Người có hành vi chiếm đất sẽ bị xử lý như thế nào

Hiện nay, xảy ra một số trường hợp lấn, chiếm đất đai thuộc quyền sử dụng có người khác. Vậy hành vi nào được coi là hành vi lấn, chiếm đất đai theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp có căn cứ chứng minh người sử dụng đất liền kề có hành vi lấn, chiếm đất đai thì người có quyền sử dụng đất có đất bị lấn, chiếm phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về hành vi lấn, chiếm đất đai

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ – CP về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi lấn chiếm đất được định nghĩa cụ thể như sau:

- Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

- Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, những người sử dụng đất có những hành vi như trên thì được coi là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý vi phạt hành chính theo quy định, mức xử phạt hành chính sẽ tùy thuộc vào loại đất và mức độ lấn chiếm trong từng trường hợp cụ thể.

Cụ thể, mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn đất, chiếm đất được quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ – CP như sau:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b] Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp đất đai

Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh người sử dụng đất liền kề có hành vi lấn đất, chiếm đất thuộc quyền sử dụng của bạn thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, luật hiện nay quy định các tranh chấp đất đai cần phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi yêu cầu cơ quan khác giải quyết tranh chấp. Trường hợp nếu các bên trong tranh chấp mà hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

- Đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ thì các bên nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Tòa án.

- Đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có loại giấy tờ theo quy định thì các bên có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Hoặc khởi kiên tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, hiệu quả và chính xác nhất, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo Số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư tư vấn quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kếThủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc

Lấn chiếm đất là một hiện tượng không còn xa lạ và ngày càng gây nhức nhối trong xã hội. Hành vi lấn chiếm đất không những vi phạm pháp luật về quản lý hành chính mà còn có thể gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Nhằm nâng cao ý thức, trình độ dân trí, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An rất mong muốn với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp sẽ làm hài lòng đối với câu hỏi sau đây:

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư. Tôi tên là Bùi Trí Bình, 44 tuổi, hiện đang cư trú tại Tuyên Quang. Gia đình tôi có 1800 m2 đất khai hoang từ năm 1983. Năm 1992 gia đình tôi chuyển nhượng 800m2 cho hộ gia đình bên cạnh. Trên thửa đất còn lại chúng tôi đã xây nhà cấp 4 diện tích 700 m2, phần còn lại dùng làm đường đi và trồng cây xung quanh.

Nay trước thửa đất này chính quyền địa phương quy hoạch Hồ sinh thái. Tuần vừa qua UBND xã ra thông báo gia đình tôi lấn, chiếm đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép và sẽ bị xử phạt hành chính, buộc khôi phục tình trạng ban đầu. Tôi có một thắc mắc là: Lấn, chiếm đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung được pháp luật thế nào?

Luật Thái An trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi. Chúng tôi xin tư vấn về xử phạt hành chính về đất đai như sau.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hình thức xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất, xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai là các văn bản pháp luật sau đây:

Tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP khái niệm “lấn chiếm đất” được giải thích như sau:

  1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
  2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:a] Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;b] Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

    c] Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng [trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp];

    d] Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là 02 năm.

Theo Điều 65 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, khi đã hết thời hiệu xử phạt, cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn có thể ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Hành vi lấn chiếm đất là trái pháp luật – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tại Điều 4 . Thời 91/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau.

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
  2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a] Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;b] Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;c] Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

===>>> Xem thêm: Xử phạt hành chính khi cản trở việc sử dụng đất của người khác.

Tại Điều 5, 91/2019/NĐ-CP hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đầy đủ.

Cụ thể như sau:

  1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm: a] Cảnh cáo;

    b] Phạt tiền.

  2. Hình thức xử phạt bổ sung: a] Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    b] Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

  3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm: a] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này; b] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này; c] Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; d] Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

    đ] Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
    e] Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

    g] Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; h] Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định; i] Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định; k] Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; l] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm; m] Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; n] Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này. o] Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này; p] Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; q] Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

    r] Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.

  4. Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:

    a] Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm [nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền] theo quy định.

    Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;

    b] Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất. Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất.

    Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.

Đối với trường hợp của bạn, chưa đủ căn cứ xác định hành vi lấn chiếm đất. Bởi gia đình bạn đã “khai hoang” thửa đất này. Ngoài ra, vi phạm này [nếu có] đã được thực hiện cách đây hơn 30 năm, nên đã hết thời hiệu xử phạt hành chính. Việc UBND xã ra thông báo xử phạt trong trường hợp này là trái quy định pháp luật.

===>>> Xem thêm: Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp bị xử phạt như nào?

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở. Bạn hãy xem bài viết Dịch vụ tư vấn đất đai của Luật Thái An.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của chúng tôi.

Lưu ý:

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật liên quan đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ . Bạn cũng có thể để lại tin nhắn, yêu cầu trên website của Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên:• Có hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp - Bộ Tư PhápThẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017• Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai

* Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Video liên quan

Chủ Đề