sinh viên xem video hướng dẫn một cách thường xuyên, và 40% sinh viênxem video của vài tuần trong 1 lần ngồi trước máy.Từ quan điểm gần đây của các nhà giáo dục, khi so sánh với truyền thống (dựatrên giấy) cung cấp phản hồi hiệu quả nhưng mất thời gian hơn (đồng thời tốn kémhơn) thay vì dùng truyền thông điện tử. Sử dụng nền tảng E-learning có thể tốn nhiềuthời gian hơn phương pháp truyền thống và có thể gặp các chi phí mới như nền tảng Elearning và nhà cung cấp dịch cụ sẽ tính phí người dùng.3.7 Tính cộng đồngMột hệ thống quản lý học tập giúp phát triển một cảm nhận tốt hơn về cộng đồngtrực tuyến nơi mà các cuộc thảo luận có thể giúp đỡ sinh viên. Môi trường học tập ảonày giúp kết nối các giáo sư tới sinh viên mà không cần phải có mặt, điều đó làm nên“Virtual Café”. Một số trường dùng công cụ online này cho các lớp học, khóa học,diễn đàn hỏi đáp và các công việc liên quan khác của trường. Blended Learning manglại kết quả tích cực từ cộng đông mạng. Những kết quả này được so sánh và cho thấykết quả tương tự với nghiên cứu của Alcoholics Anonymous và Weight Watchers.3.8 Digital nativesSinh viên được sinh ra trong hai mươi năm qua ở các nước đầu tiên trên thế giớiđược xem là digital natives. Bởi vì sự tích hợp công nghệ vào cuộc sống, digitalnatives được cho là những người dùng thông thạo về công nghệ. Việc sử dụng công18Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhnghệ di động bao gồm máy tính bảng, điện thoại di động cho phép digital natives truycập thông tin nhanh chóng, đó là điều tiện lợi cho Blended Learning trở thành mộtphần quá trình học tập của digital natives. Khác biệt chính giữa digital natives vànhững người sinh ra trước thời đại này đó là họ là những người dùng chủ động củacông nghệ thông tin, họ tạo ra và chia sẻ công việc của mình, trái ngược với người tiêudùng thụ động trong công việc của digital non-natives.3.9 Công nghệ kỹ thuật thế kỷ 21Thuật ngữ "Literacies 21" được hiểu là những công nghệ kỹ thuật đã được đặt ra bởiHội đồng Quốc gia Giáo viên tiếng Anh để mô tả bản chất xã hội học tập được hỗ trợbởi khả năng cộng tác sử dụng các công nghệ kỹ thuật số trong học tập. Công cụ hỗ trợhọc tập và Blended Learning bao gồm Facebook, Twitter và Wikis. Những literaciesnăng động bởi vì khả năng liên kết với nhau. Theo NCTE, Active, người tham dựthành công trong xã hội toàn cầu thế kỷ 21 này cần phải:▪Thành thạo và lưu loát với các công cụ công nghệ.▪Xây dựng các kết nối và mối quan hệ xuyên quốc gia để hợp tác giải quyết cácvấn đề và tăng cường suy nghĩ độc lập.▪Thiết kế và chia sẻ thông tin cho cộng đồng toàn cầu để đáp ứng đa dạng mụcđích, quản lý, phân tích và tổng hợp nhiều nguồn thông tin cùng lúc.▪Tạo ra, phê bình, phân tích và đánh giá đa văn bản.▪Tham gia vào những trách nhiệm đạo đức xã hội theo yêu cầu của các môitrường phức hợp này.Qua những nghiên cứu và khảo sát trên đây, có thể thấy việc đầu tư nghiên cứu giảipháp Blended Learning là cần thiết và còn nhiều ưu điểm có thể triển khai và có thểkhắc phục nhược điểm cũng như gia tăng tiện ích khi triển khai đào tạo tại Việt Nam.19Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại họcTình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh20Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43